Máy bay Mỹ hạ cánh khẩn vì khí lạ gây nôn ói
Một chuyến bay của US Airways đã phải hạ cánh khẩn xuống Rome, Ý hôm 7/12, sau khi 2 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn bị ốm, nôn ói sau khi trong khoang xuất hiện khí lạ.
(Ảnh minh họa)
Sự việc xảy ra trên chuyến bay có hành trình từ Tel Aviv tại Israel tới Philadelphia, Mỹ. Không lâu sau khi cất cánh, máy bay đã phải chuyển hướng và đáp tại sân bay Fiumicino, thủ đô nước Ý.
Truyền thông địa phương cho biết các nhân viên y tế đã được yêu cầu hỗ trợ 13 người bị các triệu chứng đỏ mắt và nôn ói.
“Trong khi đang bay, một mùi bất thường được phát hiện bởi một số tiếp viên hàng không và họ bắt đầu cảm thấy khó chịu”, hãng hàng không cho biết. “Chiếc Airbus A330 với 129 hành khách, đã hạ cánh an toàn sau đó và toàn bộ hành khách được đưa lên các chuyến bay khác”.
Video đang HOT
US Airways cho biết những hành khách và thành viên phi hành đoàn bị ảnh hưởng đã được kiểm tra tại sân bay, trước khi chuyển tới bệnh viện G B Grassi Lido di Ostia, gần Rome. Những người này sau đó được cho xuất viện.
“Chiếc máy bay đang được đánh giá bởi đội bảo trì của chúng tôi để xác định nguyên nhân gây ra mùi lạ trên”, hãng hàng không cho biết. Trục trặc đối với hệ thống thông gió của A330 có thể là nguyên nhân, thông báo nhận định.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Nhật sẽ tung tiền thúc đẩy xuất khẩu vũ khí?
Nhật Bản đang cân nhắc thành lập một cơ quan hỗ trợ xuất khẩu vũ khí do chính phủ hậu thuẫn, trong một động thái sẽ giúp Tokyo củng cố các mối quan hệ an ninh trong khu vực trong bối cảnh sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày một tăng.
Nhật Bản đang muốn tăng cường xuất khẩu vũ khí
Trong bước đi đầu tiên, chính phủ Nhật có kế hoạch thành lập một cơ quan tư vấn để xem xét những đề xuất cụ thể, trong việc hình thành một cách thức để tài trợ cho hoạt động bán vũ khí của các doanh nghiệp Nhật, và cấp vốn cho hoạt động hợp tác quốc phòng ở nước ngoài, 4 người được tiếp cận những thông tin trên tiết lộ với báo giới.
Một khả năng được tính tới đó là cho ra đời một cơ quan được chính phủ hậu thuẫn, để cũng cấp những khoản cho vay ưu đãi cho các dự án quân sự, theo mô hình tự tài trợ của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), các nguồn tin cho biết.
Những người này đề nghị không nêu tên do tính nhạy cảm của vấn đề này, vốn được nhận định có thể khiến Trung Quốc không hài lòng.
Hiện Bộ quốc phòng Nhật chưa có bình luận gì về thông tin này. "Chúng tôi đã cân nhắc một số lựa chọn liên quan tới thiết bị quân sự, nhưng cho đến nay chưa có quyết định nào được đưa ra", một người phát ngôn cho biết.
Ban tư vấn có thể nhóm họp sau cuộc bầu cử hạ viện vào ngày 14/12 tới, vốn được thủ tướng Abe kêu gọi tiến hành sau khi giải tán quốc hội hồi tuần trước. Đảng Dân chủ tự do của ông cùng các đồng minh dự kiến sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này.
Ban tư vấn sẽ bao gồm khoảng 10 thành viên, trong đó có một chuyên gia pháp lý và một chuyên gia ngân hàng, cùng các nhà học giả và lãnh đạo ngành công nghiệp quốc phòng.
"Ban này sẽ nghiên cứu mọi vấn đề, từ tài chính tới tìm kiếm các thương vụ, tiến trình đàm phán và bảo trì, hỗ trợ", một nguồn tin cho biết.
Hiện tại JBIC tự phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án năng lượng. Chịu sự giám sát của Bộ tài chính, ngân hàng này cũng giúp các công ty công nghiệp Nhật mở rộng hoạt động ra nước ngoài bằng cách cung cấp các khoản tín dụng để khách hàng nước ngoài mua máy móc của Nhật.
Trong khi đó JICA là cơ quan chính của Bộ ngoại giao Nhật để cung cấp khoản hỗ trợ phát triển lên tới 17 tỷ USD mỗi năm của nước này. Cơ quan này giúp xây dựng trường học, bệnh viện và tài trợ các dự án nông nghiệp, y tế thường có sự tham gia của các chuyên gia, kỹ sư và y tá Nhật.
Một loạt thương vụ tiềm năng đã được thảo luận trong những tháng vừa qua, trong đó bao gồm cả việc bán tàu ngầm tối tấn cho Úc, máy bay tuần tra biển US-2 cho Ấn Độ và cùng nước ngoài phát triển tại Nhật một mẫu máy bay trực thăng vận chuyển binh sỹ.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo dantri
Hoang đường về vũ khí hủy diệt của Nga Căn bệnh hoang tưởng của truyền thông phương Tây lại đang tái phát khi họ đổ riệt đối tượng 2014-28E không rõ nguồn gốc trong không gian là vũ khí hủy diệt vệ tinh của Nga, mặc dù họ chả có chút bằng chứng đích thực nào cả. Mô phỏng cách tiêu diệt vệ tinh của Đối tượng 2014-28E trên báo Washington Post...