“Máy bay Mỹ đã giết hại 775 thường dân Pakistan”
“Cơ quan báo chí điều tra” có trụ sở ở London vừa ra một báo cáo cho biết các máy bay không người lái của Mỹ đã giết hại 775 thường dân Pakistan, trong đó có 173 trẻ em, trong 300 vụ không kích tại các khu vực bộ lạc của Pakistan kể từ khi các cuộc không kích này bắt đầu tháng 6/2004.
Một chiếc F-15 bay trên khu vực biên giới Pakistan – Afghanistan (Nguồn: Reuters)
Báo cáo ra ngày 15/10 trên cũng cho biết đã có khoảng từ 1.141-1.225 người bị thương trong các cuộc không kích này, chủ yếu tại các khu vực bộ lạc ở Waziristan, giáp với Afghanistan.
Nhật báo “Dawn” dẫn nhiều số liệu thương vong trong báo cáo và cho biết ít nhất đã có 2.318 người, và tối đa là 2.912 người, đa phần bị xem là phiến quân, đã bị giết trong các cuộc tấn công đó. Trong số 300 vụ không kích của máy bay không người lái kể từ ngày 17/6/2004, có 248 vụ diễn ra trong ba năm đầu cầm quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama, tính trung bình ở mức gần 4 ngày/vụ.
Trả lời phỏng vấn của “Dawn”, người đứng đầu cơ quan điều tra cuộc chiến tranh bí mật của Mỹ này, ông Chris Woods cho biết các số liệu trên được tổng hợp từ các nguồn tin báo chí có uy tín, bao gồm các cơ quan báo chí quốc tế và phương tiện truyền thông đáng tin cậy của Pakixtan. Theo ông Woods, bản thân CIA mới đây cũng thừa nhận đã sát hại 2.050 người. Và bất chấp những bằng chứng chắc chắn về cái chết của thường dân trong các vụ không kích do CIA tiến hành, Mỹ vẫn tuyên bố kể từ tháng 5/2010, họ không giết hại một thường dân nào ở Pakistan .
Ông Woods cho biết chỉ riêng trong năm nay, CIA đã tiến hành 66 vụ không kích tại Pakistan và gần đây đã nối lại hoạt động của máy bay không người lái ở Yemen./.
Theo TTXVN
Thường dân Libya sản xuất vũ khí chống Gaddafi
Ông Aref Abu Zeid, từng là kỹ sư chế tạo thiết bị hạng nặng tại Công ty thép Libya, hiện đang điều hành một nhóm 80 người ở thành phố Misrata sản xuất tên lửa và vũ khí để chống lại lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Một thợ cơ khí Libya hàn chiếc khiên tại một trường đại học công nghiệp. Ảnh chụp hôm 16.6.
Họ làm việc tới 12 giờ/ngày tại thành trì của quân nổi dậy ở phía tây Libya. "Không ai trong chúng tôi có kiến thức về quân sự. Tuy nhiên, nhu cầu bảo vệ nhà cửa, cuộc sống và thành phố của mình đã buộc chúng tôi phải làm công việc này", ông Abu Zeid nói.
Vào thời gian đầu cuộc chiến ở Misrata, thợ cơ khí thường sửa chữa vũ khí tại nhà và gara ôtô. Nhưng khi cuộc chiến bước vào giai đoạn ác liệt, các kỹ sư nhận thấy rằng họ cần phải thực hiện những hoạt động quy mô hơn và tham gia lực lượng có tổ chức hơn.
Misrata, thành phố lớn thứ ba của Libya, cũng là nơi tọa lạc của các công ty thép lớn nhất nước nên ở đây kim loại rất dồi dào. Do đó, 8 trường học ở thành phố này biến thành công xưởng sản xuất vũ khí.
Hiện, đội sản xuất vũ khí này nhận yêu cầu về các loại máy móc đặc biệt, vũ khí từ tiền tuyến. "Chúng tôi không có thời gian để tìm hiểu nên buộc phải sáng tạo", Ali Ibrahim, một cựu tài xế xe tải và nay trở thành người sản xuất tên lửa, cho hay.
Ông Ibrahim cho biết, lúc đầu những người chế tạo vũ khí cho quân nổi dậy chỉ làm việc theo trực giác. Giờ đây, họ mày mò sao chép ý tưởng từ các loại vũ khí của Liên Xô và Đông Âu cũ chiếm được từ lực lượng Gaddafi.
Theo Lao Động
Dân thường thiệt mạng, Tổng thống Afghanistan cảnh báo NATO Tổng thống Afghanistan vừa đưa ra "cảnh báo cuối cùng" với các lực lượng Mỹ và NATO về thiệt hại nhân mạng của thường dân, sau khi một cuộc không kích của NATO ở miền nam nước này làm 14 phụ nữ và trẻ em thiệt mạng. Tổng thống Hamid Karzai đã lên án hành động gây ra cái chết của 14 người....