Máy bay Mỹ bất ngờ quay đầu trên đường tới Trung Quốc, Bắc Kinh lên tiếng
Bắc Kinh lên tiếng phản đối một hãng hàng không thương mại của Mỹ, sau khi một chuyến bay của hãng bất ngờ quay đầu trên không khi đi được giữa đường trên hành trình tới Trung Quốc.
Một sân bay Mỹ đông đúc dịp Giáng sinh năm nay (Ảnh minh họa: Reuters).
Trong thông báo đăng tải trên mạng xã hội WeChat ngày 26/12, lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco (Mỹ) cho biết, họ đã có động thái phản đối với một hãng hàng không Mỹ sau khi một máy bay đang trên đường tới Trung Quốc khi bất ngờ quay đầu trở lại nơi xuất phát.
“Một số chuyến bay tới Trung Quốc đã bị hoãn hoặc hủy gần đây, với một chuyến quay trở lại Mỹ sau khi bay được giữa đường. Lãnh sự quán đã gửi thông điệp phản đối tới hãng hàng không có liên quan”, thông báo viết.
Cơ quan ngoại giao Trung Quốc cũng nhắc nhở những người tới nước này theo dõi lịch trình để nắm được sự thay đổi, và đảm bảo hoàn thành các xét nghiệm để lên máy bay.
Lãnh sự quán Trung Quốc không nêu rõ tên hãng hàng không, nhưng một sinh viên 23 tuổi người Trung Quốc, tên là Runtu, cho biết cô đã lên chuyến bay DL287 của hãng hàng không Delta dự kiến tới Thượng Hải, Trung Quốc vào hôm 22/12. Tuy nhiên, sau 6 giờ di chuyển, máy bay bất ngờ quay ngược trở lại thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ.
Video đang HOT
Runtu nói rằng, phi công của chuyến bay giải thích, máy bay phải quay đầu vì “chính sách nhập cảnh của Trung Quốc tạm thời thay đổi và mã y tế của tất cả người trên chuyến bay không thể được xác thực”.
Runtu nói thêm rằng, chuyến bay trước đó đã bị hoãn một ngày hôm 21/12. Delta chưa đưa ra bình luận về việc này.
Trung Quốc hiện vẫn đang theo đuổi chính sách “Không Covid-19″ và triển khai các quy tắc kiểm dịch và kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn để chống lại biến chủng Omicron.
Tuy nhiên, một nhân viên ở sân bay Phố Đông, Thượng Hải cho biết, các yêu cầu với chuyến bay quốc tế không thay đổi trong những ngày qua, và việc hủy chuyến bay của hãng hàng không Delta không liên quan đến điều này. “Các chuyến bay khác vẫn tới Trung Quốc bình thường, kể cả chuyến từ Mỹ”, nhân viên trên cho biết.
Runtu nói rằng, cô đã ở khách sạn do hãng Delta sắp xếp và được thông báo rằng cô sẽ có thể không lên được một chuyến bay khác để về Trung Quốc cho tới ngày 9/1/2022.
Runtu và một số sinh viên Trung Quốc bị mắc kẹt khác cho biết họ lo ngại việc quay trở lại Mỹ có thể ảnh hưởng tới thị thực của họ.
Ngoài ra, họ cũng lo ngại về việc cần phải làm thêm xét nghiệm nữa để lên được chuyến bay khác và liệu mã y tế của họ để nhập cảnh vào Trung Quốc liệu có còn hiệu lực hay không.
Đại sứ Trung Quốc kêu gọi Mỹ "cạnh tranh lành mạnh"
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cho rằng cuộc cạnh tranh giữa hai nước không phải là "một trận đấu quyền anh" mà nên là "một cuộc đua" để hai bên cùng có lợi.
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương (Ảnh: Xinhua).
Trong cuộc phỏng vấn chung với phóng viên của các hãng truyền thông lớn của Mỹ hôm 25/12, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương cho rằng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc không nên được xem như "một trận đấu quyền anh", trong đó một bên đánh bại bên còn lại.
Thay vì cạnh tranh với nhau trong trò chơi "tổng số bằng không" (bên được - bên mất), nhà ngoại giao Trung Quốc cho rằng Washington và Bắc Kinh nên bước vào một "cuộc đua", trong đó cả hai bên có thể thúc đẩy lẫn nhau và thể hiện tốt nhất khả năng của mình.
Đại sứ Tần Cương cho rằng, cả hai nước đều có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác trong cạnh tranh để có thể làm cho mình trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng cũng cho phép bên còn lại phát triển. Ông cho rằng sự cạnh tranh cần được kiểm soát một cách công bằng và lành mạnh.
"Tổng thống Joe Biden cho biết ông hy vọng có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc. Ông Biden không muốn làm xáo trộn mối quan hệ này. Nhưng Mỹ lại đang xác định xu hướng chủ đạo của quan hệ Mỹ - Trung là cạnh tranh. Chúng tôi không đồng ý với điều đó", ông Tần Cương nói. Theo ông, xu hướng như vậy bỏ qua thực tế rằng, hợp tác đã trở thành xu hướng chủ đạo trong quan hệ của hai nước trong 40 năm qua.
"Nếu tiếp tục cạnh tranh với nhau, nó sẽ làm tăng nguy cơ đối đầu và xung đột. Nó giống như một bệnh nhân cao huyết áp. Nếu bệnh nhân cao huyết áp đi khám, việc đầu tiên của bác sĩ là hạ huyết áp xuống. Đừng đợi đến khi bệnh nhân lên cơn đau tim hoặc đột quỵ", Đại sứ Trung Quốc nói.
Đề cập đến việc cạnh tranh công bằng và lành mạnh, ông Tần Cương cho rằng "công bằng có nghĩa là cả hai bên cần tuân thủ các chuẩn mực điều chỉnh quan hệ quốc tế".
"Chúng ta có các quy tắc được quốc tế công nhận, như các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới", ông nói thêm.
Tuy nhiên, "sự cạnh tranh hiện tại là không công bằng. Phía Mỹ đang dùng sự cạnh tranh để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc", Đại sứ Tần Cương nói, trích dẫn việc các công ty Trung Quốc bị kìm hãm.
Đại sứ Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang cố gắng vận động các đồng minh gạt Trung Quốc ra khỏi hệ thống quốc tế. Ông nói rằng Trung Quốc đang bị gạt ra ngoài trên quy mô toàn cầu, không chỉ ở Mỹ, về dây chuyền công nghiệp, dây chuyền cung ứng và dây chuyền công nghệ cao.
"Đây là một sự cạnh tranh không lành mạnh và phải dừng lại", ông Tần Cương nhấn mạnh.
Trước đó, Đại sứ Tần Cương ngày 20/12 cho biết Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc chỉ đứng sau Mexico và Canada khi xét về thương mại với Mỹ. Ông dự đoán kim ngạch thương mại song phương Mỹ - Trung sẽ vượt mức 700 tỷ USD trong năm nay.
Theo ông Tần Cương, việc Washington sử dụng khái niệm cạnh tranh để xác định mối quan hệ giữa hai nước là sai lầm. Ông cho rằng Mỹ không nên dùng cạnh tranh như một cái cớ để kiềm chế Trung Quốc, bằng cách đưa các công ty Trung Quốc vào danh sách đen và cố gắng loại bỏ Bắc Kinh ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Canada kêu gọi phương Tây lập "mặt trận thống nhất" đối phó Trung Quốc Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng các nước phương Tây nên lập mặt trận thống nhất để đối phó Trung Quốc và tránh sự chia rẽ. Thủ tướng Canada Justin Trudeau (Ảnh: Reuters). Trong cuộc phỏng vấn phát sóng ngày 25/12, Thủ tướng Trudeau cho biết Trung Quốc đã đẩy các nước phương Tây vào tình thế chống lại nhau khi họ...