Máy bay MH17 bị bắn rơi: Có phải Nga là thủ phạm?
Nga là thủ phạm bắn rơi chiếc máy bay MH17, hay quân ly khai miền Đông Ukraine? Dù có tìm ra thủ phạm thì ý đồ chính trị đằng sau nó không bao giờ là cách giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay.
Cho đến nay, mọi cáo buộc trách nhiệm cho vụ máy bay MH17 gặp nạn ở Ukraine đều đổ dồn về phía Nga. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ là những lời đổ lỗi chưa có đầy đủ căn cứ, đặc biệt chúng đều đến từ Kiev và phương Tây.
Hiện trường chiếc máy bay hiệu MH17 rơi ở Donetsk, miền đông Ukraine. Ảnh minh họa
Các lý lẽ mà Kiev cùng báo chí phương Tây đưa ra đều không có tính thuyết phục. Họ trưng ra các video quay lại hoạt động của một vụ bắn máy bay từ cách đây một tháng, hay hình ảnh về chiếc xe được cho là chở tên lửa BUK đi từ Nga vào đất Ukraine để đổ lỗi cho Moscow. Chiếc xe không biển số, không có gì khẳng định nó thuộc sở hữu của Nga. Hình ảnh mờ nhạt không nói được gì về tên lửa BUK và cũng không thể chắc chắn rằng nó đang trên đường từ Ukraine trở về biên giới Nga.
Với khả năng quân sự hiện nay, Ukraine hoàn toàn có thể nắm được các thông tin của quân đội Nga gần biên giới của mình, bao gồm quân số, lực lượng, vị trí, thậm chí là số vũ khí – khí tài mà Moscow đưa đến biên giới chung của hai nước. Vì thế, khi một chiếc xe quân đội của Nga xâm nhập sâu vào biên giới Ukraine mà phía Kiev không hề có phản ứng là điều rất không hợp với lý lẽ thông thường. Chưa kể hiện nay chính quyền của Tổng thống Petro Poroshenko đang tích cực chiến đấu với Nga trên mặt trận truyền thông.
Nga cũng không nhất thiết bắn hạ một chiếc máy bay dân sự trên vùng trời Ukraine để gây sự. Bởi xét cho cùng, Nga không bao giờ có lợi trong những hành động thiếu suy nghĩ như vậy. Mọi tính toán chính trị có thể chưa được tiết lộ hay không bao giờ tiết lộ, nhưng với vị thế bị cả quốc tế lên án hiện nay, việc Nga khiêu khích thế giới bằng một hành động vô nhân đạo là không hề khôn ngoan. Chính quyền Kremlin sẽ hiểu điều này hơn bao giờ hết.
Có những suy đoán cho rằng, chiếc máy bay MH17 đã trở thành “vật hy sinh” cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Bởi chỉ 1 giờ trước khi chiếc máy bay của Malaysia Airlines gặp nạn, chuyến bay chở nguyên thủ Nga đã bay đúng đường bay này.
Video đang HOT
Khi đề cập đến vai trò của quân ly khai trong thảm hoạ MH17, dư luận quốc tế cũng cho rằng việc bắn một chiếc máy bay ở vùng xảy ra chiến sự là điều khó tránh khỏi. Quân ly khai miền đông Ukraine có đủ cớ để bắn bất cứ chiếc máy bay nào bay qua vùng trời thuộc khu vực họ kiểm soát. Nếu cho rằng quân ly khai cố ý muốn tạo ra sự kiện để kéo Nga vào cuộc nội chiến ở Ukraine, việc bắn vào một chiếc máy bay dân sự của các quốc gia không liên quan đến khủng hoảng hoàn toàn không hợp lý.
Trên lý thuyết, điều quân ly khai mong muốn hiện nay là muốn kéo Nga vào cuộc, từ đó gửi lời cảnh báo tới Kiev, một lời cảnh báo khá cay đắng, rằng đừng bao giờ kéo họ vào đường cùng.
Sự thờ ơ của Nga, cũng như phản ứng e dè của Tổng thống Vladimir Putin đã khiến quân ly khai bất mãn. Có thể, cộng với sự lầm tưởng MH17 là chuyến bay chở Tổng thống Nga đã gây ra vụ bắn nhầm tai hại ngày 17/7 vừa qua. Trên phương diện nào đó, chiếc máy bay chở ông Putin hoặc một chiếc máy bay chở chính khách Nga bị bắn rơi trên không phận Ukraine sẽ khiến Moscow nổi giận và có hành động can thiệp vào tình hình quân sự hiện nay ở miền đông.
Tuy vậy, xét trên phương diện khác, bản thân quân ly khai chủ yếu là những công dân gốc Nga, nói tiếng Nga. Rất khó để họ có khả năng tự bắn vào máy bay của Nga, hiện đang được coi là hậu phương của quân ly khai, là nơi đang có rất nhiều người thân và gia đình của những chiến binh sinh sống.
Xét tận cùng, sau khi sự việc xảy ra, chính quyền Kiev là đáng nghi hơn cả. Kiev là phía có lợi nhất khi thảm họa xảy ra. Từ phản ứng của Nhà Trắng ở Mỹ cho tới Hạ viện ở Đức sau khi máy bay MH17 gặp nạn, người ta có thể đặt câu hỏi rằng, liệu có phải Kiev đang cố tìm cách đưa quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ) có cái cớ để tham chiến tại Ukraine hay không.
Đến nay, quân chính phủ Ukraine đang gặp rất nhiều thiệt hại trong cuộc nội chiến với quân ly khai ở miền đông. Việc đưa quân của LHQ có thể là biện pháp hữu hiệu để giảm bớt sức chiến đấu của quân ly khai, nhanh chóng giải giáp lực lượng này theo cách có lợi nhất cho chính phủ Kiev. Với lý do một chiếc máy bay dân sự của một quốc gia hoàn toàn không có liên quan đến cuộc chiến ở Đông Âu bị bắn với, với hàng trăm sinh mạng vô tội phải chết sẽ là động lực thúc đẩy công luận quốc tế tiến tới một giải pháp dứt điểm khủng hoảng Ukraine và tìm kiếm hòa bình.
Có một số biểu hiện khá bất thường tại hiện trường vụ máy bay MH17 của Malaysia Airlines gặp nạn: những xác chết không vết máu, những cuốn hộ chiếu mới toanh lấy ra từ đống tro tàn của chiếc máy bay. Thêm vào đó là đường bay bất thường của MH17 đi vào vùng chiến sự ở Ukraine. Khó có thể có lập luận nào lý giải được đường bay này, cũng như những nghi vấn xung quanh nó tạo ra câu hỏi lớn rằng, liệu đã có một sự cố tình sắp đặt nào đó đã đẩy MH17 vào địa ngục.
Quân đội Kiev mặc dù vượt trội so với quân ly khai về mọi mặt nhưng vẫn nhận thiệt hại nặng nề về khí tài lẫn nhân sự. Và vì thế, Kiev hiểu rằng, nếu để Nga tham chiến, họ sẽ không có cơ hội thắng nổi trong điều kiện kiệt quệ như hiện nay. Thậm chí, nếu không có sự kiện MH17 gặp nạn trên đất Ukraine, Mỹ và NATO không có cớ để đưa quân đến miền đông, cục diện sẽ không bao giờ có thể thay đổi và lợi thế vẫn luôn thuộc về quân ly khai thân Nga cũng như Moscow.
Ai bắn rơi MH17 cho đến nay vẫn chưa rõ, nhưng chắc chắn, cái chết của gần 300 sinh mạng vô tội sẽ không bao giờ là giải pháp giúp Ukraine chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu này. Sự can thiệp của Nga, Mỹ hay bất cứ bên thứ 3 nào khác cũng chỉ khiến bạo lực ngày càng leo thang. Bởi Ukraine bản chất vốn đã bị chia rẽ trong quá khứ và trong tương lai cũng sẽ khó lòng trở thành một quốc gia thống nhất.
Theo Vietbao
Malaysia Airlines và những thách thức mới đang chờ đợi
Việc một hãng hàng không có tới hai thảm kịch hàng không trong một thời gian ngắn đang đặt ra những thách thức mới với Malaysia Airlines.
Việc chiếc Boeing 777 thứ 2 gặp nạn chỉ trong vòng có 131 ngày đang khiến hãng hàng không Malaysia Airlines một lần nữa phải lao đao trong hoàn cảnh hãng này vẫn đang cố gắng lấy lại lòng tin của hành khách và khắc phục tình hình tài chính đang rất khó khăn sau sự mất tích bí ẩn của chiếc máy bay MH370.
Máy bay Malaysia (ảnh: CNN)
Theo hãng tin Interfax, chiếc MH17 bay từ Amsterdam đến Kuala Lampur có khả năng bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine, gần biên giới với Nga. Trước đó, Malaysia Airlines đã xác nhận việc mất liên lạc với chiếc máy bay này trên không phận của Ukraine.
Thảm họa hàng không lần này đã khiến các chuyến bay của hãng hàng không của Malaysia có nguy cơ xảy ra tai nạn chết người lớn hơn bất kỳ hãng nào trong năm nay. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ted Gavin, Giám đốc điều hành của Gavin/Solmonese đây cũng là một dịp để hãng lấy lại được hình ảnh, cho thấy họ hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề xung quanh vụ tai nạn.
Vài tuần sau vụ mất tích của chiếc MH370, một số gia đình các nạn nhân đã chỉ trích gay gắt Malaysia Airlines và các nhà chức trách Malaysia bởi cách xử lý thiếu trách nhiệm của họ. Trong những tháng sau đó, họ bày tỏ sự mất lòng tin thực sự đối với hãng hàng không và Chính phủ Malaysia.
"Cách xử lý của Malaysia Airlines ảnh hưởng rất nhiều tới lòng tin của khách hàng," ông Gavin chia sẻ. "Ngay sau khi xảy ra tai nạn, hãng hàng không cần phải chia sẻ mọi thông tin và dữ liệu mà họ có, bao gồm cả lý do tại sao máy bay bay trên một khu vực đang xảy ra xung đột," ông nói tiếp. "Thành thực mà nói, đây là cơ hội để họ có thể sửa chữa những sai lầm và thể hiện một thái độ hoàn toàn khác kể từ vụ MH370."
Các quan chức hàng không của Malaysia được cho là đã không đưa ra những cảnh báo hãng hàng không nước này hạn chế bay vào khu vực xảy ra xung đột. Vào tháng 4 vừa qua, Cục hàng không Liên bang Mỹ đã ra lệnh cấm bay vào không phận khu vực Crimea, Biển Đen và Biển Azov nhằm tránh nguy cơ nhận những hướng dẫn kiểm soát không lưu của cả hai nước và nhận dạng sai máy bay.
Máy bay Boeing 777 từng được hãng Boeing tự hào với thành tích an toàn hàng không và là một trong những chiếc máy bay hiện đại nhất thế giới. Nhưng Malaysia Airlines đã xóa bỏ hoàn toàn danh tiếng đó.
"Đây là một năm tồi tệ với ngành hàng không thương mại", ông Gavin nói. "Nhưng việc một hãng hàng không xảy ra hai thảm kịch với cùng một loại máy bay trong khoảng thời gian ngắn như vậy là điều chưa từng có trong lịch sự ngành hàng không hiện đại."
Với hai thảm kịch hàng không vừa qua, hãng hàng không của Malaysia có nguy cơ đối mặt với những vụ kiện tụng với số tiền đền bù thiệt hại lên tới hàng chục triệu USD. Các nhà phân tích cho rằng Chính phủ Malaysia sẽ phải dành một khoản cứu trợ cho Malaysia Airlines để giúp hãng thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính.
Malaysia Airlines vẫn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các hãng hàng không mới trong khu vực. Những chiến lược kinh doanh của họ như giảm giá để bán vé nhiều hơn, giảm số lượng các chuyến bay đường dài không giúp Malaysia Airlines tránh khỏi khoản lỗ lên tới 1,3 tỷ USD trong thời gian qua.
Trong tương lai, hãng hàng không này sẽ phải đối mặt với tình hình tài chính vô cùng ảm đảm nếu không lấy lại được lòng tin của hành khách. Malaysia Airlines cũng đang cần sự hỗ trợ của Chính phủ nước này hơn bao giờ hết./.
Theo_VOV
Thảm họa MH17 được điềm báo trước khi cất cánh? Bức ảnh đầy ám ảnh về chiếc Boeing mang số hiệu MH17 đã được đăng tải lên mạng xã hội Facebook bởi một hành khách người Hà Lan vài phút trước khi anh lên chuyến bay định mệnh. MH17 cất cánh từ sân bay Schiphol của Amsterdam vào giữa trưa ngày 17/7. Vài giờ sau đó, máy bay bị bắn rơi ở vùng...