Máy bay Malaysia mất tích: Mưa, mây mù cản trở tìm kiếm ở Ấn Độ Dương
Phi hành đoàn trên chiếc máy bay trinh sát của Không quân Úc được cử đi tìm 2 vật thể tình nghi là mảnh vỡ máy bay MH370 ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương gặp khó khăn vì mây mù và mưa hạn chế tầm nhìn, Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA) ngày 20.3 cho biết.
Ảnh vệ tinh vật thể nghi của máy bay mất tích – Ảnh: Bộ Quốc phòng Úc
Được biết, AMSA vào ngày 20.3 đã cho công bố ảnh chụp từ vệ tinh của 2 vật thể, tình nghi là mảnh vỡ của chiếc Boeing 777 mất tích, trôi dạt ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương. Hình ảnh được vệ tinh thương mại ghi nhận vào hôm 16.3.
AMSA cho biết vật lớn nhất có chiều dài lên đến 24m, khiến cho các chuyên gia nhận định cần phải tập trung vào khu vực vật thể được phát hiện.
Cũng trong ngày 20.3, tại cuộc họp báo ở Kuala Lumpur, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein nói thông tin về 2 vật thể nói trên là một “đầu mối đáng tin cậy”.
Video đang HOT
Hiện đã có 18 chiếc thuyền, 29 chiếc máy bay và 6 trực thăng được điều động để tìm kiếm máy bay mất tích trong một phạm vi tìm kiếm trải dài từ nam Ấn Độ Dương đến khu vực Nam và Trung Á.
Dữ liệu từ vệ tinh cho thấy, vào lần cuối cùng vệ tinh nhận được tín hiệu từ máy bay Boeing 777, máy bay này có thể đang ở một trong hai hành lang: hành lang phía bắc kéo dài từ Thái Lan đến Kazakhstan, băng qua hơn 10 quốc gia; và hành lang phía nam, tính từ Indonesia đến phía nam biển Ấn Độ.
Máy bay quân sự của Úc, Mỹ và New Zealand hiện đang tìm kiếm trong một khu vực rộng 305.000 km2 ở nam Ấn Độ Dương, theo tờ Telegraph (Anh).
Theo TNO
Báo Úc: MH370 bay tự động cho đến khi cạn nhiên liệu và rơi ở Ấn Độ Dương?
Nếu vật thể trôi dạt tại vùng biển phía nam Ấn Độ là mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines, thì nhiều khả năng phi công và hành khách đã gặp phải sự cố khẩn cấp khi đang bay khiến mọi người bất tỉnh và máy bay chuyển qua chế độ bay tự động cho đến khi cạn nhiên liệu, tờ The Sydney Morning Herald(Úc) cho biết vào ngày 21.3.
Vào hôm 20.3, Cơ quan An toàn Hàng hải Úc (AMSA) đã cho công bố ảnh chụp từ vệ tinh của 2 vật thể, tình nghi là mảnh vỡ của chiếc Boeing 777 mất tích, trôi dạt ở vùng biển phía nam Ấn Độ Dương. Hình ảnh được vệ tinh thương mại ghi nhận vào hôm 16.3.
Ảnh vệ tinh vật thể nghi của máy bay mất tích - Ảnh: Bộ Quốc phòng Úc
AMSA cho biết vật lớn nhất có chiều dài lên đến 24 m, khiến cho các chuyên gia nhận định cần phải tập trung vào khu vực vật thể được phát hiện.
The Sydney Morning Herald nhận định nếu 2 vật thể nói trên là mảnh vỡ của chiếc MH370, khả năng lớn nhất có thể xảy ra đó là chiếc máy bay đã gặp phải sự cố khẩn cấp khi đang bay khiến phi hành đoàn, toàn bộ 227 hành khách bất tỉnh, và chiếc máy bay bay ở chế độ tự động cho đến khi cạn nhiên liệu.
Vị trí của 2 vật thể lớn mà vệ tinh phát hiện được cho thấy khó có khả năng chiếc máy bay bị không tặc vì địa điểm này nằm trong phần hành lang phía nam, nơi không có sân bay nào trong đường bay của chiếc Boeing, theo nhật báo Úc.
Nhiều phi công kinh nghiệm nói với The Sydney Morning Herald rằng có 2 khả năng có thể dẫn đến sự cố khẩn cấp, gây ra tình trạng giảm áp suất nhanh hay chậm trong máy bay khiến phi công không thể hạ cánh khẩn cấp.
Một là, ăng ten vệ tinh bị hư hỏng "khiến nó bị gẫy, dẫn đến mất liên lạc, đồng thời gây ra tình trạng giảm áp suất từ từ trên máy bay khiến cho phi hành đoàn rối loạn cho đến khi toàn bộ bất tỉnh".
Sơ đồ cho thấy hai hành lang tình nghi máy bay mất tích đã bay đến, sau khi băng qua bán đảo Malaysia - Đồ họa: Toby Quốc
Hai là, một ngọn lửa đã bùng lên bên trong khoang máy bay gây ảnh hưởng đến nguồn oxy dùng trong tình huống khẩn cấp của phi hành đoàn.
Được biết, tại cuộc họp báo ở Kuala Lumpur ngày 20.3, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết 2 vật thể nói trên là một "đầu mối đáng tin cậy".
Hiện đã có 18 chiếc thuyền, 29 chiếc máy bay và 6 trực thăng được điều động để tìm kiếm máy bay mất tích trong phạm vi tìm kiếm trải dài từ nam Ấn Độ Dương đến khu vực Nam và Trung Á.
Theo TNO
Cơ quan LHQ: MH370 vẫn còn nguyên vẹn Hệ thống cảm biến cực nhạy của họ không ghi nhận được bất cứ vụ đâm máy bay nào. Ngày 19/3, một tổ chức giám sát của Liên Hợp Quốc đã thắp lên hy vọng cho người thân của các hành khách trên chuyến bay MH370 khi khẳng định rằng hệ thống cảm biến của họ không hề ghi nhận được bất cứ...