Máy bay Malaysia mất tích: Lập Sở chỉ huy không quân tiền phương tại Cà Mau
Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, đã đồng ý cho thành lập Sở chỉ huy không quân tiền phương tại sân bay Cà Mau để quản lý, điều phối máy bay tìm kiếm.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nghe báo cáo công tác tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích – Ảnh: P.Hậu
Sở chỉ huy không quân tiền phương tại sân bay Cà Mau cũng hiệp đồng với đài không lưu sân bay Phú Quốc và bốt chỉ huy di động trên tàu SAR 413 để điều phối, hướng dẫn máy bay trong và ngoài nước tìm kiếm máy bay Malaysia đang mất tích.
Sáng nay 10.3, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ đã đến Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn kiểm tra công tác triển khai tìm kiếm máy bay của Malaysia hiện đang mất tích và chỉ đạo kế hoạch cứu nạn trong ngày hôm nay.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam nhấn mạnh, công tác tìm kiếm phải xác định với quyết tâm cao nhất, đảm bảo an toàn vì hiện tại số lượng phương tiện của Việt Nam và nước ngoài rất đông.
Công tác tìm kiếm thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, mở rộng phạm vi và tiến hành liên tục 24/24 giờ trong ngày. Khi thấy các dấu hiệu lạ phải kịp thời xác minh làm rõ.
Video đang HOT
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ lưu ý việc phát ngôn về các thông tin tìm kiếm phải thận trọng. Mỗi thông tin đều ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và người nhà các hành khách. Với các dấu hiệu ghi nhận và phát hiện trên biển nếu không xác minh, khẳng định được có liên quan đến vụ việc hay không thì tuyệt đối không phát ngôn.
Trong ngày hôm nay, các phương tiện phải cơ động, tìm kiếm bằng được vật thể lạ đã phát hiện trên biển trong chiều 9.3 để mang về đất liền.
Liên quan đến công tác phối hợp với tàu, máy bay nước ngoài vào Việt Nam tham gia tìm kiếm, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cho rằng Việt Nam phải tạo điều kiện tối đa, hỗ trợ cho các phương tiện với quan điểm, mục tiêu là cứu hộ cứu nạn. Tuy nhiên, các đơn vị của Bộ Quốc phòng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, chủ quyền, an ninh quốc phòng trên biển, trên không của Việt Nam. Có thể phân vùng tìm kiếm, đưa phương tiện của Việt Nam dẫn đường cho các phương tiện nước ngoài.
Cũng tại cuộc họp này, Tổng tham mưu trưởng đồng ý thành lập sở chỉ huy không quân tiền phương ở sân bay Cà Mau, hướng dẫn và hỗ trợ máy bay của Việt Nam và nước ngoài đến tham gia tìm kiếm.
Theo đó, Đài không lưu ở sân bay Phú Quốc, bốt di động trên tàu SAR 413 có nhiệm vụ hiệp đồng chặt chẽ, phối hợp với sở chỉ huy không quân ở Cà Mau.
Quân chủng Hải quân đảm bảo tiếp nhiên liệu, hậu cần cho tàu SAR 413 để không phải quay đầu vào bờ tiếp nhiên liệu. Tàu này có nhiệm vụ chỉ huy trên biển trong suốt thời gian quá trình tìm kiếm.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ cũng chỉ đạo thông báo cho Quân khu 9 lên kế hoạch sẵn sàng các phương án, cơ sở vật chất trong tình huống có cứu hộ.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, cho biết Sở chỉ huy tiền phương sẽ được triển khai ngay lập tức trong sáng nay. Để đảm bảo an toàn, máy bay Việt Nam sẽ bay trong khu vực độ cao từ 1.500 m trở xuống. Khu vực còn lại sẽ phân tầng cụ thể cho các máy bay nước ngoài.
Cũng theo thông tin Thanh Niên Online có được, sáng nay 10.3 sẽ có 10 máy bay được điều động, bay luân phiên rà soát khu vực mặt biển.
Theo TNO
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và câu chuyện cảm động từ 2 bộ quần áo ngày nhập học
Hai giờ đồng hồ đối thoại của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với 650 đại biểu dự Đại hội sinh viên toàn quốc lần 9 chiều nay, 28.12 tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô khép lại trong tiếc nuối của nhiều sinh viên chưa có cơ hội được đặt thêm câu hỏi.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi đối thoại với sinh viên chiều nay - Ảnh: Ngọc Thắng
Phó thủ tướng mở đầu buổi giao lưu bằng câu chuyện giản dị: "Bác học ở nhà quê thôi, thi ĐH xong thì gọi đi du học trời Tây, mang theo 2 bộ quần áo thì chỉ một bộ lành. Sang đấy 3 tháng đầu, tăng gần 20 kg, bác thấy nước mình còn nghèo quá. Từ tháng thứ 3 trở đi, lúc nào bác cũng khát khao tự hỏi, bao giờ bố mẹ mới được sướng như thế này".
Ông chia sẻ tâm huyết với 650 sinh viên: "Nước mình nhất định phải giàu hơn, không thể nói mình anh hùng, dân mình thông minh mà lại nghèo được. Đây chính là lúc sinh viên thể hiện đức, tài, trí của mình".
Bạch Kim, sinh viên ĐH Nha Trang đặt câu hỏi, theo Phó thủ tướng, sinh viên có thể và cần phải làm gì để bảo vệ, phát triển biển đảo Việt Nam. Phó thủ tướng cho rằng là công dân Việt Nam, ai cũng phải có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước mình, muốn vậy thì chủ quyền là điều rất thiêng liêng, bảo vệ vững chắc rồi thì phải làm cho mình giàu mạnh lên.
"Cái chung nhất là sinh viên phải học thật giỏi, không chỉ kiến thức mà phải là ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc theo nhóm... Còn bảo vệ đất nước có nhiều cách bằng ngoại giao, bằng kinh tế... nhưng trên hết là phải dựa trên tinh thần chủ quyền là thiêng liêng, không dùng vũ lực, không đe dọa mà phải dựa trên luật pháp quốc tế...", Phó thủ tướng nói.
Sinh viên đặt câu hỏi với Phó thủ tướng - Ảnh: Ngọc Thắng
Phó thủ tướng cũng đặt lại câu hỏi với các sinh viên có biết DOC, công ước quốc tế về luật biển không? Phó thủ tướng cho rằng với sinh viên trước hết phải học giỏi, thứ nhì là muốn làm gì phải hiểu biết về nó. Phải hiểu khái niệm thế nào là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, luật pháp quốc tế về biển đảo, các vấn đề tranh chấp... Hiểu đúng vấn đề, sau mới vận dụng, ứng xử đúng. Ứng xử đúng thì quyền lợi quốc gia được bảo đảm hơn.
Phó thủ tướng đề nghị Văn phòng Chính phủ sớm nhất có thể, nếu được trong hôm nay, xin nhà xuất bản đưa bản mềm quyển sách "100 câu hỏi về biển đảo dành cho lớp trẻ" lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để các sinh viên có thể đọc, nhớ và nói cho mọi người cùng biết.
Theo TNO
Trao giải cuộc thi viết về biển đảo Ngày 21.12, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh Niên tổ chức lễ tổng kết, trao giải cuộc thi viết chủ đề Tuổi trẻ với tình yêu biển đảo quê hương. Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư ông Nguyễn Thế Kỷ, Bí thư T.Ư Đoàn anh Dương Văn An tới dự. Phát động từ ngày 2.7.2013, cuộc thi viết Tuổi trẻ với tình yêu...