Máy bay Malaysia mất tích: Cử thêm lực lượng tìm kiếm
Anh thông báo sẽ gửi một tàu hải quân hoàng gia tới tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích ở nam Ấn Độ Dương.
Không quân Úc tìm kiếm máy bay mất tích.
Hai máy bay quân sự khác của Ấn Độ sắp tham gia lực lượng tìm kiếm quốc tế với căn cứ ở Malaysia.
Ấn Độ không cho tàu Trung Quốc vào tìm MH370
Ấn Độ vừa từ chối đề nghị của Trung Quốc về việc đưa tàu vào vùng biển Andaman để tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích vì lo ngại do thám quân sự, báo chí Ấn Độ đưa tin ngày 21/3.
“Không cần thiết phải có thêm ai nữa tham gia tìm kiếm”, hãng tin lớn nhất Ấn Độ Press Trust of India dẫn một số nguồn tin chính phủ. Ấn Độ đã “lịch sự từ chối” cho tàu chiến của Trung Quốc đi vào vùng biển gần đảo Andaman và Nicobar. Đề nghị này được Trung Quốc gửi đi từ hôm 19/3, với nội dung xin phép đưa 2 tàu khu trục nhỏ và hai tàu cứu hộ vào khu vực tìm kiếm.
Đề nghị được gửi đi cùng ngày khi Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc Liang Yang nói rằng, những nỗ lực tìm kiếm của Trung Quốc đang chuyển hướng về phía tây và tập trung vào hai khu vực, gồm biển Andaman và vùng ngoài khơi đảo Sumatra của Indonesia.
Giáo sư nghiên cứu chiến lược Brahma Chellaney đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu chính sách ở New Delhi (Ấn Độ) cho rằng, đề nghị của Trung Quốc là “bất thường” vì hai tàu của Ấn Độ vẫn đang tìm kiếm ở khu vực này theo đề nghị của quân đội Trung Quốc.
Video đang HOT
Tàu chiến của Trung Quốc hiện diện thường xuyên trên vùng biển quốc tế thuộc Ấn Độ Dương. Các nhà quan sát quân sự Ấn Độ từng lên tiếng quan ngại về sự thâm nhập của Trung Quốc vào khu vực ảnh hưởng của Ấn Độ.
Cử thêm máy bay, tàu hải quân
Ngày 21/3, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố tiếp tục tìm kiếm MH370 trên lãnh thổ nước này, sử dụng 4 máy bay trực thăng và 2 tàu hải quân, dù việc săn lùng máy bay mất tích hiện tập trung ở nam Ấn Độ Dương, Xinhua đưa tin.
Hôm qua, Pakistan đề nghị tham gia tìm kiếm MH370, trong khi Anh thông báo sẽ gửi một tàu hải quân hoàng gia tới tìm kiếm ở nam Ấn Độ Dương. Ấn Độ đang triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển, 4 tàu chiến và 3 máy bay quân sự đến khu vực biển Andaman để tìm kiếm manh mối về chiếc máy bay mất tích, một quan chức hải quân Ấn Độ nói với Times of India.
Hai máy bay quân sự khác của Ấn Độ sắp tham gia lực lượng tìm kiếm quốc tế với căn cứ ở Malaysia. Ba máy bay quân sự của Trung Quốc rời căn cứ ở tỉnh Hải Nam đến Malaysia sáng 21/3 để tham gia cứu hộ, thông báo trên trang web của quân đội Trung Quốc cho biết. Hôm 20/3, một đơn vị đặc biệt được thành lập tại trụ sở của không quân Trung Quốc để giám sát chiến dịch tìm kiếm. Malaysia đã đồng ý cho Trung Quốc tham gia chiến dịch.
Ngày 21/3, phía Úc cho rằng, hai vật thể nghi là mảnh vỡ của máy bay MH370 mà vệ tinh ghi lại hôm 16/3 ở nam Ấn Độ Dương có thể đã chìm hoặc dịch chuyển đến vị trí khác, báo Úc The Australian đưa tin.
Chiến dịch tìm kiếm quốc tế trên vùng biển nam Ấn Độ Dương đến hôm qua bước sang ngày thứ hai trong điều kiện cực kỳ khó khăn (mưa to, mây mù), máy bay của Úc không tìm thấy bất kỳ vật thể khả nghi nào. Nhiệm vụ trước mắt là phải tìm thấy mảnh vỡ để có thể tìm ra manh mối về thiết bị ghi dữ liệu và giọng nói trong khoang lái.
Các nhà khoa học đã tạo ra một số mô hình máy tính để tính toán tác động của sóng và gió nhằm giúp lực lượng cứu hộ truy lại sự dịch chuyển của các mảnh vỡ, nhằm tìm ra nơi máy bay đâm xuống. Nếu báo cáo về mảnh vỡ được xác nhận, các tàu hải quân sẽ dùng sóng siêu âm để tìm hộp đen dưới nước.
Theo Xahoi
Công bố 54 phút liên lạc cuối của máy bay Malaysia mất tích
Telegraph lần đầu tiên đăng tải nội dung đoạn hội thoại giữa phi công và tháp không lưu trong 54 phút cuối trước khi máy bay biến mất khỏi màn hình radar.
Bên trong buồng lái của máy bay Boeing 777. Ảnh: Galleryhip.com
Gần 60 phút liên lạc cuối cùng bắt đầu lúc 0h25 ngày 8/3 với những hướng dẫn chung từ tháp không lưu dành cho phi công. 0h36, hội thoại giữa phi công phụ và tháp không lưu bắt đầu. Cuộc nói chuyện kết thúc vào lúc 1h19 khi phi cơ mất tín hiệu trên Biển Đông.
Bản ghi âm Telegraph có được bao gồm cả thời điểm mà các nhà điều tra tin là máy bay đã bị phá hoại cũng như những lời cuối "Được rồi, chúc ngủ ngon" của cơ phó 27 tuổi Fariq Abdul Hamid lúc 1h19 ngày 8/3.
Các nhà phân tích cho rằng những thông điệp trong cuộc hội thoại bình thường, trừ hai tình tiết. Điểm thứ nhất là thông tin từ buồng lái lúc 1h7 với nội dung máy bay đang ở độ cao 10,5 km. Thông tin này không cần thiết vì đã được đưa ra trước đó 6 phút.
Tuy nhiên, thời điểm đó lại rất quan trọng. Đúng 1h7 thiết bị liên lạc Acars của máy bay gửi thông điệp cuối cùng trước khi nó bị vô hiệu hóa trong vòng 30 phút sau đó. Bộ truyền phát của MH370 cũng bị ngắt lúc 1h21 nhưng các nhà điều tra tin rằng Acars đã tắt trước khi phi công phụ Hamid nói lời cuối.
Tình tiết bất thường thứ hai là máy bay mất liên lạc và chuyển sang hướng tây vào đúng thời điểm chuyển giao giữa không lưu Kuala Lumpur - Malaysia và TP HCM - Việt Nam. "Nếu ai đó muốn cướp máy bay, đây là thời điểm rất thuận lợi", Stephen Buzdygan, cựu phi công lái máy bay Boeing 777 của hãng British Airways, Anh nhận định.
Ông Stephen cho biết thêm, khoảng không chết có thể xuất hiện tại nơi chuyển giao không lưu. Đó là thời điểm duy nhất mặt đất không phát hiện ra phi cơ.
Bản ghi âm mà Telegraph có được.
Telegraph cho hay các phóng viên đã liên tục yêu cầu Malaysia Airlines, Cục Hàng không dân dụng Malaysia và văn phòng Thủ tướng Najib Razak xác nhận bản ghi âm. Tuy nhiên, đến nay chỉ văn phòng thủ tướng trả lời với nội dung họ không tiết lộ bản ghi âm.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành của hãng hàng không Malaysia, ông Ahmad Jauhari, hôm nay thừa nhận máy bay mất tích chở chất dễ cháy. Tuyên bố này được đưa ra 4 ngày sau khi ông phủ nhận thông tin trên và gần hai tuần sau khi phi cơ biến mất. Trước đó, tại một cuộc họp báo, nhiều người đặt câu hỏi liệu máy bay có chở chất nguy hiểm không, ông Ahmad trả lời: "Máy bay chở 3 đến 4 tấn măng cụt đến Trung Quốc".
Thông tin này khiến nhiều người đặt giả thiết chiếc máy bay Boeing 777-200 đã cháy, thành viên phi hành đoàn và hành khách bất tỉnh vì hít phải khí độc.
Công cuộc tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 đã bước sang ngày thứ 15 nhưng tung tích phi cơ vẫn còn bí ẩn. Các quan chức Lầu Năm Góc hôm nay cho biết, sau gần hai tuần tìm kiếm máy bay mất tích trong vô vọng, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia - Hishammuddin Hussein đã đề nghị Mỹ xem xét cung cấp trang thiết bị do thám dưới biển để tìm MH370.
Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đảm bảo rằng ông sẽ xem xét các công nghệ dưới biển của quân đội sẵn có và hữu dụng dùng vào nhiệm vụ tìm kiếm này, đồng thời sẽ thông báo cho chính phủ Malaysia trong thời gian sớm nhất.
Giới chức Mỹ không tiết lộ những thiết bị cụ thể mà Lầu Năm Góc sẽ cung cấp nhưng quân đội Mỹ lâu nay đầu tư mạnh vào công nghệ robot cho việc do thám dưới lòng biển để chống tàu ngầm, hoặc ngư lôi của đối phương.
Hải quân Mỹ có rất nhiều hệ thống định vị thủy âm chủ động lẫn thụ động. Một vài số thiết bị phát ra tiếng "ping" dưới biển và kiểm tra những âm thanh vọng lại trong khi số khác dò âm như một thiết bị chuyển đổi âm thanh sang tín hiệu điện tử.
Mỹ từng gửi Towed Pinger Locator, một hệ thống định vị được kéo sau tàu, đi tìm hộp đen của chiếc máy bay Air France rơi xuống Đại Tây Dương tháng 6/2009.
Theo Xahoi
Đối thoại cuối cùng giữa MH370 và kiểm soát không lưu Nội dung cuộc trao đổi giữa tổ lái của chuyến bay MH370 và các trạm kiểm soát mặt đất trong 54 phút cuối cùng vừa được tiết lộ. Các máy bay của Malaysia Airlines tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Ảnh: AP Theo Telegraph, nội dung cuộc hội thoại trên bắt đầu từ lúc 00h25 (giờ địa phương), với những hướng dẫn...