Máy bay Malaysia gửi dữ liệu trước khi biến mất
Chiếc máy bay Boeing 777-200ER của Malaysia Airlines bị mất tích hôm 8/3 đã gửi lại ít nhất hai gói dữ liệu kỹ thuật cho hãng trước khi mất dạng, tạp chí New Scientist đưa tin.
Các dữ liệu trên có thể giúp các nhà điều tra biết được điều gì không ổn đã xảy ra với chiếc máy bay hiện chưa được tìm thấy kể từ khi nó mất tích vào sáng sớm ngày 8/3, tạp chí trên cho hay.
“Malaysia Airlines vẫn chưa tiết lộ rằng liệu họ có biết được gì từ dữ liệu ACARS”, tạp chí trên cho biết, đề cập tới Hệ thống thông tin liên lạc trên máy bay (ACARS), vốn tự động đối chiếu và gửi đi 4 báo cáo kỹ thuật trong mỗi chuyến bay để các kỹ sư có thể phát hiện ra các trục trặc. Các báo cáo này được gửi qua radio VHF hoặc vệ tinh khi máy bay cất cánh, trong khi nâng độ cao, và trong khi bay và khi hạ cánh.
New Scientist nhấn mạnh, thông báo số 11 của Malaysia Airlines ghi rõ: “Mọi máy bay của hãng đều được trang bị ACARS, có thể truyền dữ liệu tự động. Tuy vậy, không có cuộc gọi cấp cứu hay thông tin nào được đưa ra. Điều này cho thấy, hãng hiện không có dữ liệu chắc chắn nào trong tay.
Tuy nhiên, New Scientist nắm được rằng nhà sản xuất động cơ Trent 800 của Boeing 777-200ER bị mất tích Rolls Royce, đã nhận được hai báo cáo dữ liệu từ chuyến bay MH370 tại trung tâm giám sát thông tin động cơ toàn cầu của hãng ở Derby, Anh, nơi lưu giữ thông tin về động cơ sử dụng từng giờ từng phút
Một dữ liệu đề cập tới thời điểm MH3370 cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpure, và một dữ liệu ghi lại lúc máy bay đang bay tới Bắc Kinh”.
Tạp chí trên nhấn mạnh, dữ liệu động cơ được lọc từ một báo cáo ACARS lớn hơn, vốn bao trùm mọi hệ thống quan trọng trên chuyến bay, “điều đó có nghĩa là Malaysia Airlines có những manh mối quan trọng về tình trạng của máy bay trước khi nó biến mất”.
Video đang HOT
“Chiếc máy bay dường như bay không đủ xa để gửi đi thêm nhiều báo cáo ACARS”, New Scientist đưa tin, đề cập tới báo cáo rằng máy bay biến mất khỏi radar lúc 1.330 sáng, giờ địa phương, nửa đường giữa Malaysia và Việt Nam, trên vịnh Thái Lan.
Theo quy định của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, những báo cáo như vậy thường được giữ bí mật cho tới khi các nhà điều tra hàng không cần tới nó.
Theo_VietNamNet
Cấp phép cho phi cơ nước ngoài vào tìm kiếm máy bay mất tích
- Chiều 11/3, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh đã chỉ đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý vùng trời trong việc cấp phép cho các phương tiện bay nước ngoài vào tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích...
Mở rộng tìm kiếm máy bay về mũi Cà Mau
Xung quanh việc tìm tung tích chiếc máy bay của hãng Hàng không Malaysia mất tích, chiều nay (11/3), Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan chuyên môn của Cục Hàng không Việt Nam và Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia rà soát, đánh giá việc triển khai các công việc tìm kiếm, cứu hộ tàu bay B772, chuyến bay MAS370 của Malaysia Airlines, kể từ khi không liên lạc được với tàu bay.
Tại cuộc họp, để bảo đảm an toàn cho việc tìm kiếm, cứu hộ tàu bay mất tích và các hoạt động bay thương mại thường ngày, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Phòng Quản lý hoạt động bay chỉ đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý vùng trời trong việc cấp phép cho các phương tiện bay nước ngoài vào tìm kiếm, điều hành an toàn các tàu bay tìm kiếm trong khu vực khả nghi và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bay khác tại Việt Nam.
Về công tác bảo đảm an ninh hàng không trong nước, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, ngay từ ngày 8/3 các Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã triển khai việc tăng cường an ninh cấp độ 1 theo chỉ đạo tại công điện của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Các cảng hàng không khác đã triển khai xong từ ngày 9/3. Qua kiểm tra, giám sát của Cục Hàng không Việt Nam, các đơn vị đã tuân thủ đúng quy định, đầy đủ các biện pháp tăng cường.
Về vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, ông Cục trưởng Cục Hàng không cho biết, đến thời điểm hiện tại việc đi lại của hành khách bằng máy bay vẫn diễn ra bình thường, không có xáo trộn.
"Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu từ Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, công tác tìm kiếm chiếc máy bay mất tích sẽ tiếp tục triển khai với tất cả khả năng của chúng ta. Vì vậy, thời gian có thể còn kéo dài", ông Thanh khẳng định.
Máy bay Việt Nam tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. Ảnh: Dân Trí.
Phát hiện đốm trắng khác lạ trên mặt biển
Trong một diễn biến liên quan, để tiếp tục tìm kiếm chiếc máy bay mất tích, sáng nay Quân chủng Phòng không không quân Việt Nam đã điều 2 máy bay AN26, 1 trực thăng và một DHC 6 tìm kiếm máy bay mất tích trên biển. Một chiếc AN26-161 cất cánh lúc 7h45 và AN26-287 cất cánh lúc 8h. Trong 2 máy bay Việt Nam, một chiếc mở rộng hướng tìm kiếm về mũi Cà Mau.
Ngoài ra, phía Tổng Công ty Trực thăng Bộ Quốc phòng cũng đã chuẩn bị 1 máy bay MI và 1 SUPER, sẵn sàng tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi có lệnh. Ví trí tìm kiếm hôm nay đã được mở rộng về phía Vũng Tàu và mũi Cà Mau.
Trong buổi tìm kiếm sáng nay các máy bay và tàu Hải quân không phát hiện dấu hiệu gì khả nghi. Tuy nhiên, đến 13h20, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, sau khoảng một giờ ra khu vực nghi vấn, máy bay CASA 8981 phát hiện đốm trắng tại tọa độ 7độ 59"17"-103độ 103"44"05", về phía đông nam Thổ Chu 80 hải lý (khoảng 150 km). Trong khi đó, CASA số hiệu 8982 không ghi nhận bất thường sau hành trình từ sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Cần Thơ rồi đến đảo Thổ Chu tìm kiếm trên khu vực 6.400 km2.
Theo Phi Đội trưởng Thượng tá Nguyễn Hoài Thủy, thời tiết khá thuận lợi và chiếc CASA giữ độ cao 300 m so với mặt biển. Mọi hình ảnh phát hiện đều được chụp lại, phân tích chuyển dữ liệu về Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển ở Hà Nội. Đây là loại máy bay được trang bị hệ thống tuần thám biển, chuyên tuần tra biên giới, quan sát, phát hiện dầu loang, dầu tràn trên biển, phòng cháy rừng... CASA có thể hạ độ cao xuống 100 m so với mặt biển và được trang bị camera "mắt thần" quan sát ở cự ly 3000 m.
Sau phát hiện trên, đến khoảng 14h20 cùng ngày, trực thăng MI 171 số hiệu 8431 đã bay ra tọa độ máy bay CASA phát hiện đốm trắng khác thường, cách mũi Cà Mau 100 hải lý để tìm kiếm và xác minh vật thể lạ này....
Như vậy, kể từ khi vụ máy bay Malaysia mất tích (hôm 8/3) đến hôm nay, Việt Nam đã điều động hàng chục máy bay và tàu Hải quân đi tìm kiếm trên các vùng biển nghi vấn máy bay Malaysia mất tích. Tuy nhiên, việc tìm kiếm đến nay vẫn chưa có kết quả.
Trong suốt quá trình tìm kiếm máy bay nước bạn mất tích những ngày qua, các tàu Hải quân của ta đã tiếp cận và vớt được một số vật thể nổi trên biển nghi là của máy bay mất tích do phía Malaysia thông báo và các nước yêu cầu kiểm tra, xác minh. Tuy nhiên, đây đều không phải là các bộ phận của chiếc máy bay mất tích.
Theo một thống kê của Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia, đến nay đã có hàng chục tàu và máy bay tối tân từ 9 quốc gia đang rà soát Biển Đông nhằm tìm kiếm tung tích chiếc máy bay Malaysia chở 239 người mất tích bí ẩn. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm thấy dấu vết nào của chiếc máy bay mất tích.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Cuộc đời trùm mafia khét tiếng nhất Mexico Dù đã giả chết suốt 4 năm trời, Moreno vẫn không thoát khỏi bị pháp luật trừng phạt. Cách đây 4 năm, chính phủ Mexico hân hoan tuyên bố họ đã tiêu diệt được trùm ma túy khét tiếng Nazario Moreno. Thế nên ngày hôm qua, khi họ một lần nữa thông báo rằng tên tội phạm nguy hiểm trên đã bị bắn...