Máy bay Malaysia có thể bị phá hủy trong vòng 12 giây như thế nào?
Với độ chính xác chết người, một hệ thống tên lửa Buk ngày 17/7 được cho là đã bắn hạ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia với 298 người trên khoang.
Theo tờ Daily Mail của Anh, tên lửa đất đối không Buk đã bắn trúng chiếc Boeing 777 của Malaysia với một lực mạnh tới nỗi người dân ở khu vực máy bay rơi cho biết họ nhìn thấy các thi thể rơi “lả tả” từ trên trời xuống.
Mặc dù hiện chưa xác định ai là thủ phạm của vụ bắn tên lửa, nhưng chi tiết về việc vũ khí chết người này có thể lần theo và phá hủy máy bay dân dụng của Malaysia như thế nào ngày càng thấy rõ.
Hệ thống tên lửa Buk, hay còn gọi là SA-11 Gadfly, do Liên Xô chế tạo vào năm 1979, là sự kết hợp của máy bay, tên lửa hành trình và máy bay không người lái.
Buk gồm 4 tên lửa được đặt trên một bệ quay tròn và bệ này được gắn trên xe chở. Một chiếc xe khác mang theo hệ thống radar để chỉ dẫn cho tên lửa.
Có khả năng mang theo các đầu đạn mạnh (70kg thuốc nổ), Buk có thể đẩy tên lửa lên tới độ cao 23.000m (75.000 feet).
Chỉ mất 5 phút để khởi động hệ thống, 12 phút để chất tên lửa và 8-12 giây để tên lửa vươn tới mục tiêu. Khi đã tới mục tiêu, nó có khả năng gây tử vong 90-95%.
Video đang HOT
Tên lửa bắn hạ máy bay Malaysia được cho là đã phát nổ khi cách MH17 khoảng 20m, nên đã gây hư hại nghiêm trọng cho các động cơ và hệ thống điều khiển của máy bay. Vụ nổ có thể là do nhiên liệu trên máy bay, khiến cánh và thân bị phá hủy hoàn toàn.
“Bên trong tên lửa có rất nhiều đầu đạn khác nhau”, một nguồn tin quân sự cấp cao cho biết với tờ MailOnline của Anh. “Các đầu đạn có thể là các mảnh đạn hoặc vật liệu dễ cháy, tùy vào mục tiêu mà người ta nhắm tới”.
“Các đầu đạn có thể cắt máy bay làm đôi, thiêu cháy nó hoặc bung ra một loạt mảnh đạn “băm” vụn máy bay”.
Tên lửa được phóng từ sau xe chở. Một thiết bị “tìm kiếm” dài khoảng 35cm trên tên lửa sẽ nhận thông tin về đường đi của máy bay chở khác từ trạm radar trên xe radar.
Phiên bản cũ của tên lửa bay với tốc độ 850m/s, trong khi phiên bản mới hơn là 1.230m/s. với tốc độ đó, tên lửa sẽ tác động tới máy bay trong vòng 8-12 giây sau khi được phóng, tùy thuộc vào phiên bản nào.
Hệ thống tên lửa Buk vẫn được sử dụng rộng rãi ở các nước Liên Xô cũ, trong đó có Ukraine.
Ngay sau vụ rơi máy bay Malaysia, Ukraine cáo buộc lực lượng nổi dậy ở miền đông đã dùng tên lửa Buk bắn hạ. Song phe nổi dậy phủ nhận, khẳng định họ không có tên lửa loại này và nếu có cũng không có khả năng vận hành. Phe nổi dậy cáo buộc chính quân chính phủ Ukraine đã bắn máy bay.
Trung Anh
Theo Dantri/ Daily Mail
Quân ly khai đã chuyển hộp đen máy bay Malaysia tới Mátxcơva?
Khi thế giới đang còn bàng hoàng trước thông tin máy bay Malaysia chở 298 người bị bắn hạ ở miền đông Ukraine, một số nguồn tin cho biết quân ly khai Ukraine đã tìm thấy hộp đen máy bay và đã chuyển nó tới Mátxcơva.
Máy bay Malaysia Airlines bị bắn hạ trên bầu trời miền nam Ukraine, ở khu vực giao tranh giữa lực lượng chính phủ và phe nổi dậy đòi ly khai.
Hãng tin Reuters cho biết nhiều người tìm kiếm hộp đem ở hiện trường vụ máy bay và quân ly khai sau đó được dẫn lời cho biết họ đã tìm thấy một hộp đen của máy bay.
Đài phát thanh Nga Kommersant FM cũng đưa tin hộp đen đã được chuyển tới Mátxcơva để điều tra. Và người chuyển hộp đen này là một nhóm quân ly khai không được nêu tên.
Hãng tin Interfax của Nga cũng cho biết quân ly khai đã tìm thấy hộp đen.
Bài báo cũng cho biết phó thủ tướng thứ nhất tự xưng của quân ly khai Andriy Purgin cam kết gửi hộp đen, thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay, tới Mátxcơva ngay sau khi hộp đen được tìm thấy.
Cho đến nay chưa có hình ảnh đáng tin cậy về hộp đen máy bay và các thông tin trên cũng chưa được xác nhận.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết "một nhóm quốc tế sẽ tiếp cận hiện trường vụ tai nạn. Và không ai được can thiệp vào khu vực, di chuyển bất kỳ mảnh vỡ nào, trong đó có hộp đen".
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop cũng kêu gọi lực lượng ly khai Ukraine cần phải hợp tác với giới chức điều tra. "Nếu họ giữ hộp đen, họ cần phải trả lại ngay", ông nói.
Một chuyên gia về an ninh hàng không được tờ The Belfast Telegraph dẫn lời cho biết hộp đen sẽ cung cấp những manh mối quan trọng để biết được loại vũ khí nào đã bắn hạ máy bay. Từ đó có thể hiểu được máy bay đã bị phá hủy như thế nào và vì sao lại bị phá hủy.
Vũ Quý
Tổng hợp
Theo Dantri
Sạt lở nuốt 2 căn nhà xuống lòng sông Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão- tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu cho biết, sáng sớm ngày 28/6, trên địa bàn huyện Giá Rai (Bạc Liêu) xảy ra một vụ sạt lở khiến 2 căn nhà dân bị "nuốt" xuống sông. Những người sống trong khu vực kể lại, vào thời điểm trên, khi người dân còn đang ngủ thì nghe...