Máy bay không người lái của Mỹ rơi trên Biển Đen không thể thu hồi
Phía Mỹ đang nỗ lực bảo vệ thông tin dữ liệu tình báo mà máy bay MQ-9 sở hữu, tuy nhiên việc trục vớt và thu hồi là rất khó khăn.
Máy bay Su-27 của Nga tiếp cận một máy bay do thám của Mỹ trên Biển Đen, ngày 29/1/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia thuộc Nhà Trắng, ông John Kirby, ngày 15/3 cho biết máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ có thể gặp nhiều khó khăn trong công tác thu hồi sau khi bị rơi xuống Biển Đen.
Trả lời câu hỏi của hãng tin CNN, ông Kirby cho biết một máy bay phản lực của Nga đã bay vượt lên phía trước chiếc Reaper và thực hiện động tác đổ nhiên liệu lên thân máy bay, khiến nó bị rơi.
Về tình trạng máy bay MQ-9 và cách khắc phục, ông Kirby cho biết phía Mỹ đang nỗ lực bảo vệ dữ liệu, cũng như giữ gìn các giá trị thông tin tình báo mà máy bay MQ-9 sở hữu.
Tuy nhiên, do máy bay rơi ở vùng biển sâu, nên việc trục vớt cũng như thu hồi là rất khó khăn.
Video đang HOT
Về phía Nga, đến nay Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục bác bỏ thông tin của Mỹ nói rằng máy bay đang hoạt động trên không phận quốc tế. Phía Nga cho rằng máy bay do thám không người lái của Mỹ đã xâm nhập vào khu vực gần bán đảo Crimea./.
Cuộc điện đàm dự báo quan hệ Mỹ - Nga tiếp tục căng thẳng sau vụ UAV MQ-9 rơi ở Biển Đen
Trong khi phía Mỹ nói sẽ tiếp tục cho máy bay của mình hoạt động trong không phận quốc tế, phía Nga nhấn mạnh sẽ đáp trả tương xứng với mọi hành động khiêu khích và các cường quốc hạt nhân lớn phải hành động có trách nhiệm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (trái) và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc ngày 15/3/2023. Ảnh: AP
Ngày 15/3, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã liên hệ với người đồng cấp Nga, ông Sergey Shoigu, lần đầu tiên kể từ tháng 10/2022, để thảo luận về vụ máy bay không người lái (UAV) MQ-9 của Mỹ bị rơi ở Biển Đen.
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã khẳng định với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu rằng Washington sẽ tiếp tục cho máy bay của mình bay trong không phận quốc tế.
Phát biểu tại cuộc họp báo với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley sau cuộc điện đàm, ông Austin tuyên bố: "Mỹ sẽ tiếp tục bay và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Và nhiệm vụ của phía Nga là vận hành máy bay quân sự của mình một cách an toàn và chuyên nghiệp".
Ông Austin nói: "Tất cả chúng tôi đều rất nghiêm túc nhìn nhận khả năng leo thang (của vụ việc), vì vậy, tôi đánh giá cao tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc. Việc duy trì đối thoại và liên lạc có thể giúp ngăn ngừa những tính toán sai lầm trong tương lai".
Ông Austin cho biết, Mỹ và Nga thường xuyên thực hiện hoạt động quân sự trên khắp thế giới và hay tao ngộ ở cự ly gần, vì vậy, Mỹ đang cố gắng thiết lập các kênh để giảm thiểu xung đột, đảm bảo quân đội hai nước không xảy ra ma sát hoặc va chạm. Theo ông Austin, trong quá khứ chưa từng xảy ra sự kiện nào như vụ việc hôm 14/3.
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley cho biết ông đã hẹn nói chuyện với Tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimo.
Theo ông Milley, vẫn chưa thể đưa ra kết luận về khả năng vụ việc ngày 14/3 có phải do phía Nga cố ý hay không, nhưng phía Mỹ có video bằng chứng về vụ va chạm và đang tiến hành phân tích.
Trong khi đó, theo đài RT, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã nói với ông Austin rằng tai nạn là do người Mỹ vi phạm giới hạn không phận phù hợp quy định quốc tế do Nga tuyên bố. Ông Shoigu gọi các chuyến bay không người lái của Mỹ ngoài khơi bờ biển Nga là "có tính chất khiêu khích" và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng ở Biển Đen.
Ông Shoigu cho rằng mặc dù Nga không mong muốn một diễn biến như vậy, nhưng nước này sẽ "tiếp tục đáp trả tương xứng với mọi hành động khiêu khích" và hai cường quốc hạt nhân "phải hành động một cách có trách nhiệm nhất có thể", bao gồm việc giữ một kênh quân sự mở để thảo luận về bất kỳ cuộc khủng hoảng nào.
Về phần mình, thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cho biết trong bài phát biểu trên truyền hình rằng vụ máy bay không người lái là "một xác nhận khác" về sự can dự trực tiếp của Mỹ vào cuộc xung đột Ukraine.
Theo hãng tin AP ngày 15/3. Điện Kremlin cũng nhiều lần nói rằng Mỹ và các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác đã trở thành những người tham gia chiến tranh trực tiếp bằng cách cung cấp vũ khí và thông tin tình báo cho Ukraine và gây sức ép để họ không đàm phán hòa bình.
Quân đội Mỹ ngày 14/3 cho biết máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ đang bay trên vùng biển quốc tế thì một trong hai máy bay chiến đấu Su-27 của Nga cố tình bay phía trước. Máy bay Nga sau đó va vào cánh quạt của chiếc MQ-9, khiến nó rơi xuống Biển Đen.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Chuẩn tướng Patrick Ryder cho biết thêm vụ va chạm xảy ra vào khoảng 7 giờ sáng 14/3 theo giờ Trung Âu và trước khi va chạm, máy bay Nga đã bay gần máy bay không người lái Mỹ trong 30 đến 40 phút.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày 14/3, chiếc UAV MQ-9 của Mỹ đã bị các phương tiện kiểm soát không phận của Nga phát hiện gần Bán đảo Crimea. Chiếc UAV này đã vi phạm ranh giới của khu vực chế độ không phận tạm thời được thiết lập trong chiến dịch đặc biệt tại Ukraine.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau khi điều động đột ngột, chiếc máy bay không người lái của Mỹ đã thực hiện một chuyến bay không có hướng dẫn, mất độ cao và va chạm với mặt nước.
Các chuyên gia và giới truyền thông cơ bản cho rằng sau vụ va chạm trực tiếp đầu tiên kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng nổ, quan hệ Mỹ - Trung sẽ căng thẳng thêm.
Nga cảnh báo Mỹ đang trực tiếp tham chiến trong cuộc xung đột ở Ukraine Hôm thứ Tư (15/3), sau vụ rơi máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ trên Biển Đen, Nga cho rằng Mỹ đang trực tiếp tham chiến trong cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời yêu cầu Mỹ tránh xa vùng không phận của mình. Mỹ và Nga đã đổ lỗi cho nhau về vụ việc máy bay không người lái MQ-9...