Máy bay Indonesia rơi xuống biển khiến 189 người chết: Hộp đen tiết lộ thông tin mới nhất
Chi tiết những phút cuối cùng của chuyến bay đã được đưa ra trước quốc hội Indonesia.
Một trong những quan chức hàng không Indonesia tiết lộ phi công trên máy bay Lion Air gặp nạn hồi tháng 10 khiến 189 người thiệt mạng đã cố gắng giữ máy bay trên không đến cuối cùng, thậm chí cả sau khi mũi máy bay lao xuống bên dưới.
Phát biểu trước quốc hội Indonesia ở Jakarta, đại diện ủy ban an toàn vận tải quốc gia Nurcahyo Utomo nói dữ liệu thu lại được từ thiết bị ghi chuyến bay cho thấy phi công đã tiếp tục chiến đấu cho đến cuối cùng. Ông Nurcahyo cũng xác nhận máy bay đã trải qua cùng những sự cố giống như chuyến bay trước đó từ Denpasar đến Jakarta.
Người thân hành khách chuyến bay JT610 rơi xuống biển ngày 29/10. (Ảnh: Donal Husni/Zuma/Rex/Shutterstock)
Trong báo cáo chi tiết về những khoảnh khắc cuối cùng của chuyến bay xấu số, ông Nurcahyo nói máy bay đã gặp phải sự cố kỹ thuật không lâu sau khi cất cánh, phi công trưởng và phi công lái cùng bắt đầu nhận được những kết quả đọc tốc độ khác nhau.
Máy bay sau đó bắt đầu lên xuống bất thường, đến độ cao 5.000 ft (1,5 km)
Khi máy bay lao xuống biển, phi công đã cố gắng duy trì đến phút cuối để giữ máy bay trên không. Dù vậy việc kiểm soát máy bay ngày càng khó, khi lượng tải trên bánh lái quá nặng để phi công điều khiển bằng tay, và cuối cùng máy bay rơi. Chiếc máy bay đã đâm xuống nước ở một tốc độ hơn 643 km/h.
Phân tích dữ liệu chuyến bay xác nhận chiếc Boeing 737 này không có vấn đề về động cơ. Các nhà điều tra vẫn đang tìm thiết bị ghi âm buồng lái để giúp làm sáng tỏ thêm nhiều nghi vấn về thảm họa.
Mảnh vỡ của máy bay trên biển.
Trong khi đó, Boeing phủ nhận đã cố tình che giấu thông tin về việc nâng cấp hệ thống chống ngừng bay của máy bay.
Chuyến bay JT610 đang trên đường từ Jakarta đến thành phố Pangkal Pinang, Indonesia ngày 29/10 thì mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu. Sau một thời gian, máy bay lao xuống biển Java cùng với 189 người bao gồm hành khách và phi hành đoàn.
Một tuần sau sự cố, FAA đưa ra chỉ thị bay dành cho 246 máy bay Boeing 737 MAX trên toàn thế giới, 45 chiếc trong đó đang hoạt động tại Mỹ. Theo Reuters, chỉ thị quy định các nhà vận hành sửa lại hướng dẫn chuyến bay để cung cấp cho phi hành đoàn các bước ổn định máy bay cần làm trong một số trường hợp.
Video: Máy bay Indonesia rơi xuống biển đã gặp phải “bom mưa”?
(Nguồn: The Guardian)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Sốc: Không tặc chiếm buồng lái MH370, làm hành khách chết ngạt?
Một phi công vừa đưa ra giả thiết gây sốc rằng, những kẻ không tặc có thể đã chiếm buồng lái máy bay mất tích MH370 trước khi làm ngạt thở 239 người trên khoang bằng cách hạ áp xuất máy bay.
"Nếu bạn có quyền truy cập vào máy tính điều khiển máy bay, bạn có thể làm những việc như mở khóa cửa buồng lái. Bạn có thể ở khỏa cửa buồng lái từ khoang điện tử Nếu phát hiện kẻ đột nhập, cơ trưởng sẽ khóa cửa buồng lái. Nhưng nếu cơ trưởng không còn kiểm soát được máy bay nữa, anh ta sẽ không thể làm điều đó", chuyên gia hàng không Jeff Wise, người thường xuyên xuất hiện trên CNN, nhấn mạnh.
Wise, tác giả của cuốn sách The Plane That Wasn't There: Why We Haven't found Malaysia Airlines Flight 370 (Tạm dịch: Máy bay không ở đây: Tại sao chúng ta không tìm thấy MH370) cho rằng, cần phải kiểm tra lại dữ liệu của vệ tinh Inmarsat để tìm ra chuyện gì đã thực sự xảy ra với MH370 bởi giả thiết của ông xuất phát từ việc hệ thống nhận và phát tín hiệu của MH370 đã bị tắt khi nó bay từ Malaysia qua không phận Việt Nam và sau đó dường như lại được khởi động lại, theo Cục Giao thông Vận tải Úc.
"Bạn không thể nói cho tôi biết cái hộp đó (hệ thống nhận và phát tín hiệu) đã bị tắt như thế nào và không ai có thể giải thích cái hộp đó được bật lại như thế nào. Tôi muốn nói rằng việc đó không thể xảy ra một cách vô tình. Ai đó đã cố tình làm việc đó và nó đòi hỏi ột sự hiểu biết sâu sắc về các thiết bị điện tử", ông Wise bình luận.
Lý thuyết về việc MH370 bị không tặc kiểm soát gần đây nổi lên trở lại sau khi Ghyslain Wattrelos - người mất vợ và hai con trên MH370 - nói rằng các nhà điều tra Pháp đang tìm hiểu về "thực thể thứ ba" bí ẩn trong vụ MH370.
Công dân Pháp Wattrelos cho biết Cảnh sát hàng không pháp (GTA) đang điều tra về một công dân Malaysia và một chuyên gia hàng không trên MH370. Hai người này có thể có kiến thức để hack hệ thống thông tin liên lạc của máy bay, theo Wattrelos.
Theo Danviet
MH370: Lý do không bao giờ tìm thấy sự thật Một chuyên gia hàng không hàng đầu đã tiết lộ riêng cho Daily Star Online những gì có thể xảy ra trong cuộc tìm kiếm máy bay mất tích MH370. Chuyên gia Vance tuyên bố MH370 không bao giờ được tìm thấy vì thiếu thông tin. Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đã biến mất vào ngày 8. 3. 2014, cùng với tất...