Máy bay Indonesia mất tích
Hãng hàng không Aviastar của Indonesia hôm nay tuyên bố mất liên lạc với một phi cơ nhỏ chở ít nhất 10 người trên khoang.
Máy bay Twin Otter của AviaStar. Ảnh: AviastarMandiri
Theo Reuters, hãng Aviastar thông báo mất liên lạc với máy bay Twin Otter khi nó đang đi từ Masamba tới Makassar trên đảo Sulawesi.
Có 10 người ở trên khoang, Wisnu Darjono, một quan chức thuộc cơ quan an toàn hàng không Indonesia, nói. Ông xác nhận giới chức mất liên lạc với máy bay.
Hiện thông tin về số người trên khoang chưa thống nhất giữa các nguồn tin, khi báo Jakarta Post đưa tin có 13 người đi máy bay, gồm ba thành viên tổ bay và 10 hành khách. AP lại cho biết máy bay chở 10 người, gồm ba thành viên tổ bay và 7 hành khách.
Video đang HOT
AP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Giao thông Indonesia Julius Barata cho biết máy bay mất liên lạc khi đang bay ở tỉnh Nam Sulawesi. Ông cho hay phi cơ mất liên lạc radio khoảng 30 phút trước thời điểm dự kiến hạ cánh ở Makassar, thủ phủ tỉnh Nam Sulawesi.
Một đội cứu hộ vừa được triển khai để tìm kiếm máy bay do hãng hàng không tư nhân sở hữu.
Indonesia, đất nước quần đảo với gần 250 triệu dân, những năm gần đây trải qua nhiều tai nạn về giao thông vận tải, trong đó có tai nạn máy bay, tàu hỏa và phà.
Trọng Giáp
Theo VNE
Máy bay chở 54 người rơi tại Indonesia: Máy bay không chở quá tải
Máy bay ATR 42, số hiệu TGN267 của Hãng hàng không Trigana Air bị rơi tại tỉnh Papua của Indonesia vào trưa 16.8.
Một chiếc máy bay ATR 42 của Trigana Air - Ảnh: Telegraph
Chuyến bay TGN267 của Hãng Trigana Air (Indonesia) chở 54 người, bao gồm 49 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn, trên đường bay từ sân bay Sentani ở thủ phủ Jayapura của tỉnh Papua đến thị trấn Oksibil, theo tờ Le Figaro.
Thông thường, thời gian bay của tuyến Sentani - Oksibil từ 45 - 50 phút nhưng máy bay đã mất tín hiệu trên ra đa vào khoảng 13 giờ (giờ Việt Nam), tức khoảng 30 phút sau khi cất cánh.
Thông tin ban đầu cho thấy trước khi mất tín hiệu, phi công của chuyến TGN267 không thông báo gì bất thường. Xét theo lộ trình thì máy bay mất liên lạc khi đã đến gần địa phận Oksibil, vốn là địa phương miền núi, địa hình hiểm trở. Reuters dẫn lời người dân địa phương cho hay đã nhìn thấy một máy bay rơi. Cục trưởng Cục Hàng không Indoneisa Suprasetyo cũng xác nhận người dân đã tìm thấy mảnh vỡ máy bay tại huyện Ok Bape, cách Oksibil khoảng 40 km về hướng bắc. Các nhân chứng cho biết máy bay đâm vào núi Tangok. Hiện chưa rõ có ai sống sót hay không.
Lược đồ địa điểm máy bay rơi - Ảnh: AFP
Trong khi đó, AFP dẫn lời ông Beni Sumaryanto, Giám đốc kinh doanh của Trigana Air, cho biết: "Máy bay không chở quá tải. Phi công đã trao đổi với đài kiểm soát không lưu Oksibil khoảng 10 phút trước giờ hạ cánh dự kiến để chuẩn bị hạ độ cao nhưng sau đó thì mất liên lạc hoàn toàn".
Theo ông Sumaryanto, thời tiết tại vùng núi xung quanh thị trấn Oksibil biến đổi rất khó lường. Lực lượng cứu hộ Indonesia đã tạm ngưng tìm kiếm vào tối qua vì gặp nhiều trở ngại do thời tiết xấu và địa hình hiểm trở.
Các chuyên gia nhận định việc chuyến bay TGN267 mất tích cho thấy Indonesia cần tăng cường các tiêu chuẩn về an toàn hàng không. Với 17.000 đảo lớn nhỏ và 250 triệu dân, thị trường ngành hàng không của nước này được đánh giá là có tốc độ phát triển hàng đầu châu Á. Tuy nhiên, điều kiện của Indonesia chưa thật sự tương xứng với đà phát triển vì còn thiếu phi công, nhân viên kiểm soát không lưu trình độ cao và các phương tiện kỹ thuật của nhiều sân bay còn lạc hậu. Trigana Air là một hãng hàng không nhỏ được thành lập vào năm 1991, khai thác khoảng 40 đường bay nội địa. Đáng chú ý là hãng này nằm trong danh sách cấm bay tại không phận EU vì không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn hàng không.
Nhiều tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra tại Indonesia trong thời gian gần đây: máy bay số hiệu QZ8501 của Hãng AirAsia bay từ Surabaya (Indonesia) đến Singapore bị rơi tại biển Java vào tháng 12.2014 làm 162 người thiệt mạng, máy bay vận tải quân sự Hercules C-130 của Indonesia rơi tại khu dân cư của thành phố Medan hồi cuối tháng 6 làm 142 người thiệt mạng...
Lan Chi
Theo Thanhnien
Vụ rơi QZ8501: Tranh cãi nảy lửa giữa giới phi công và Bộ trưởng GTVT "Cuộc chiến" giữa Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia, Ignasius Jonan và giới phi công đã nổ ra vài ngày qua. Nguyên nhân là do các phi công đã rất tức giận khi vị bộ trưởng cáo buộc phi công của AirAsia Indonesia đã vi phạm các quy trình về hàng không, do đó đã khiến cho máy bay QZ8501 gặp nạn....