Máy bay huấn luyện nội địa của Ấn Độ bay thử lần đầu thành công
Thông tin trên trang mạng “flightglobal” cho hay, máy bay huấn luyện HTT-40 do Ấn Độ chế tạo đã bay thử lần đầu tiên thành công.
Mô hình máy bay huấn luyện HTT-40
Chiếc máy bay này đã bay thử thành công lần đầu tiên tại sân bay Bengaluru, với thời gian bay là 30 phút. Được biết hoạt động bay thử dòng máy bay này sẽ được Công ty trách nhiệm hữu hạn hàng không HAL (Hindustan Aeronautics Ltd) Ấn Độ tiến hành đến tận cuối năm 2018. HAL sẽ chế tạo 3 chiếc nguyên mẫu và 2 chiếc dùng để thử nghiệm tĩnh.
Trước đây, chính phủ nước này đã chất vấn đối với các công ty quốc phòng trong nước rằng, liệu họ có khả năng tham gia vào dự án có tổng giá trị khoảng 1,2 tỷ USD, về sản xuất máy bay PC-7 Mark II được công ty Pilatus Thụy Sĩ cấp phép không.
Đây là dự án mà New Dehli và công ty Pilatus Thụy Sĩ đã đạt được thỏa thuận về chế tạo và xuất khẩu máy bay huấn luyện, nhưng chỉ cho phép công ty Ấn Độ sản xuất khoảng 50% linh kiện và hệ thống phụ của máy bay.
Nhưng các công ty quốc phòng Ấn Độ cho rằng, giá thành của dự án này quá đắt đỏ, mà đơn hàng lại có hạn. Ngoài ra, chỉ lựa chọn một số công ty Ấn Độ và một số nhà sản xuất thiết bị gia công của Thụy Sỹ tham gia vào dự án. Do đó, đến nay, vẫn chưa có công ty nào đưa ra ý kiến về gói thầu cung cấp máy bay huấn luyện với Pilatus.
Video đang HOT
Một quan chức cấp cao của Tập đoàn Tata cho biết, công ty sản xuất máy bay Pilatus Thụy Sĩ là người được hưởng lợi chính trong dự án này, còn lợi nhuận của doanh nghiệp Ấn Độ thì rất ít. Liên quan đến vấn đề này, một lãnh đạo của công ty HAL khẳng định, họ sẽ nghiên cứu máy bay huấn luyện HTT-40 hiện đại hơn máy bay PC-7 Mark II của Thụy Sĩ.
Theo kế hoạch chiếc đầu tiên dòng máy bay huấn luyện HTT-40 sẽ được bàn giao cho không quân Ấn Độ vào năm 2019, năm thứ 3 tiếp sau đó sẽ bàn giao tiếp 11 chiếc. Sau đó, tốc độ sản xuất sẽ được nâng lên 20 chiếc/năm. Được biết, lực lượng không quân nước này sẽ mua ít nhất 68 chiếc máy bay huấn luyện kiểu này.
Theo_An ninh thủ đô
Việt Nam sản xuất súng SCT-29 mạnh hơn RPG-7
Viện Vũ khí (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã sản xuất thành công nhiều vũ khí cực uy lực, trong đó có súng SCT29 và đạn chống tăng ĐCT29.
Theo Viện trưởng Viện Vũ khí, Bùi Tuấn Anh việc sản xuất thành công súng SCT-29 và đạn chống tăng ĐCT-29 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Việt Nam.
Được biết trong tháng 10/2015, Việt Nam đã bắn thử nghiệm thành công đạn chống tăng nội địa ĐCT-7 cho súng chống tăng SCT-29.
Kết quả bắn thử nghiệm đạn chống tăng ĐCT-7 thành công lần này đã làm tăng đáng kể sức mạnh của bộ binh trong chiến đấu và là lời khẳng định cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Theo thông tin được công khai, súng chống tăng SCT-29 có nhiều ưu điểm hơn so với các loại súng phóng lựu vác vai chống tăng như B-40, B-41 (RPG-7) cả về tầm bắn và uy lực sát thương.
Cụ thể, phần đầu của đạn ĐCT-7 được thiết kế theo nguyên lý lượng nổ lõm, nhằm tập trung uy lực của thuốc nổ, tạo ra lượng nhiệt lớn để xuyên qua các lớp giáp bảo vệ của các loại xe tăng, bọc thép...
Việc chế tạo thành công đạn ĐCT-7 cho súng chống tăng SCT-29 có ý nghĩa rất lớn, làm tăng đáng kể sức mạnh các lực lượng trong quân đội.
Bởi loại súng này không chỉ được biên chế đi kèm bộ binh mà còn được lắp đặt trên một số loại xe bọc thép, xe bán tải,... nhằm tăng khả năng cơ động trên chiến trường. Trong ảnh: Súng chống tăng B41 (RPG-7).
Việc chế tạo thành công súng chống tăng SCT-29 và đặc biệt là đạn ĐCT-7 cũng giúp nâng cao khả năng tự chủ trong sản xuất, chế tạo vũ khí, đáp ứng yêu cầu huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội và giảm đáng kể chi phí quốc phòng, tiết kiệm ngân sách Nhà nước. Trong ảnh: Súng chống tăng B41 (RPG-7).
Theo_Báo Đất Việt
Nga muốn bán tàu chiến Gepard 3.9 cho nhiều nước khác Sau hai hợp đồng xuất khẩu tàu chiến Gepard 3.9 thành công với Việt Nam, Nga vẫn đang tham vọng muốn bán thêm lớp tàu này tới nhiều nước khác. Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn TASS, quan chức cấp cao hàng ngũ lãnh đạo Tập đoàn Rosoboronexport Vladimir Yereschenko cho biết, trong triển lãm quốc phòng Defence Services Asia 2016, tập...