Máy bay Hong Kong Airlines gặp sự cố, nhiều người bị thương
Ít nhất 12 người đã nhập viện sau một sự cố rối loạn không khí trên một chuyến bay của Hong Kong Airlines (Hồng Kông), sau khi máy bay cất cánh từ đảo du lịch Bali của Indonesia, theo AFP ngày 7.5.
Một chiếc máy bay thuộc hãng Hong Kong AirlinesAirbus
Vụ việc diễn ra vào hôm nay 7.5, khiến 17 người bị thương, trong đó có 12 người phải nhập viện. Chuyến bay CRK 6704 chở 204 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn cất cánh từ Bali, gặp sự cố kể trên tại khu vực thuộc đảo Borneo (thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia). Chiếc Airbus A330-200 của Hong Kong Airlines phải trở về hạ cánh ở sân bay Ngurah Rai, Bali.
“Có 17 người bị thương, 12 người phải nhập viện điều trị thêm trong khi 5 người khác được điều trị tại phòng khám ở sân bay đã được ra về”, AFP dẫn lời ông Trikora Harjo, tổng giám đốc sân bay quốc tế Ngurah Rai ở Densapar, Bali.
Ông Harjo cũng cho biết thêm hầu hết các hành khách đều bị va đập, nhưng vẫn còn tỉnh táo và có thể tự bước đi bình thường. Trong khi đó chiếc A330-200 gặp nạn không bị hư hại nặng và hiện được kiểm tra.
Video đang HOT
Đây là những sự cố bất ổn thứ hai liên quan đến máy bay Airbus 300-200 ở Indonesia trong tuần này.
Trước đó một chuyến bay của hãng hàng không Etihad Airways đã gặp trường hợp rối loạn không khí “nghiêm trọng và bất ngờ” ngay trước lúc hạ cánh ở Jakarta (Indonesia) hôm 4.5, khiến ít nhất 31 hành khách bị thương, theo AFP.
Hồi cuối tháng 4, Hong Kong Airlines đã ký hợp đồng thuê thêm 2 chiếc Airbus A330-300 từ nhà cung cấp AWAS. Hiện hãng bay Hồng Kông có 5 chiếc A330-300 và 9 chiếc A330-200, loại vừa gặp 2 tai nạn vừa qua, theo trang web của ch-aviation, một công ty cung cấp thông tin, dữ liệu bay có trụ sở ở Thụy Sĩ.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Malaysia cho hải quân Trung Quốc sử dụng cảng gần Trường Sa
Malaysia cho phép hải quân Trung Quốc sử dụng cảng Kota Kinabalu làm điểm dừng chân, một động thái dung hòa quan hệ trong khi Bắc Kinh muốn xây dựng căn cứ như đã làm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tàu khu trục Mỹ ghé cảng Kota Kinabalu gần quần đảo Trường Sa. Malaysia sẽ cho hải quân Trung Quốc sử dụng cảng này làm điểm dừng chân để tiếp tế nhiên liệu - Ảnh: Reuters
Malaysia và Trung Quốc đã đồng ý bằng một thỏa thuận cho phép hải quân Trung Quốc sử dụng cảng Kota Kinabalu ở đảo Borneo gần với Philippines và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thỏa thuận được 2 nước thực hiện khi đô đốc Wu Shengli, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thăm Malaysia hồi tuần trước, theo South China Morning Post hôm 20.11 dẫn lại nguồn từ tạp chí National Interest của Mỹ. Tàu chiến Trung Quốc được phép sử dụng cảng Kota Kinabalu như điểm dừng chân để tiếp tế nhiên liệu.
Phát triển nhiều cảng thành điểm cung ứng trong một hải trình dài là kế hoạch dài hạn của hải quân Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông, ông Ni Lexiong, nhà phân tích quân sự ở Thượng Hải, Trung Quốc nhận định, theo South China Morning Post.
Kế hoạch này của Bắc Kinh có tham vọng lớn hơn là xây dựng căn cứ hải quân ở những cảng như Trung Quốc đang làm trên những đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh cũng muốn sử dụng cảng của nước khác để thực hiện mục tiêu chiến lược của mình.
Chưa rõ kế hoạch sử dụng cụ thể của Trung Quốc đối với cảng Kota Kinabalu được Malaysia cho phép này. Malaysia có tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo giáo sư Hoo Tiang Boon của trường đại học kỹ thuật Nanyang, Singapore thì Malaysia ngại đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, khác với Philippines và Việt Nam.
"Người Malaysia còn thận trọong trong việc đối mặt với người Trung Quốc về vấn đề này (tranh chấp ở Biển Đông)", ông Hoo nhận xét. Theo ông, Malaysia tránh đối đầu ngay cả khi Kuala Lumpur không hài lòng với Bắc Kinh trong chuyện hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc xâm phạm lãnh hải của Malaysia ở bãi cạn James và Luconia; và cả chuyện ngư dân Malaysia bị ngư dân Trung Quốc chèn ép, đánh bắt cá ở khu vực vùng biển của Malaysia.
Tàu khu trục USS Lassen của Mỹ thao tác cứu hộ cứu nạn trên Biển Đông sau khi tuần tra qua khu vực Đá Xu Bi ngày 27.10 - Ảnh: Reuters
Liên quan đến việc sử dụng cảng, ông Hoo nhận định điều đó không có nghĩa hải quân Trung Quốc sẽ được phép biến nó thành căn cứ quân sự của mình như tham vọng của Bắc Kinh. "Đó là động thái dung hòa (của Malaysia) khi cảng này từng mở cửa cho hải quân các siêu cường khác như Mỹ và Pháp ghé qua", ông Hoo phân tích.
Trong khi đó, chuyên gia Trung Quốc, ông Ni cho rằng người Mỹ hẳn sẽ không hài lòng khi Kuala Lumpur cho Bắc Kinh sử dụng cảng Kota Kinabalu, nơi mà tàu khu trục mang tên lửa dẫn dường USS Lassen của Mỹ từng ghé đến sau khi đã thực hiện tuần tra ở Đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa hồi tháng 10.2015.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Malaysia bất ngờ phản đối sự xâm nhập của tàu Trung Quốc Hành động tiếp tục lấn lướt ở Biển Đông của Trung Quốc trong năm nay đã khiến Malaysia lần đầu lên tiếng phản đối. Tàu hải cảnh Trung Quốc tại bãi cạn Luconia nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia - Ảnh: Facebook Shahidan Kassim Các nhà quan sát thế giới tỏ ra bất ngờ trước sự lên tiếng lần...