Máy bay Hàn Quốc thách thức vùng phòng không Trung Quốc
Hôm qua Hàn Quốc đã điều phi cơ tuần tra qua Vùng nhận dang phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa tuyên bố thiết lập trên biển Hoa Đông.
Máy bay tuần tra hàng hải P-3C vào Vùng nhận diện phòng không do Trung Quốc mới thiết lập nhưng không vấp phải phản ứng từ phía Bắc Kinh. (Ảnh minh họa)
Nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho biết, máy bay tuần tra hàng hải P-3C của hải quân nước nay đã rời đảo Jeju và bay qua các khu vực tranh chấp để làm nhiệm vụ tuần tra hai lần mỗi tuần như thường lệ mà không thông báo lịch trình theo yêu cầu của Trung Quốc. Và cac chuyên bay tương tư sẽ tiếp tục diễn ra.
Động thái của Hàn Quốc diễn ra chỉ một ngày sau khi Mỹ điều hai máy bay B-52 bay qua Vùng nhận dang phòng không (AIDZ) của Trung Quốc trên quần đảo tranh chấp tại biển Hoa Đông.
Việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ khiến tình hình khu vực Đông Bắc Á vốn đã căng thăng càng trơ nên bât ôn hơn trong mấy ngày qua với việc các bên liên tiếp đưa ra các hành động ăn miếng trả miếng, đặc biệt từ phía Nhật Bản. Hãng AFP dẫn nguồn từ báo Yomiuri Shimbun ngày 27/11 cho biết, Tokyo đang cân nhắc mở rộng khu vực ADIZ của ho trên Thái Bình Dương, môt cach đê ho đap tra ADIZ của Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đang xem xét kha năng triển khai máy bay chiến đấu tại các căn cứ ở khu vực tranh chấp với Bắc Kinh trên biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, ngày 27/11, Reuters cho biết, nhiều khả năng Nhật Bản sẽ tăng ngân sách quốc phòng khoảng 3% vào năm 2014. Sự thách thức từ hải quân ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc đã buộc Nhật Bản không thể tiếp tục chính sách giảm chi phí quân sự ma ho theo đuôi suôt một thập kỷ qua. Trong năm 2013, ngân sách quốc phòng Nhật Bản đã tăng gần 1%, lên mức 48 tỷ USD. Tuy nhiên, trước việc Bắc Kinh liên tục tăng ngân sách quốc phòng và gia tăng những hành động cứng rắn, các nhà lãnh đạo Tokyo không thể “ăn ngon ngủ yên”.
Bên cạnh đó, Tokyo còn có kế hoạch thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) theo kiểu Mỹ vào ngày 4/12 tới trong bối cảnh Quốc hội vừa thông qua đạo luật thành lập NSC. Cơ quan này sẽ trao nhiều quyền hơn cho Văn phòng Thủ tướng trong việc hoạch định các chính sách đối ngoại và quốc phòng để đối phó với các mối đe dọa an ninh ở châu Á, đặc biệt từ phía Trung Quốc. Hơn nữa, ông Abe là người có quan điểm cứng rắn nên với hội đồng này, ông Abe sẽ như “hổ mọc thêm cánh” trong duy trì các quyết sách cứng rắn, đặc biệt liên quan tới vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Giơi quan sat dư đoan tình hình khu vực Đông Bắc Á sẽ tiếp tục căng thẳng trong thời gian tới, với việc các bên đều đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc. Tối 27/11, Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-Se cảnh báo, tranh chấp chủ quyền ngày một gia tăng có nguy cơ làm tình hình an ninh tại Đông Bắc Á càng thêm bất ổn.
Theo Xahoi
Chính phủ Trung Quốc bị chỉ trích 'quá chậm' trong vụ B-52 Mỹ
Phản ứng của Trung Quốc với việc hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay vào vùng nhận dạng phòng không mới là "quá chậm" và chính phủ nên "ngăn chặn chiến tranh tâm lý của Washington và Tokyo", truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ trích vào ngày 28.11.
Máy bay ném bom B-52 của quân đội Mỹ - Ảnh: Reuters
Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo có xu hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, nói rằng phản ứng của chính phủ đối với động thái của Mỹ là "quá chậm".
"Chúng ta đã thất bại khi không có được một phản ứng kịp thời và thích hợp", Hoàn Cầu Thời Báo nhận định trong bản tin viết bằng tiếng Anh đăng tải ngày 28.11.
Trong bản tin viết bằng tiếng Trung Quốc có nội dung tương tự, Hoàn Cầu Thời Báo nói rằng thông báo của Bắc Kinh đưa ra sau khi hai máy bay ném bom Mỹ bay vào vùng không phận mới là "chậm hơn so với kỳ vọng" và thể hiện sự không chuẩn bị.
Tờ báo này bình luận rằng các quan chức Trung Quốc đã "không có khả năng" đối phó với "chiến tranh tâm lý" của Mỹ.
"Nhà chức trách Trung Quốc cần phải có phản ứng nhanh chóng với các loại tình huống khẩn cấp và thách thức khác nhau",Hoàn Cầu Thời Báo nói trong bản tin tiếng Anh.
Được biết, Lầu Năm Góc hôm 26.11 thông báo đã điều động hai "pháo đài bay" B-52 bay vào vùng nhận dạng phòng không tại biển Hoa Đông do Trung Quốc đơn phương tuyên bố.
Đến khoảng 11 tiếng sau đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc mới đưa ra thông báo khẳng định rằng quân đội nước này "đã theo dõi toàn bộ diễn tiến vụ việc", nhưng không đưa ra bình luận phản đối hay đe dọa gì.
Tờ China Daily chỉ trích rằng động thái của Washington đã làm gia tăng "tính hiếu chiến" của Tokyo, đồng thời cảnh báo rằng những hành động như vậy có khả năng gây ra xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ.
"Tình trạng lộn xộn hiện tại là hậu quả của chính sách lợi dụng căng thẳng để giành lợi thế của Tokyo và "thông điệp" của Washington (ý nói về việc điều động B-52) sẽ chỉ làm tăng tính hiếu chiến của Tokyo, cũng như làm tiêu tan khả năng dùng đến các biện pháp ngoại giao để xử lý", China Daily cho biết.
"Quan trọng hơn hết là hành động của Mỹ có thể đặt Trung Quốc và Mỹ trong tình trạng đối đầu và điều này nguy hiểm hơn nhiều so với trò gửi máy bay quân sự", tờ báo Trung Quốc lớn giọng nói.
Theo TNO
Đến lượt máy bay Nhật bay vào vùng phòng không mới của Trung Quốc Ngày 28.11, Nhật Bản cho biết nước này đã điều động máy bay bay qua vùng nhận dạng phòng không vừa được thiết lập tại biển Hoa Đông của Trung Quốc mà không gặp phải trở ngại gì. Vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc, gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Đồ họa: Thanh Niên Online Các máy bay quân...