Máy bay Hàn Quốc, Nhật Bản hộ tống chiến đấu cơ Nga qua biển trung lập
Hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS thuộc các lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã thực hiện các chuyến bay theo kế hoạch qua vùng biển trung lập thuộc Biển Nhật Bản và Biển Đông.
Máy bay Tu-95 của Nga. (Nguồn: nationalinterest.org)
Theo Sputniknews, Bộ Quốc phòng Nga ngày 27/11 tuyên bố, hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga đã thực hiện một chuyến bay theo kế hoạch qua Biển Nhật Bản và Biển Đông, và hai máy bay này đã được các máy bay chiến đấu của Hàn Quốc và Nhật Bản hộ tống qua một số đoạn đường.
Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ: “Hai máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS thuộc các lực lượng hàng không vũ trụ đã thực hiện các chuyến bay theo kế hoạch qua vùng biển trung lập thuộc Biển Nhật Bản và Biển Đông.”
“Trong chuyến bay, những máy bay tầm xa này đã được các máy bay chiến đấu Su-35S và một máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm A-50 của các lực lượng hàng không vũ trụ hộ tống,” Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Bộ này cũng nhấn mạnh, ở một số đoạn đường bay, máy bay Tu-95MS đã được máy bay chiến đấu F-15, F-16 của Hàn Quốc và máy bay chiến đấu F-2 của Nhật Bản hộ tống.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, chuyến bay kéo dài hơn 10 giờ./.
Video đang HOT
Theo (Vietnamplus.vn )
Thổ Nhĩ Kỳ quá "mê mệt" S-400, TT Trump bất ngờ xuống nước tung kế "giải vây"
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan một hợp đồng thương mại trị giá 100 tỷ USD và một "giải pháp thay thế" để tránh các lệnh trừng phạt mà Washington cam kết áp đặt với Ankara bởi thương vụ mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Tổng thống Trump đã mời người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thăm Nhà Trắng. Đây được xem là một khuyến khích lớn nhằm thúc đẩy mối quan hệ tốt hơn giữa hai nước.
Theo Sputniknews, nhật báo Washington Post ngày 12/11 dẫn các nguồn thao tin cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề nghị người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan một hợp đồng thương mại trị giá 100 tỷ USD và một "giải pháp thay thế" để tránh các lệnh trừng phạt mà Washington cam kết áp đặt với Ankara bởi thương vụ mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Theo Washington Post, đề nghị nhằm cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ nói trên được cho là đã được viết trong một bức thư gửi Tổng thống Erdogan vào tuần trước.
Đề xuất của nhà lãnh đạo Mỹ có thể sẽ chọc giận một số hạ nghị sỹ Mỹ - những người hồi tháng trước đã tán thành các lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì chiến dịch quân sự ở Syria.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 khiến Mỹ nổi giận
Lời đề nghị của Mỹ đã gây phẫn nộ với một số bộ phận những người mong muốn Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 và vì tấn công vào Syria.
Thật đáng xấu hổ khi ông Trump đã mời ông Erdogan đến Nhà Trắng sau khi ông Erdogan tấn công các đồng minh người Kurd Syria của chúng ta, ông Sen. Chris Van Hollen, một quan chức trong Quốc hội Mỹ cho hay.
Ông Trump từ lâu đã bày tỏ sự thân thiết với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm của ông Erdogan tới Nhà Trắng cũng là một phần trong kế hoạch mà ông Trump nêu trong cuộc điện đàm ngày 6/10 với nhà lãnh đạo của Thổ Nhĩ Kỳ.
Rõ ràng, chúng tôi đã loại (lời đề nghị mời nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ tới Mỹ) ra khỏi bàn thảo khi lực lượng của Ankara đến thành phố Syria, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết. Tuy nhiên, sau khi chúng tôi nhận thấy có lệnh ngừng bắn, chúng tôi quyết định triển khai tổ chức chuyến thăm, quan chức cho biết.
Để đổi lấy mối quan hệ tốt với ông Trump, ông Erdogan tuyên bố tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn ở Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của NATO cũng tiếp tục hỗ trợ các mục tiêu của Mỹ trong việc ngăn sự hồi sinh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Ankara cũng cố gắng để giải quyết vấn đề S-400, một quan chức Mỹ cho hay.
Việc Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Mỹ nổi giận và đe dọa trừng phạt Ankara. Tuy nhiên, đến nay ông Trump đã hoãn các lệnh trừng phạt đó.
Giờ đây, khi lô S-400 đầu tiên đã được Nga chuyển cho Thổ Nhĩ Kỳ thì Mỹ vẫn nỗ lực thuyết phục Ankara từ bỏ sử dụng vũ khí này để nối lại chương trình F-35.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ ngày 13/11 của ông Erdogan, nguyên thủ hai nước đã thảo luận về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ, cũng như mua S-400 của Nga.
Chuyên gia nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu châu Á và châu Phi, Trường Kinh tế Cao cấp, ông Alexei Obraztsov, nhận định, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng giảm thiểu các hậu quả, nhưng việc này sẽ mất một thời gian khá dài.
"Trước hết, người ta thường nói về việc Thổ Nhĩ Kỳ từ chối đồng USD và thanh toán bằng tiền tệ quốc gia với Nga. Tất nhiên, để làm được điều này là rất khó, sự ràng buộc với đồng USD vẫn còn khá lớn. Nhưng chắc chắn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cố gắng phản ứng với các lệnh trừng phạt, giảm thiểu các hậu quả của chúng, dù cho họ có rất ít thời gian. Các biện pháp ổn định luôn luôn là dài hơi, trong khi các biện pháp trừng phạt chắc chắn sẽ mang lại những vấn đề nhất định cho nước này", theo nhà nghiên cứu.
Câu chuyện về thương vụ hệ thống phòng không tối tân của Nga cũng đang gây ra nhiều tranh cãi, cả trong giới chính trị gia lẫn chuyên gia quân sự. Theo đó, trong cuộc phỏng vấn với NSN, chuyên gia tại Viện Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, Đại tá, Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov, cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang hướng về Washington nhiều hơn Moscow.
"Ông Erdogan không phải là một người ủng hộ đáng tin cậy của chúng ta, và việc bán cho ông ấy các hệ thống vũ khí mới, chẳng hạn như Mi-35, là điều không nên. Kể cả việc chuyển giao bất cứ công nghệ nào. Tôi tin rằng, trong bối cảnh đó, việc bán tổ hợp S-400 là một sai lầm nghiêm trọng. Bởi vì giờ đây, sự xuất hiện của những tổ hợp này tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với chúng ta", ông Sivkov nói.
Theo nguoiduatin
Phát hiện 3 thi thể trong vụ rơi trực thăng của Hàn Quốc Ngày 2/11, giới chức Hàn Quốc thông báo lực lượng cứu hộ nước này đã phát hiện 3 thi thể được cho là nằm trong số 7 người mất tích, sau vụ rơi thăng ở vùng biển gân quân đao Dokdo ở Biển Nhât Ban, mà Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Takeshima. Lực lượng cứu hộ Hàn...