Máy bay hải quân Trung Quốc gặp nạn, 2 phi công thiệt mạng
Hai phi công Trung Quốc đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay của hải quân nước này tại tỉnh Liêu Ninh, đông bắc đất nước, hải quân Trung Quốc xác nhận.
Jiang Tao (giữa), một trong 2 người thiệt mạng trong vụ tai nạn (Ảnh:Xinhua)
Vụ tai nạn xảy ra vào ngày 13/5 nhưng thông tin chỉ được công bố vào hôm qua 26/5.
Hải quân Trung Quốc cho biết hai phi công, gồm một người hướng dẫn bay và một học viên, đã thiệt mạng do không kịp nhảy dù sau khi họ tránh đâm xuống một khu dân cư đông đúc.
Sau khi phát hiện động cơ của máy bay bốc cháy ngay sau khi cất cánh, hai phi công đã đưa ra máy bay ra khỏi khu vực đông dân cư trước khi đâm xuống rừng. Thời gian kể từ khi quan sát thấy vụ cháy cho tới khi xảy ra tai nạn chỉ cách nhau 17 giây.
Video đang HOT
Theo hải quân Trung Quốc, không có đủ thời gian hoặc độ cao để hai phi công nhảy dù từ máy bay.
Hai phi công thiệt mạng được xác định là người hướng dẫn bay Jiang Tao, 27 tuổi, và học viên Lu Pengfei, 22 tuổi. Cả hai đều tới từ Trường bay hải quân thuộc quân đội Trung Quốc.
An Bình
Theo Dantri/Xinhua
Thời báo Ấn Độ chỉ ra động thái Trung Quốc đóng thêm 4 tàu sân bay
"Sau khi sở hữu tàu sân bay đầu tiên vào năm 2012, Trung Quốc đang đóng 4 tàu sân bay khác, trong đó 2 chiếc là tàu sân bay thông thường và 2 chiếc hoạt động bằng năng lượng hạt nhân", báo The Times of India của Ấn Độ (TOI) tuần trước dẫn lời một quan chức cho biết.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tăng tốc chế tạo 4 tàu sân bay
Theo tờ báo có trụ sở ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), hai chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ có lực giãn nước hơn 90.000 tấn, giống như tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.
Theo trang Miercn của Trung Quốc, việc nghiên cứu phát triển tàu hạt nhân của Trung Quốc đã được quan chức nước này xác nhận. Ngày 20-5 vừa qua, Tổng công ty công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC), một trong hai doanh nghiệp đóng tàu quốc doanh lớn nhất nước này, công bố 863 dự án "nghiên cứu kỹ thuật then chốt và an toàn tàu động lực hạt nhân" và dự án hỗ trợ khoa học "công nghệ phát điện lò phản ứng hạt nhân mô hình nhỏ" của Bộ Kỹ thuật quốc gia Trung Quốc, đã được chính thức phê duyệt.
Động thái này có nghĩa Trung Quốc đang bắt tay vào nghiên cứu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc các tàu thuyền mô hình lớn tương tự. Với tàu sân bay sử dụng năng lượng hạt nhân, một quốc gia có thể tăng cường áp lực quân sự và tiến hành tác chiến với quốc gia đối địch mà không cần lo ngại về khoảng cách địa lý. Hiện nay trên thế giới chỉ có Hải quân Mỹ phát triển được tàu sân bay động lực hạt nhân và nước này đang sở hữu 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Ngoài Mỹ, chỉ có Pháp đang sở hữu 1 tàu sân bay năng lượng hạt nhân.
Thực tế, trước thông tin từ báo TOI, năm 2014 truyền thông Hồng Kông cũng đã rộ tin quan chức cấp cao Trung Quốc dự tính nước này phải có ít nhất 4 tàu sân bay trong tương lai. Tháng 1-2014, tờ Đại công báo đưa tin, tại cuộc thảo luận phân tổ của đoàn đại biểu Liêu Ninh trong Hội nghị đại biểu nhân dân tỉnh Liêu Ninh, Bí thư tỉnh này - ông Vương Dân tiết lộ, tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc đang được đóng tại Đại Liên, dự tính cần 6 năm để hoàn thành, tương lai Hải quân Trung Quốc có 4 tàu sân bay. Đại Liên cũng đang xây dựng 2 tàu khu trục tiên tiến 052D. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc xác nhận thông tin nước này đang đóng tàu sân bay. Theo tờ Nam Hoa Tảo báo Hồng Kông, nếu dựa theo thời điểm tàu sân bay Liêu Ninh mua lại từ Ukraine được giao cho Hải quân Trung Quốc hồi tháng 9-2012, thì tàu sân bay thứ 2 Trung Quốc đang đóng sẽ xuất xưởng vào năm 2018.
Đặc biệt, tờ Minh báo dẫn lời của ông Hoàng Đông, Chủ tịch Hiệp hội quân sự quốc tế Macao nhận định, Hải quân Trung Quốc muốn có được khả năng tác chiến toàn cầu nên không thể chỉ dựa vào mỗi tàu sân bay Liêu Ninh. Trước năm 2050, Bắc Kinh sẽ đóng 4 tàu sân bay khác. Trong khi đó, tờ Want China Times chỉ ra, Bắc Kinh đang nghiên cứu để sản xuất công nghệ phóng điện từ riêng giống như hệ thống mà Mỹ trang bị trên các tàu sân bay hiện đại. Nếu hệ thống phóng có thể được nghiên cứu hoàn thiện, các tàu do Trung Quốc sản xuất sẽ có thể mang theo tối đa 65 máy bay.
Lộ ý đồ đưa tàu sân bay ra Biển Đông
Thông tin về việc tăng cường đóng tàu sân bay của Trung Quốc rộ lên trong bối cảnh cộng đồng quốc tế chỉ trích kịch liệt hành động của nước này cải tạo trái phép bãi đá thành đảo trên Biển Đông. Ngày 21-5, Mỹ đã khẳng định vẫn tiếp tục các cuộc tuần tra trên biển và trên không trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông, dù cho hải quân Trung Quốc xua đuổi một máy bay do thám Mỹ trên không phận gần các đảo nhân tạo.
Một bài phân tích từ năm 2012 trên trang mạng 163.com của Trung Quốc đã chỉ ra, Trung Quốc có rất nhiều khả năng bố trí tàu sân bay ra khu vực Biển Đông. Theo bài phân tích này, tàu sân bay của Bắc Kinh cần ra vịnh Tam Á để yểm trợ cho đội ngũ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của nước này.
Năm 2013, báo Nhân dân của Trung Quốc từng dẫn ý kiến của chuyên gia quân sự Tống Trung Bình trên tờ Tân Kinh báo nhận định, căn cứ hàng không mẫu hạm Tam Á của nước này có phạm vi khống chế bao gồm toàn bộ Biển Đông. Và nếu có căn cứ tàu sân bay ở đây thì có thể đảm bảo cho việc tuần tra liên tục trên Biển Đông, giành quyền khống chế trên không với toàn bộ khu vực. Cùng năm này, một bài viết trên mạng Sina cho biết, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân đã xác nhận, quân đội Bắc Kinh đã thiết lập căn cứ hàng không mẫu hạm ở Tam Á.
Theo_An ninh thủ đô
Báo Ấn Độ: Trung Quốc đang âm thầm đóng 4 tàu sân bay Báo Times of India (TOI) đưa tin Trung Quốc đang đóng tới 4 tàu sân bay, bởi trước đó một quan chức hải quân nước này tuyên bố Hải quân Bắc Kinh cần tới 4 tàu sân bay để đảm bảo năng lực tác chiến trên biển. Liêu Ninh - tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. (Ảnh: WCT) Theo báo TOI,...