Máy bay Đức đột ngột giảm độ cao hơn 9.000 m trước khi rơi
Các nhà điều tra đang hy vọng sẽ tìm thấy hộp đen của phi cơ Đức để tìm hiểu nguyên nhân tại sao chiếc máy bay của hãng Germanwings lại giảm độ cao hơn 9.000 m chỉ trong vài phút trước khi rơi xuống dãy An-pơ sáng nay 24/3.
Biểu đồ cho thấy máy bay Đức giảm độ cao hơn 9.000 m trong vài phút. (Ảnh: Daily Mail)
Mirror và Daily Mail dẫn thông tin từ các trang chuyên theo dõi chuyến bay cho biết máy bay đã giảm độ cao từ gần 11. 600m xuống còn khoảng 2.100m trong chưa đầy 10 phút. Trong khi đó, RT lại đưa tin phi cơ 4U9525 giảm độ cao hơn 9.000m chỉ trong 8 phút.
Hiện chưa rõ khoảng thời gian chính xác, nhưng các nguồn tin đều cho hay máy bay đã giảm độ cao rất đột ngột trước khi rơi xuống dãy An-pơ, thuộc miền nam nước Pháp. Các chuyên gia hàng không nhận định đây là một trong những yếu tố mà lực lượng cứu hộ cùng các nhà điều tra cần chú ý.
Báo The Local cho biết chuyến bay mang số hiệu GW4U9525 bay từ sân bay Barcelona (Tây Ban Nha) đến Dusseldorf (Đức) đã rơi xuống núi An- pơ, miền nam nước Pháp vào khoảng 11h sáng nay 24/3 (giờ địa phương). Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng có thể không còn ai sống sót.
Video đang HOT
Chuyên gia hàng không Mary Schiavo nhận định việc giảm độ cao đột ngột có thể chỉ ra rằng máy bay không bị chết máy và phi công vẫn kiểm soát phi cơ ở một mức độ nào đó. Nếu bị chết máy, phi cơ sẽ lao xuống đất rất nhanh.
Bà Schiavo giải thích sự giảm độ cao có nghĩa phi công muốn hạ cánh khẩn cấp hoặc phi cơ đang lướt đi theo sự điều khiển của người này. Giả thiết thứ hai tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn bởi rất khó tìm được những khu vực đủ rộng trên dãy núi để hạ cánh.
Máy bay 4U9525 của hãng Germanwings cất cánh lúc 10h01 sáng nay 24/3 (giờ địa phương) tại Barcelona (Tây Ban Nha) và dự kiến sẽ hạ cánh tại sân bay Dusseldorf (Đức) vào lúc 11h49. Vị trí máy bay rơi xuống là vùng núi rất khó tiếp cận bởi địa hình hiểm trở. RT đưa tin phi cơ phát tín hiệu khẩn cấp vào 10h47 (giờ địa phương). Toàn bộ 150 người trên khoang, gồm144 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn, được cho là không còn cơ hội sống sót.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Chiến hạm Mistral thứ 2 rời cảng để thử nghiệm trên biển
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral thứ 2 mà Pháp đóng cho Nga, tên gọi Sevastopol, hôm qua đã rời cảng để bắt đầu cuộc thử nghiệm trên biển đầu tiên.
Chiến hạm Mistral rời cảng ngày 16/3 (Ảnh: AFP)
AFP đưa tin, chiến hạm Sebastopol đã rời cảng Saint-Nazaire ở phía tây nước Pháp ngay sau lúc 1 giờ chiều qua 16/3 giờ địa phương để thực hiện các cuộc thử nghiệm trên biển kéo dài 5 ngày mà không có quân nhân Nga trên tàu.
Một phát ngôn viên của hãng đóng tàu Pháp DCNS cho biết với hãng tin Tass rằng cuộc thử nghiệm lần này sẽ kéo dài 1 tuần, với sự tham gia của hơn 200 người.
Theo quan chức trên, Sebastopol sẽ trải qua một cuộc thử nghiệm trên biển khác vào tháng 4.
Về mặt lý thuyết, tàu chiến Sebastopol sẽ được bàn giao cho Nga vào mùa thu năm nay sau khi trải qua một loạt các cuộc thử nghiệm trong khuôn khổ một thỏa thuận trị giá 1,6 tỷ USD ký kết hồi năm 2011, trong đó Pháp đóng 2 tàu Mistral cho Nga.
Nhưng giống như chiến hạm Mistral đầu tiên, Vladivostok, Sebastopol sẽ bị phía Pháp giữ lại do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga vì sự ủng hộ của Mátxcơva đối với phe ly khai ở miền đông Ukraine.
Vladivostok theo kế hoạch ban đầu phải được bàn giao cho Nga vào tháng 11/2014. Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande hồi năm ngoái cho biết ông đã quyết định sẽ hoãn bàn giao tàu Vladivostok cho Nga "cho đến khi có thông báo tiếp theo".
Tàu chiến Mistral có khả năng chở 16 trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 13 xe tăng cùng 450 binh sĩ và một bệnh viện dã chiến.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Hai máy bay Indonesia đâm nhau khi tập luyện ở Malaysia Hai phi cơ thuộc đội máy bay nhào lộn của Indonesia hôm qua 15/3 đã bị rơi sau khi va chạm trong lúc tập luyện cho một chương trình triển lãm hàng không sắp diễn ra ở Malaysia. 4 phi công may mắn không bị thương vì đã nhảy dù thành công. Các phi công nhảy dù thành công, sau khi hai máy...