Máy bay Đức bị cướp trở về nhà sau…40 năm
Chiếc máy bay được xẻ làm hai phần và dùng vận tải cơ hạng nặng của Nga để chuyên chở về Đức.
Một phần của máy bay 737 về Đức sáng ngày 23.9.
Chiếc máy bay chở khách Boeing 737 của hãng hàng không Lufthansa bị cướp cách đây 40 năm và bị yêu cầu bay tới Somalia. Sau 40 năm lưu lạc, cuối cùng chiếc máy bay này đã quay trở về Đức.
Rạng sáng ngày 23.9, máy bay chở khách 737 đã có mặt ở thành phố Friedrichshafen. Tại đây, nó sẽ được lắp ráp lại và trưng bày ở bảo tàng Dornier.
Một trong số những đặc nhiệm tham gia giải cứu máy bay 737.
Video đang HOT
Máy bay 737 bị những kẻ cực tả mang tên Phái Hồng quân cướp vào tháng 10.1977 và bị ép bay tới Somalia, châu Phi. Trên đường bay tới thủ đô Mogadishu của Somalia, máy bay dừng ở Aden, Yemen và cơ trưởng Jurgen Shumann bị giết hại dã man. Vụ bắt máy bay này là đỉnh điểm của phong trào bạo lực cánh tả “Mùa thu Đức”. Ngày 18.10.1977, đặc nhiệm Đức đổ bộ vào sân bay Mogadishu, tiêu diệt 3 trong số 4 tên không tặc và giải cứu 86 hành khách.
Hình ảnh chiếc máy bay bị không tặc chiếm giữ năm 1977.
Chiếc máy bay sau đó được đưa tới Brazil và nằm ở đây trong vài năm. Cuối cùng, chính phủ Đức mới chi tiền và dùng 2 máy bay vận tải hạng nặng đưa chiếc 737 về quê hương.
Mùa thu Đức là một chuỗi các sự kiện diễn ra vào nửa cuối năm 1977, liên quan đến vụ bắt cóc chủ tịch Hiệp hội những người sử dụng lao động Đức Hanns-Martin Schleyer do nhóm Phái Hồng Quân gây ra vào ngày 5.9.1977 và vụ cướp máy bay Boeing 737 “Landshut” của hãng hàng không Lufthansa do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Palestine tiến hành sau đó vào ngày 13.10 nhằm tăng thêm sức ép.
Máy bay 737 được cắt làm hai phần.
Để chở chiếc máy bay này về Đức, chính quyền Brazil đã phải “xẻ” máy bay làm hai phần. Sau đó, máy bay vận tải Antonov An-124 chở chúng về thành phố Friedrichshafen.
Aribert Martin, một cựu đặc nhiệm GSG-9 của Đức, nói: “Thật tuyệt vời khi được thấy chiếc máy bay 737 quay trở lại quê hương. Không được lãng quên kí ức về sự kiện quan trọng này”. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel gọi máy bay 737 này là “biểu tượng sống của xã hội tự do không chấp nhận đầu hàng khủng bố”.
Theo Danviet
NATO lần đầu tập trận đánh chặn tên lửa Triều Tiên
Các nước đồng minh thuộc Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tiến hành cuộc tập trận chung với mục tiêu đánh chặn tên lửa hạt nhân của Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng liên quan tới chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng ngày càng tăng cao.
NATO lần đầu tiên tập trận đối phó tên lửa Triều Tiên (Ảnh: Independent)
Theo trang tin Chosun, cuộc tập trận mang tên "Lá chắn kiên cố" do các nước đồng minh NATO phối hợp thực hiện đã diễn ra tại khu vực xung quanh quần đảo phía tây của Scotland. Cuộc tập trận này diễn ra 2 năm một lần.
Năm nay cuộc tập trận của NATO bắt đầu từ ngày 24/9-18/10, trong đó lần đầu tiên tập trung vào các bài huấn luyện bắn hạ các tên lửa hạt nhân từ Triều Tiên. Điều này cho thấy các nước NATO đã xem tên lửa Triều Tiên như một mối đe dọa hiện hữu đối với châu Âu.
Các tàu chiến với hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại như tàu USS Donald Cook và USS Mitscher thuộc Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ đã tham gia tập trận "Lá chắn kiên cố" năm nay. Cùng với các tàu Mỹ, tàu khu trục MSS Type 45 của Anh cũng tham gia tập trận. Ngoài ra, cuộc tập trận năm nay còn quy tụ khoảng 3.300 binh sĩ từ 10 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Đức, Pháp,...
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho biết "các vụ thử tên lửa của Triều Tiên đã cho thấy mức độ nguy hiểm của các quốc gia bất hảo đang phát triển các tên lửa tầm xa hơn". Theo Bộ trưởng Fallon, cuộc tập trận của NATO sẽ "đối phó với các mối đe dọa" từ các quốc gia này.
Theo điều khoản phòng thủ tập thể được quy định trong hiệp ước của NATO, trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Mỹ và Triều Tiên, các nước đồng minh NATO cũng có quyền can thiệp.
Cuộc tập trận của NATO diễn ra đồng thời với các cuộc tập trận của Mỹ và các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc ở khu vực xung quanh bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng gọi đây là các động thái khiêu khích nhằm chuẩn bị cho kịch bản tấn công nước này.
Thành Đạt
Theo Chosun
Tổng thống Pháp muốn thay đổi toàn diện châu Âu Tổng thống Pháp tham vọng cải tổ toàn diện Liên minh châu Âu trong một thập kỷ tới trên mọi phương diện về kinh tế, chính trị và quốc phòng. Trong bài diễn văn được thông báo từ nhiều tháng qua và rất được chờ đợi không chỉ tại nước Pháp, Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron đã đưa ra một loạt các...