Máy bay do thám nhanh nhất thế giới của Mỹ ‘chết hụt’ trên bầu trời VN
Ngày 15/5/1972, hai thiếu tá Tom Pugh và Ronnie Rice có mặt trên chiếc SR-71 61-7978 nhanh nhất thế giới trong chuyến xuất kích Blackbird thứ 236 của Tom.
Theo Aviation Geek Club, bộ đôi đang thực hiện một nhiệm vụ thông thường, dự định lượn qua Vịnh Bắc Bộ như một lối vào cửa trước.
Chưa tới Hải Phòng, sự lo lắng của Tom về một tiếng vo ve kỳ lạ trong hệ thống liên lạc nội bộ được giải tỏa khi mạch điện nối với máy phát tách ra, cho phép vận hành độc lập từng máy phát điện xoay chiều 60 KVA, một trong số đó có chức năng tần số khác nhau.
Khi hệ thống dường như trở lại bình thường, danh sách kiểm tra Đi-Không-Đi cho phép nhiệm vụ tiếp tục. Nhưng trong khi Tom đang duy trì tốc độ Mach 3,18 ở độ cao hơn 24km thì một máy phát điện hỏng. Sự cố này đồng nghĩa bắt buộc phải hủy nhiệm vụ, vì vậy tổ lái thực hiện các thủ tục để chuyển hướng sang Thái Lan.
Như Paul F Crickmore mô tả trong cuốn sách của ông có tựa đề Lockheed Blackbird: Beyond the Secret Missions (Bản chỉnh sửa), chỉ hơn một phút sau, một máy phát điện khác lại hỏng và họ gặp rắc rối thực sự. Điện AC và DC khẩn cấp không hoạt động và máy bơm tăng áp ngừng đẩy JP-7 vào các động cơ. Do không có điện, Hệ thống Tăng cường Ổn định (SAS) bị ngắt, áp suất bơm để nhiên liệu chảy vào cả hai động cơ không còn, khiến chúng bốc cháy.
Tình cảnh càng nghiêm trọng khi máy bay bắt đầu chao liệng và lộn vòng. Tom biết máy bay đang đạt tới các giới hạn của tầm bay siêu thanh. Tom bèn chỉ dẫn cho Ron “sẵn sàng nhảy dù” nhưng hệ thống liên lạc nội bộ đã chết trước khi anh có thể nói hết câu.
Tom cố giữ cần điều khiển trong khi chật vật kiểm soát máy bay, đồng thời cố gắng chạm tới công tắc điện dự phòng nằm ở bảng điều khiển phía tay phải. Để với tới nó, anh phải chuyển tay trái khỏi van tiết lưu và giữ cần điều khiển để tay phải tự do, từ đó có thể phục hồi một lượng điện năng cho máy bay.
Video đang HOT
Hạ độ cao xuống 12,5km, và bay chậm ở tốc độ chỉ Mach 1,1, Tom thành công khi làm cho một máy phát điện chạy trở lại và cả hai động cơ tái hoạt động. Sau đó, anh đẩy tốc độ lên Mach 1,7 để thoát khỏi khu vực nhanh nhất có thể. Tom bay qua Lào, đưa máy bay về căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan Udorn (Udorn RTAFB) mà không gặp phải vấn đề nào nữa.
Bản chất nghiêm trọng của sự cố đòi hỏi phải quay trở lại Kadena kể cả khi máy bay đã được sửa xong. Khi họ khởi hành với hai máy bay tiếp dầu (một chở nhóm bảo dưỡng), họ nhận tin một chiếc SR-71 khác cũng vừa chuyển hướng tới căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan U-Tapao. Máy bay chở đội bảo dưỡng bèn quay trở lại Thái Lan.
Theo phân tích sau bay, Tom và Ron biết mình vừa bay qua Hà Nội ở độ cao 12,5km. Họ đã quá may mắn, vì số lượng tên lửa đất đối không (SAM) được triển khai dày đặc ở thành phố này.
Hai ngày sau đó, chiếc ‘978 được sửa chữa và hai phi công đưa nó trở về căn cứ Kadena (Nhật). Tom và Ron mỗi người được trao huy chương vì thành tích đạt được khi “đáp thành công chiếc máy bay hỏng” của họ.
Ngày 30/5, chiếc ‘978 lại trở thành trung tâm của một sự việc đáng sợ khác. Hai phi công Bob Powell và Gary Coleman đang tiếp cận Hà Nội thì SAS ngừng hoạt động. Họ vừa tiến vào ở độ nghiêng 30, tốc độ Mach 3,2 và độ cao gần 25km thì chiếc SR-71 bắt đầu chồm lên. Khi Bob cố gắng kiểm soát tình hình, anh thấy mình phải giảm tốc và hạ độ cao xuống mức có thể dễ điều khiển máy bay hơn. Gary gọi cho máy bay tiếp dầu nhưng thời gian hẹn gặp bị hoãn vì họ sẽ tiếp cận ở tốc độ cận âm.
Sau khi xong việc tiếp nhiên liệu trên không, Bom bám theo máy bay chở dầu tới bờ biển phía đông của Việt Nam, nơi họ nạp đầy bình rồi trở lại hành trình về Kadena ở tốc độ Mach 0,9.
Thanh Hảo
Theo vietnamnet
Top-5 máy bay chiến đấu lợi hại nhất của Nga
Mới đây, tờ National Interest của Mỹ đã công bố Top-5 máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của Nga, lần lượt là Su-27, MiG-29, Su-35, Su-57 và Tu-160.
Chiến đấu cơ Su-27
Đầu tiên, tờ báo Mỹ đề cập đến máy bay chiến đấu đa năng Su-27. Su-27 được coi là câu trả lời của Liên Xô cho F-15 và F-16 của Mỹ. Máy bay chiến đấu đa năng này được trang bị các loại vũ khí độc đáo, bao gồm các tên lửa đất đối không.
Tiếp theo trong danh sách là tiêm kích phản lực MiG-29. MiG-29 được coi là một trong những máy bay cơ động nhất. Hiệu suất của nó vượt trội so với F-16. Ngoài ra, máy bay chiến đấu này còn được trang bị tên lửa R-60 để chiến đấu trong phạm vi hẹp và tên lửa không đối đất.
"Thiên nga trắng" Tu-160.
Cả Su-27 và MiG-29 hiện vẫn đang được xuất khẩu và sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trong Liên Xô cũ.
Không thể thiếu trong danh sách này là các máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57. Su-35 là một máy bay thế hệ 4 , nổi tiếng với tốc độ, hiệu suất cao, khả năng siêu cơ động và bán kính chiến đấu lớn.
Máy bay chiến đấu này có tính an toàn cao do thiết kế của nó sử dụng vật liệu hấp thụ radar. Máy bay có thể đạt đến tốc độ 2390 km/h và bán kính chiến đấu trên 1,6 nghìn km.
Các máy bay chiến đấu Nga.
Su-57 là một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Nga, là phiên bản tiên tiến hơn của Su-35. Theo National Interest, Su-57 vượt qua Su-35 về khả năng cơ động, tàng hình và vũ khí.
Và cuối cùng là máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Tờ báo nhấn mạnh, Tu-160 vượt trội so với máy bay ném bom của Mỹ về tốc độ và tầm bắn. Tu-160 có thể phát triển lên tốc độ tối đa là 2220 km/h với phạm vi chiến đấu 7,3 nghìn km. Ngoài ra, máy bay ném bom này có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân.
Theo giaoducthoidai/Topwar.ru
Vừa bán xong S-400, Tổng thống Putin bất ngờ tặng thêm "món quà" nữa cho Thổ Nhĩ Kỳ Trong một động thái thiện chí sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400, Nga đã nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Ankara. Nga đã giao các thành phần đầu tiên của hệ thống S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt kinh tế áp đặt đối với Thổ Nhĩ Kỳ...