Máy bay Đài Loan quay đầu vì Trung Quốc diễn tập tên lửa
Máy bay Đài Loan bị từ chối vào không phận Hong Kong trên đường đến quần đảo Đông Sa do Trung Quốc diễn tập tên lửa ở Biển Đông.
“Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành tập trận tên lửa không đối không ở Biển Đông vào sáng 15/10 khi máy bay Đài Loan đang hướng đến quần đảo Đông Sa”, một nguồn tin quân sự giấu tên tại Bắc Kinh hôm 21/10 cho hay. Quần đảo Đông Sa nằm ở phía đông bắc Biển Đông, hiện do lực lượng phòng vệ Đài Loan kiểm soát.
Chuyến bay của UNI Air khi đó chở theo quân nhân và các sĩ quan tuần duyên đã buộc phải quay đầu khi giới chức hàng không dân dụng Hong Kong thông báo với các đối tác của họ ở Đài Bắc rằng “các hoạt động nguy hiểm” đang diễn ra dưới độ cao 8.000 mét.
“Hầu hết máy bay chở khách đều bay trên độ cao 8.000 mét, nhưng máy bay Đài Loan là loại ATR 72 chạy bằng cánh quạt nên không thể đạt độ cao như vậy”, nguồn tin cho hay. Theo các trang web về máy bay, ATR 72 đạt độ cao tối đa là 7.600 mét.
Video đang HOT
Một máy bay của hãng hàng không UNI Air, Đài Loan. Ảnh: Wiki.
Cục Hàng không Dân dụng Hong Kong bác bỏ thông tin họ cố tình cản trở chuyến bay và cho biết nhân viên đang tuân theo “các quy trình và thông lệ đã được thiết lập”. Theo cơ quan này, họ đã thông báo cho trung tâm kiểm soát không lưu Đài Loan về “độ cao an toàn tối thiểu được quan sát cho các chuyến bay” và trung tâm này cho biết sẽ “hủy bỏ yêu cầu” cho chuyến bay đi vào không phận của Hong Kong.
Người đứng đầu cơ quan phòng vệ Đài Loan Nghiêm Đức Phát bác bỏ lời giải thích của Hong Kong và kêu gọi chính quyền thành phố không “phá vỡ quy định hàng không quốc tế”.
Theo ông Nghiêm, không có hoạt động quân sự nào diễn ra trong khu vực và cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào. “Chúng tôi hy vọng giới chức Trung Quốc sẽ tuân thủ các quy định hàng không quốc tế và coi trọng vấn đề an toàn”, ông nói.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh PLA gia tăng diễn tập quân sự tại các vùng biển trong khu vực cũng như trên bầu trời gần với không phận Đài Loan. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực.
“Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nếu quân đội Đài Loan thuê một loại máy bay tiên tiến hơn, như máy bay vận tải C-130, có thể bay cao hơn”, nguồn tin nói, dù thừa nhận dường như đã có sự cố trong liên lạc giữa hai bên.
Tiết lộ chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan chiếm ưu thế khi đối đầu Su-30 Trung Quốc
Truyền thông Đài Loan ngày 15.10 dẫn nguồn tin cho biết, chiến đấu cơ F-16 từng có màn chạm trán với Su-30 của Trung Quốc và phi công đã chiếm vị trí lý tưởng để phóng tên lửa tiêu diệt đối phương.
Chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc trong một cuộc tập trận diễn ra vào tháng 2.2020.
Hôm 10.9, cơ quan phòng vệ Đài Loan (MND) thông báo một nhóm máy bay quân sự Trung Quốc, bao gồm chiến đấu cơ Su-30 và máy bay vận tải Shaannxi Y-8, xâm nhập vùng nhận dạng phòng không mà Đài Loan thiết lập.
MND nói các máy bay Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập và Đài Loan phản ứng bằng cách điều chiến đấu cơ F-16 ngăn chặn.
Đến ngày 15.10, cựu phi công Jao Tzu-chiang đã tiết lộ cho truyền thông chi tiết cuộc chạm trán. Cụ thể, hai chiến đấu cơ F-16 của Đài Loan đang xua đuổi một chiếc máy bay Y-8 thì chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc hạ độ cao đột ngột và có hành động can thiệp.
Ông Jao nói hai chiến đấu cơ F-16 đã phối hợp và sau một khoảng thời gian so tài với phi công lái chiếc Su-30 của Trung Quốc thì đã chiếm ưu thế, vào vị trí phóng tên lửa từ phía sau. Phi công lái Su-30 không còn cách nào khác là quay đầu rút lui.
"Nếu chạm trán kẻ thù trong chiến đấu, vị trí lý tưởng nhất để tấn công kẻ thù là từ phía trên, ở đằng sau. Ở cự ly này, dù đối phương có cố gắng di chuyển trái hay phải, trên hay xuống dưới thì vẫn không thể thoát khỏi sự đeo bám", ông Jao giải thích.
MND không bình luận về những tuyên bố trên của ông Jao, nói rằng đã biết về cách chiến đấu cơ F-16 đối phó với máy bay Trung Quốc ở thời điểm đó.
Ông Jao nói thêm rằng, những cuộc đối đầu trên không thực chất là so tài xem máy bay nào chiếm vị trí lý tưởng để phóng tên lửa tiêu diệt đối phương.
Su-30 là mẫu máy bay đa năng đáng gờm, được trang bị tên lửa đối không, tên lửa đối đất, sử dụng trong nhiều nhiệm vụ chiến đấu khác nhau. Ông Jao coi đây là mối đe dọa rõ ràng với các máy bay Đài Loan.
"Khi một chiếc F-16 và Su-30 chạm trán nhau trên bầu trời, máy bay nào cũng có thể thắng, phụ thuộc vào năng lực và khả năng phản ứng của phi công", ông Jao cho biết.
Đài Loan kêu gọi đối thoại với Trung Quốc Lãnh đạo Đài Loan nói muốn có "cuộc đối thoại ý nghĩa" với Bắc Kinh vào thời điểm căng thẳng gia tăng giữa hai bờ eo biển. "Nếu Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết các hành động thù địch và cải thiện quan hệ giữa hai bờ eo biển, trong khi duy trì sự bình đẳng và phẩm giá, chúng tôi sẵn sàng...