Máy bay cường kích Su-25: “Gừng càng già càng cay”
Đã tròn 40 năm kể từ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1975 nhưng máy bay cường kích Su-25 vẫn giữ nguyên được giá trị của mình theo thời gian.
Đã tròn 40 năm kể từ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1975 nhưng máy bay cường kích Su-25 vẫn giữ nguyên được giá trị của mình theo thời gian.
Su-25 là dòng máy bay cường kích do Liên Xô chế tạo, nó thực hiện chuyến bay của mình vào tháng 2/1975 và được cho ra mắt trước công chúng vào năm 1981. Mặc dù trải qua 40 năm phục vụ nhưng Su-25 vẫn là một trong những dòng máy bay cường kích chủ lực không chỉ của Không quân Nga mà còn nhiều nước trên thế giới.
Tính đến đầu năm 2015, Không quân Nga có trong biên chế khoảng 14 phi đội máy bay cường kích Su-25 với nhiều biến thể khác nhau bao gồm 150 chiếc Su-25, 60 chiếc Su-25SM, 52 chiếc Su-25 SM2/SM3 và 15 chiếc Su-25UB. Trong đó sẽ có khoảng 80 chiếc Su-25 biến thể cũ sẽ được nâng cấp lên biến thể hiện đại nhất là Su-25SM vào năm 2020, ngoài ra trong các kho vũ khí dữ trự chiến lược của Nga vẫn còn lưu giữ khoảng thêm 100 chiếc Su-25 khác.
Không quân Nga là lực lượng duy trì phi đội cường kích Su-25 lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Gừng càng già càng cay
Với trọng lượng cất cánh tối đa là 17 tấn và có thể đạt tốc độ 975km/h với tầm hoạt động lên tới 750km cùng 11 giá treo vũ khí, Su-25 là nỗi khiếp sợ của bất cứ tuyến phòng thủ nào nằm trên đường nó đi qua.
Với hệ thống vũ khí đa dạng và có thể mang theo cùng lúc hơn 4 tấn bom hoặc tên lửa các loại, Su-25 có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào ở dưới mặt đất lẫn trên không trong tầm hoạt động của nó. Bên cạnh đó, Su-25 còn được trang bị hệ thống giáp bảo vệ tiên tiến giúp nó có thể chống lại các loại súng phòng không cỡ nhỏ của đối phương.
Với chi phí sản xuất cũng như yêu cầu bảo trì tương đối thấp ngay từ khi xuất hiện Su-25 đã dành được sự quan tâm của lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới và đã có khoảng hơn 1.300 chiếc được sản xuất trong suốt giai đoạn từ những năm 1970 cho đến nay.
Vai trò của máy bay cường kích hạng nặng Su-25 cũng được thể hiện một cách rõ nét trong các cuộc xung đột mà nó có tham gia như Chiến tranh Nam Ossetia vào 2008, chiến trường miền Đông Ukraine vào 2014 và gần đây nhất là cuộc chiến chống lại nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Iraq và Syria. Dù Bộ quốc phòng Iraq chỉ đặt mua 15 chiếc cường kích Su-25 từ Nga nhưng số máy bay này cũng đã quá đủ để giúp Quân đội chính phủ Iraq kịp thời thay đổi cục diện chiến trường với IS vào cuối năm 2014.
Các biến thể hiện đại hóa giúp Su-25 có thể dễ dàng thích nghi hơn với môi trường chiến tranh trong tương lai.
Sức mạnh của Su-25 chứng tỏ rõ nhất trong lực lượng Không quân Nga tại Chiến tranh Nam Ossetia 2008 với Georgia, khi những chiếc cường kích Su-25 của Nga ngăn chặn hoàn toàn bước tiến của Quân đội Georgia mặc dù Georgia cũng được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không do Liên Xô chế tạo. Theo một số liệu thống kê không chính thức phía Nga chỉ mất khoảng 3 chiếc Su-25 trong suốt thời gian xảy cuộc xung đột.
Theo nhà thiết kế của Sukhoi – Vladimir Babak cho biết, biến thể hiện đại hóa Su-25SM sẽ giúp dòng máy bay cường kích này hoạt động thêm ít nhất là vài thập kỷ nữa trong khi đó các biến thể Su-25 có từ thời Liên Xô đã quá lỗi thời và dễ dàng bị bắn hạ trước các loại tên lửa phòng không hiện đại của đối phương.
Video đang HOT
Điển hình như tại chiến trường miền Đông Ukraine khi những chiếc Su-25 của Quân đội chính phủ Ukraine bị lực lượng dân quân đòi ly khai ở miền Đông vô hiệu hóa bằng các tên lửa phòng không vác vai di động và một phần là do sự yếu kém của phi công Ukraine. Trong suốt khoảng thời gian xảy ra chiến sự từ giữa năm 2014 cho tới nay phía Quân đội chính phủ Ukraine mất tới 11 chiếc Su-25 cùng 12 phi công.
Một chiếc Su-25 của Không quân Ukraine bị lực lượng dân quân đòi ly khai ở miền Đông Ukraine bắn hạ.
Viết tiếp tương lai
Việc Không quân Nga tiến hành nâng cấp những chiếc cường kích Su-25 của mình lên biến thể Su-25SM3 có thể được xem bước đi sáng suốt trong bối cảnh hiện tại, biến thể Su-25 này được tái trang bị lại hệ thống thiết bị điện tử tiên tiến bao gồm cả hệ thống định vị vệ tinh GLONASS giúp tăng khả năng hoạt động của Su-25 trong mọi tình huống khi không có sự hỗ trợ của các trạm liên lạc mặt đất.
Những chiếc Su-25SM3 đầu tiên được đưa vào biên chế Không quân Nga vào đầu năm 2013 và Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới cho ra mắt biến thể hiện đại hóa sâu nhất của Su-25.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn RIA Tư lệnh lực lượng Không quân Nga – Tướng Victor Bondarev cho biết, các phi đội máy bay cường kích Su-25 sẽ tiếp tục được Không quân Nga sử dụng trong tương lai với các biến thể hiện đại hóa khác nhau.
Trong năm 2014 có nhiều nguồn tin tiết lộ rằng, Không quân Nga đã tiếp nhận một biến thể nâng cấp mới của Su-25 có khả năng tấn công và vô hiệu hóa hoàn toàn hệ thống phòng không của đối phương.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Những máy bay cường kích đáng gờm nhất thế giới
Trang National Interest điểm qua 5 mẫu máy bay tấn công mặt đất uy lực nhất thế giới hiện nay, phần lớn là những máy bay từng tham gia những trận chiến lớn trong lịch sử hiện đại.
A-10 Warthorg, Mỹ
Một máy bay A-10 hoạt động ở Afghanistan năm 2011. Ảnh: Wikipedia
Máy bay A-10 Warthog ra đời vào cuối thập niên 1960, giữa giai đoạn chạy đua "ngầm" giữa lục quân và không quân Mỹ về chương trình yểm trợ trên không. Lục quân ủng hộ loại trực thăng tấn công Cheyenne, trong khi không quân đang tài trợ chương trình phát triển máy bay A-X.
Những điểm yếu của loại trực thăng Cheyenne và triển vọng của chương trình A-X khiến lục quân phải nhường cuộc đua lại cho lực lượng không quân. Chương trình A-X sau này phát triển thành máy bay A-10, loại máy bay trang bị súng máy hạng nặng và chuyên dụng trong các nhiệm vụ tiêu diệt xe tăng Liên Xô.
Máy bay A-10 từng tham chiến hiệu quả trong chiến tranh Vùng Vịnh và phá hủy nhiều đoàn xe của Iraq. A-10 cũng được triển khai trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, gần đây nhất là chiến dịch không kích tiêu diệt phiến quân IS. Dù khả năng tiêu diệt xe tăng không còn hùng mạnh bậc nhất như trước, A-10 vẫn là một loại máy bay chiến đấu hiệu quả vì tốc độ chậm, thời gian bay kéo dài.
Không quân Mỹ đã lên kế hoạch thay thế những máy bay A-10 kể từ thập niên 1980, cho rằng các máy bay ném bom đa chức năng (F-16 hoặc F-35) có thể hoàn thành nhiệm vụ an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, các phi công điều khiển A-10, lục quân Mỹ và quốc hội Mỹ phản đối điều này. Cuộc chiến chính trị diễn ra gay gắt đến nỗi một vị tướng không quân Mỹ tuyên bố rằng bất kỳ ai trong lực lượng cung cấp thông tin về máy bay A-10 cho quốc hội là hành động "tạo phản".
Su-25 Frogfoot, Liên Xô
Một máy bay tấn công mặt đất Su-25 Frogfoot. Ảnh: Military-Today
Su-25 có nhiều điểm tương đồng với A-10 về tốc độ bay chậm, lớp vỏ bọc thép và khả năng tiếp tế số lượng quân nhu đáng kể. Mục đích chế tạo Su-25 là cho các nhiệm vụ tấn công trong cuộc xung đột giữa NATO và khối Hiệp ước Warsaw.
Cuộc chiến đầu tiên mà Su-25 tham gia là trận chiến giữa Liên Xô và Afghanistan. Không quân Iraq cũng sử dụng nhiều chiếc Su-25 chống lại Iran trong cuộc chiến giữa hai nước. Sau thời điểm Liên Xô tan rã, nhiều nước điều máy bay Su-25 tham chiến như vụ xung đột Nga và Gruzia năm 2008, nội chiến ở Ukraine hiện nay. Lực lượng nổi dậy ở miền đông Ukraine từng bắn hạ một số chiếc Su-25 của quân đội Kiev.
Trong năm 2014, Su-25 trở thành một trong những máy bay tâm điểm khi quân đội quốc gia Iraq không còn đủ sức chống đỡ sự bành trướng của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Iran đã đề nghị điều máy bay Su-25 tham gia chiến dịch không kích tiêu diệt IS, còn Nga cũng hỗ trợ Iraq một số chiếc Su-25 để đối phó phiến quân.
Tạp chí Business Insider vừa chọn 23 chiếu đấu cơ có hình dạng ấn tượng nhất thế giới, bao gồm các máy bay tiên tiến như F-35, Su-35 hay MV-22 Osprey.
Super Tucano, Brazil
Máy bay chiến đấu EMB-314 Super Tucano của Công ty Chế tạo Máy bay Embraer, Brazil. Ảnh: Wikipedia
Những máy bay Super Tucano do công ty Embraer, Brazil, chế tạo có ngoại hình khiêm tốn, gần giống máy bay P-51 Mustang của Mỹ. Super Tucano được chế tạo với mục đích rất cụ thể: tấn công và trinh sát trong những vùng không phận phi tranh chấp. Do vậy, loại máy bay này thích hợp đối với những nhiệm vụ chống lực lượng nổi dậy, khả năng theo dõi và nhắm mục tiêu khi chúng di chuyển.
Lực lượng không quân ở nhiều quốc gia Nam Mỹ, châu Phi và châu Á có kế hoạch mua sắm và triển khai nhiều máy bay Super Tucano. Brazil sử dụng Super Tucano trong các hoạt động giám sát vùng Amazon rộng lớn, qua đó hỗ trợ chính phủ Colombia trong cuộc chiến với phe nổi dậy FARC. Không quân Dominica điều máy bay này trong những chiến dịch triệt phá các đường dây buôn ma túy. Còn không quân Indonesia sử dụng Super Tucano chống cướp biển.
Không quân Mỹ cũng sở hữu một phi đội Super Tucano, với mục đích nâng cao sức mạnh của lực lượng không quân các nước đối tác, đặc biệt là Không quân quốc gia Afghanistan. Máy bay Super Tucano được đánh giá là loại vũ khí hiệu quả trong cuộc chiến của chính phủ Afghanistan chống phiến quân nổi dậy Taliban.
AC-130 Spectre, Mỹ
Một máy bay AC-130. Ảnh: trmilitary.com
Không quân Mỹ đánh giá cao một loại máy bay lớn, trang bị nhiều vũ khí, có thể hoạt động kéo dài ở chiến trường và tấn công các mục tiêu. Mẫu phát triển đầu tiên là máy bay AC-47 Spooky, vốn là máy bay vận tải C-47 trang bị súng gắn trong khoang vận chuyển. Spooky nhanh chóng chứng tỏ hiệu quả. Tuy nhiên, Mỹ vẫn muốn loại máy bay lớn hơn vì tin rằng kích thước lớn sẽ chiến đấu hiệu quả hơn.
AC-130 do công ty Lockheed Martin phát triển và cải tiến dựa trên mẫu máy bay vận tải C-130 Hercules, có kích thước lớn nhưng tốc độ thấp, ẩn chứa nhiều rủi ro trước những chiến đấu cơ hoặc hệ thống phòng không của kẻ thù. Mỹ đã để mất một vài chiếc AC-130 trong chiến tranh ở Việt Nam, một chiếc thì bị tên lửa bắn trúng trong chiến tranh Vùng Vịnh.
Tuy nhiên, AC-130 cũng có nhiều điểm mạnh khi đối đầu với kẻ thù mặt đất. Nó có thể bay liên tục xung quanh vị trí kẻ thù, tấn công bằng hàng loạt vũ khí được trang bị, và tiếp viện lượng quân nhu đáng kể. AC-130 còn đóng vai trò cảnh giới, bảo vệ từ trên không, có khả năng tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào chuyển động. Nó từng tham gia nhiều chiến trường, như chiến trường tại Việt Nam, chiến tranh Vùng Vịnh, xung đột ở vùng Balkan, cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.
Scorpion, Mỹ
Một mẫu máy bay Scorpion. Ảnh: Scorpionproject
Máy bay Scorpion chưa từng ném một quả bom hay phóng quả tên lửa nào. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng máy bay này sẽ là nhân tố thay đổi thị trường hàng không quân sự trong thế kỷ 21. Scorpion là loại máy bay có tốc độ bay hạ thanh và trang bị nhiều vũ khí hiện đại.
Tuy sức mạnh hỏa lực không bằng A-10 hay Su-25, nhưng máy bay Scorpion sở hữu hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất, đủ nhẹ để tham gia hàng loạt chiến dịch tấn công và do thám, trinh sát khác nhau.
Máy bay Scorpion có tiềm năng tham gia vào mọi sứ mệnh quan trọng của không quân. Nhiều năm qua, các lực lượng không quân luôn lưỡng lự khi mua một loại máy bay có các chức năng quan trọng nhưng không hùng hậu như những chiến đấu cơ nổi tiếng. Trong bối cảnh giá máy bay chiến đấu ngày càng tăng, khi các nước rất cần những máy bay chiến đấu chuyên dụng để duy trì tình hình nội địa và tuần tra biên giới, thì máy bay Scorpion trở thành lựa chọn hợp lý.
Theo_Zing News
Cường kích A-10 Mỹ trúng 4 quả SA-7 vẫn sống sót Cường kích A-10 của Không quân Mỹ đã may mắn thoát khỏi một vụ tấn công bằng 4 tên lửa SA-7 gần thành phố Mosul, miền Bắc Iraq. Tờ Iraq News đưa tin cho hay, một máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II của Không quân Mỹ đã bị tấn công ít nhất bằng 4 quả tên lửa phòng không vác vai SA-7từ...