Máy bay chở tổng thống Serbia mất độ cao suốt hai phút
Một máy bay cũ kỹ của chính phủ Serbia chở tổng thống nước này hôm qua mất độ cao “suốt hai phút”, sau khi một động cơ bị hỏng, khiến các hành khách như bị hất quăng trong khoang.
Một máy bay Falcon 50. Ảnh: Inserbia
Máy bay chở Tổng thống Serbia Tomislav Nikolic đang tới Vatican trong một chuyến thăm chính thức hôm qua phải trở về Belgrade vì lỗi động cơ, khiến chuyến công du bị huỷ.
“Chúng tôi rơi trong suốt hai phút, nó kéo dài như thể vĩnh viễn vậy. Chúng tôi thực sự đã bị hất quăng trong cabin”,Stanislava Pak, cố vấn của Tổng thống Serbia Tomislav Nikolic, hôm qua nói.
“Tôi sẽ không bao giờ bước chân lên máy bay đó một lần nữa”, Reuters dẫn lời bà Pak cho biết. Phát ngôn viên của ông Nikolic thì cho hay kể từ giờ, tổng thống sẽ chỉ lên các chuyến bay thương mại, bởi chiếc Falcon 50 già cỗi đã có lịch sử trục trặc khi bay.
Văn phòng báo chí của ông Nikolic cho hay một động cơ trên máy bay Falcon 50 “gặp trục trặc kỹ thuật” trong hành trình.
Theo AP, truyền thông Serbia đưa tin một trong ba động cơ ngừng hoạt động khi máy bay đang tiến về phía Rome trên biển Adriatic. Máy bay đột ngột mất độ cao trước khi một phi công nhiều kinh nghiệm lấy lại cao độ và hạ cánh an toàn, kênh truyền hình B-92 của Belgrade cho hay.
Ivan Mrkic, cố vấn thứ hai cũng ở trong máy bay, cho biết ông đã trải qua 5 sự cố đối với cùng một phi cơ. “Chúng tôi thoát nạn sau một tình huống thực sự kịch tính trên không trung, và tôi có thể nói Tổng thống Nikolic cùng các đồng nghiệp hạ cánh mà không bị thương ở Belgrade là nhờ cả vào sự điềm tĩnh cùng kỹ năng của cơ trưởng và cơ phó”, ông này nói.
Hai máy bay công chính thức của Serbia nổi tiếng dễ hỏng hóc. Chiếc Falcon 50 do Pháp sản xuất mà ông Nikolic sử dụng nay đã 34 tuổi. Chiếc còn lại là Learjet 31A, được sản xuất vào năm 1991.
Video đang HOT
Trọng Giáp
Theo VNE
Cuộc sống của người dân Cuba trong những tòa nhà cũ kỹ
Bên trong những tòa nhà ọp ẹp như mê cung ở Cuba là cuộc sống đơn sơ của các gia đình, với nhiều thế hệ cùng chung sống.
Đất nước Cuba dưới ống kính của nhiếp ảnh gia người Italy Carolina Sandretto hiện lên không có những chiếc xe cổ từ thập niên 50 hay bãi biển cát trắng in trên bưu thiếp mà hầu hết du khách tới đảo quốc này mang về. Ảnh về Cuba của Sandretto tập trung vào "Solares", những tòa nhà ọp ẹp của các gia đình một hoặc nhiều thế thệ. Người dân ngăn những căn hộ ở Solar thành nhiều không gian nhỏ hơn để cùng chung sống.
Trong ảnh, một phụ nữ ngồi bên cửa sổ ngôi nhà ở thủ đô Havana.
Sau cách mạng năm 1959 của Fidel Castro, những ngôi nhà và tòa chung cư được phân lại trên khắp hòn đảo. Chính phủ hứa tất cả mọi người sẽ có một ngôi nhà. Tuy nhiên, số lượng nhà không theo kịp với số dân nên Cuba buộc phải chia những ngôi nhà ra thành các căn phòng.
Theo Sandretto, để vào được các solar giống mê cung không đơn giản. Cô phải đàm phán liên tục và nhiều lần thất bại.
"Tôi luôn cố giải thích mình làm gì, tại sao ở đây và tại sao thấy hấp dẫn với nơi họ sống", CNN dẫn lời Sandretto nói.
Trong ảnh, một em nhỏ đang tập piano tại trong căn phòng chật hẹp ở thủ đô Havana.
Nhiếp ảnh gia Italy bắt được những khoảnh khắc đời thường, thân thuộc của người dân Cuba khi họ nằm nghỉ hay túm tụm ngồi trước màn hình tivi.
Sandretto cho hay lần đầu tiên cô tới Cuba cách đây ba năm.
"Tôi lưu lại đây rồi trở đi trở lại nơi này nhiều lần bởi Cuba là một hòn đảo có một không hai. Người dân thực sự tốt bụng và diệu kỳ. Họ cũng có nhiều câu chuyện thú vị", Sandretto kể.
Sandretto nhận ra mang theo máy ảnh Hasselblad 500 cm cũ kỹ là cách tốt để bắt chuyện với nhân vật cô định chụp.
"Họ tò mò khi trông thấy ai đó đi lang thang với chiếc camera cồng kềnh, cũ kỹ. Tôi nói chuyện rất nhiều. Tôi là người Italy và dùng tiếng Tây Ban Nha. Việc này cũng có ích, nhưng không nhiều bởi bạn phải nói theo cách của người Cuba", Sandretto chia sẻ.
Trong ảnh, một phụ nữ ngó đầu qua cửa sổ từ căn nhà mục nát ở Havana.
Bé Rosalinda sống cùng gia đình trong căn hộ được ngăn ở Santiago, thành phố lớn thứ hai của Cuba.
Bên trong một ngôi nhà ở thành phố Baracoa, tỉnh Guantánamo, cực đông của Cuba. Mọi đồ đạc trong nhà đều đơn sơ, giản dị, không có thiết bị hay đồ dùng hiện đại nào.
Sandretto hy vọng tiếp tục được ghi lại những thay đổi trên hòn đảo này khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba.
Bình Minh
Ảnh: Carolina Sandretto
Theo VNE
Quan hệ nước lớn 2014 và những tác động Năm 2014 qua đi với những gam màu sáng - tối đan xen trong cục diện chính trị - kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong quan hệ giữa các nước lớn Mỹ, Trung Quốc, Nga - yếu tố có tác động lớn đến quan hệ quốc tế và lợi ích của từng quốc gia. Mỹ - Trung: Cạnh tranh xen hợp...