Máy bay chở 239 người của Malaysia mất tích
Một máy bay chở khách của Malaysia dự kiến tới Bắc Kinh vừa mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu sau khi rời thủ đô Kuala Lumpur.
Máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines. Ảnh minh họa: wikimedia.org.
Chuyến bay mang số hiệu MH730 biến mất vào khoảng 2h40 sáng nay, AFP dẫn thông báo của Malaysia Airlines cho hay. Chiếc máy bay Boeing 777-200 vừa cất cánh rời Kuala Lumpur vào 0h41 và dự kiến tới Bắc Kinh vào 6h30 cùng ngày.
Theo CNN, chiếc phi cơ chở theo 227 hành khách, trong đó có có hai trẻ sơ sinh, cùng với 12 thành viên phi hành đoàn.
“Malaysia Airlines đang làm việc với các nhà chức trách và lực lượng cứu hộ để tìm kiếm máy bay”, hãng hàng không cho biết.
Nguyễn Tâm
Theo VNE
Nắng hạn, Malaysia chia khẩu phần nước
Người dân quanh thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia bất giác thấy như mình quay về cái thời đội lu đi khuân nước, khi dòng nước máy chảy vào tận nhà đã bị cắt vì hạn hán.
Bé Nur Nisa Yasmin, 3 tuổi, giúp mẹ lấy nước từ xe bồn công cộng để đem về nhà khi thị trấn Kalabong của em bị cắt nước máy - Ảnh: The Star
Bà Noraini Baini, 43 tuổi, giúp một người hàng xóm ở tầng 4 nhà chung cư kéo nước từ dưới đất lên - Ảnh: The Star
Video đang HOT
Trong gian bếp nhà bà Zuraini Jallal ở bang Selangor giáp thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), người ta thấy la liệt chai lớn hũ nhỏ chứa đầy nước lấy từ các xe bồn phân phối của chính phủ.
Những chai nước này được bà Zuraini dùng một cách chắt chiu cho việc nấu ăn. Còn chén bát thì tạm thời dùng đồ giấy, xài một lần rồi bỏ. Khỏi phải rửa, đỡ tốn nước.
Bà Zuraini cũng khuyên chồng, tài xế lái xe buýt, tắm rửa luôn ở công ty, để tiết kiệm nước.
Nhiều gia đình ở đây cũng chuyển từ ăn cơm sang bánh mì để khỏi dùng chén đĩa. Áo quần bẩn thì đem ra tiệm giặt.
Đó là cách mà 750.000 hộ dân với khoảng 3 triệu nhân khẩu ở thủ đô Kuala Lumpur và tiểu bang Selangor kế cận đang và sẽ áp dụng khi chính phủ thực hiện việc luân phiên cắt nước máy từ ngày 27.2 cho đến hết tháng 3.2014.
Đây là đợt cắt nước kéo dài nhất trong vòng 16 năm qua ở quốc gia bán đảo 28 triệu dân này. Trước đó, một số huyện thị đã hứng chịu việc bị cúp nước liên miên từ ngày 28.1. Nhiều nhà hàng, tiệm ăn đã phải đóng cửa từ 3 tuần qua, do thiếu nước.
Kể từ giữa tháng 1.2014 đến nay, Kuala Lumpur, Selangor, bang Negeri Sembilan cận kề, cũng như bang Johor ở tận cực nam, không hề có một giọt mưa.
Sông suối, ao hồ, đập nước đều cạn kiệt đến mức báo động và đang tiếp tục giảm. Các nhà máy nước, vì thế, cũng tạm ngưng hoạt động hoặc giảm công suất khi cơ quan quản lý sông ngòi yêu cầu giảm lượng nước thô 200.000 m3 mỗi ngày.
Không chóng thì chày, Negeri Sembilan và Johor sẽ theo chân Kuala Lumpur và Selangor mà cắt nước luân phiên.
Theo dự báo, đợt khô hạn này sẽ kéo dài đến giữa tháng 3.
Chính phủ Malaysia đang dự trù tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc nếu tình hình trong những ngày tới cứ xấu đi, trong khi nỗ lực dùng máy bay phun thuốc kích hoạt tạo mưa không thành công do có quá ít mây.
Tuy vậy, đợt khô hạn này cũng là một "kích nổ", khiến chính phủ liên bang và chính quyền bang Selangor đạt được thỏa thuận về dự án xây dựng và quản lý một nhà máy nước có công suất lớn vốn bị ách tắc vì bất đồng suốt 5 năm qua.
Còn người dân thì cũng vì thế mà trở nên sáng tạo hơn.
Bên cạnh các biện pháp thắt lưng buộc bụng tiết kiệm nước, anh thợ hồ Rezuan Hussain ở thị trấn Balakong của bang Selangor đã nghĩ ra việc tự chế một cái ròng rọc quấn dây nhựa móc vào cửa sổ căn hộ chung cư của mình để kéo nhưng xô nước từ dưới đất lên, thay phải khiêng qua 7 tầng lầu.
Cách làm của anh Rezuan nhanh chóng được cả xóm chung cư khoảng 700 nhân khẩu bắt chước.
Bằng cách này, chỉ trong vòng 40 phút, 1.000 lít nước từ bồn chứa công cộng đã cạn veo và gọn ghẽ đi vào nhà bếp của mỗi gia đình.
Thợ hồ Rezuan Hussain tự chế chiếc ròng rọc móc vào cửa sổ để kéo nước lên căn hộ chung cư ở tầng 7. Sáng kiến này được cả xóm bắt chước - Ảnh: Straits Times
Đảo sư tử nóng quay quắt
Indonesia, cháy rừng tràn lan Tình trạng nắng nóng gắt hơn mọi năm khiến nạn cháy rừng vào mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 6) trên đảo Sumatra của Indonesia đến sớm và tồi tệ hơn mọi năm. Chỉ số ô nhiễm không khí vì khói bụi cháy rừng ở thành phố Dumai thuộc tỉnh Riau trên đảo này lên đến 776 vào hôm 25.2, trong khi mức trong lành là dưới 50. Chính quyền tỉnh Riau hôm 26.2 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Jakarta hôm 27.2 cho hay đã chuẩn bị sẵn 2 máy bay vận tải quân sự cỡ lớn C-130 Hercules và 6 máy bay vận tải quân sự cỡ vừa Casa 212 để phun chất kết mây tạo mưa trên bầu trời tỉnh Riau để dập các đám cháy rừng. Chính phủ cũng cấp 300 tỉ rupiah (545 tỉ đồng) để xử lý khói bụi cháy rừng trên đảo Sumatra và đảo Kalimantan.
Nằm ở phía nam Malaysia, đảo quốc Singapore có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, mưa thuận gió hòa quanh năm.
Vào những tháng đầu năm, khi nơi này nơi khác ở Đông Nam Á bắt đầu vào mùa khô gắt, Singapore vẫn thường có mưa đều đặn với vũ lượng trung bình 242 mm trong tháng 1 và 161 mm trong tháng 2.
Riêng năm nay, lượng mưa tháng 1 chỉ đạt 75,4 mm, trong khi tháng 2 chỉ có 0,2 mm tính đến hôm nay, theo số liệu quan trắc của trạm đo vũ lượng đặt tại khu vực Changi.
Cơ quan môi trường quốc gia (NEA) ghi nhận, từ ngày 13.1 cho đến 8.2, đảo quốc này không có một giọt mưa.
Đây là thời hạn không mưa kéo dài nhất trong vòng 50 năm qua.
Các cơn mưa rào rải rác vào ngày 8 và 9.2 không đủ làm ướt đất, dù có giúp giảm bớt phần nào sự khát nước của cỏ cây.
Và từ đó đến nay, không có mưa nữa, trừ một cơn mưa nhẹ ngắn ngủi ở phía tây đảo quốc vào chiều 16.2.
"Tình hình này tuyệt nhiên là bất bình thường", chuyên gia khí tượng Winston Chow tại Đại học quốc gia Singapore nhận xét.
Theo các chuyên gia, biến đổi khí hậu đã gây ra những diễn biến khí hậu bất thường cực độ trên khắp thế giới.
Nắng hạn kéo dài khiến các hồ nước trong Thảo viên Singapore vốn xanh tươi, ẩm ướt quanh năm trở nên khô kiệt - Ảnh: Straits Times
Công nhân Cục quản lý công viên cây xanh Singapore tưới nước cho những đám xả và cỏ đuôi chồn héo hắt ở rìa công viên Holland Village - Ảnh: Thục Minh
Giữa lúc phần lớn châu Á khô hạn thì Nhật Bản bị bão tuyết; nước Mỹ lạnh đến đóng băng, trong khi nước Úc nóng đến chết người, còn Anh quốc thì hứng bão và lụt lội.
Trở lại đảo quốc sư tử với cây cỏ xanh tươi quanh năm, giờ đây khô hạn đã khiến các thảm cỏ nhuốm màu vàng úa, quặt quẹo; trong khi các đập chứa nước đã cạn dần.
Cục quản lý công viên cây xanh đã phải cho các xe bồn đi tưới nước cho cây cỏ ven đường và trong công viên trên toàn quốc.
Công ty cấp nước quốc gia thì bắt đầu bơm đến 30 triệu gallon (hơn 100 triệu lít) nước tái chế vào các đập chứa mỗi ngày, để duy trì mực nước đủ cho hoạt động của hệ thống cấp thoát nước toàn đảo quốc.
Tình trạng này dự báo sẽ kéo dài ít nhất đến giữa tháng 3 khi mưa được hy vọng sẽ trở lại. Nắng hạn cũng đang diễn ra ở Myanmar, Thái Lan và 3 nước Đông Dương.
Theo TNO
Giải cứu 108 phụ nữ Việt bị lừa sang Malaysia 'tiếp khách' Cảnh sát Malaysia phối hợp với đơn vị chống buôn người Malaysia đã tiến hành một cuộc đột kích kéo dài 3 giờ vào một cơ sở karaoke và một nhà hàng ở thủ đô Kuala Lumpur, giải cứu 108 phụ nữ Việt Nam bị lừa sang đây "tiếp khách". Cảnh sát đang lấy lời khai từ các phụ nữ Việt - Ảnh:...