Máy bay chiến đấu mạnh nhất lịch sử Nga bay thử lần đầu
Moscow vừa tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên phiên bản mới của máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tupolev Tu-160, nhằm củng cố mạnh sức của bộ ba hạt nhân chiến lược trong lực lượng Nga.
Máy bay ném bom siêu thanh hạng nặng Tu-160. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga)
Hãng tin Tass đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25/1 đã đến thị sát nhà máy sản xuất máy bay Gorbunov, Kazan và chiêm ngưỡng lần bay thử đầu tiên của phiên bản mới của máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tupolev Tu-160M. Đây được coi là một trong những máy bay chiến đấu mạnh nhất trên thế giới và mạnh nhất trong lịch sử Nga.
“Đây là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của nền công nghiệp công nghệ cao và nâng cao năng lực quốc phòng, bởi vì đây là một thành tố trong bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga”, ông Putin chia sẻ trong bài phát biểu với các công nhân trong nhà máy Gorbunov.
Ông Putin ca ngợi thành tựu to lớn của đội ngũ chế tạo ra máy bay này. Ông đã nhận được lời mời bay trên Tu-160M từ một năm rưỡi trước, nhưng Tổng thống Nga cho biết ông từng ngồi thử trên máy bay tiền nhiệm của Tu-160M.
Video đang HOT
Phiên bản Tupolev-160M được trang bị hệ thống điều khiển máy tính mới, thiết bị điều khiển buồng lái và thiết bị định vị, thiết bị kiểm soát bằng radar và điện tử. Chức năng kiểm soát hệ thống tiêu thụ và cân bằng nhiên liệu cũng như hoạt động của động cơ sẽ được cải thiện. Theo Tass, việc nâng cấp sẽ tăng hiệu năng hoạt động của Tu-160M lên 60%. Hiện Tu-160M có thể bay 12.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu giữa chừng.
Ông Putin cho rằng,những bước tiếp theo của dự án sẽ diễn ra một cách trơn tru. Ngoài ra, Tổng tư lệnh nước Nga đã bày tỏ mong muốn Nga có thể chế tạo phiên bản máy bay chở khách dựa trên máy bay ném bom siêu thanh hạng nặng huyền thoại Tu-160, hay còn được gọi là thiên nga trắng.
Ông Putin đã hồi tưởng lại về máy bay siêu thanh Tu-144 thời Liên Xô cũ, máy bay thương mại nhanh nhất thế giới cũng như là lời đáp trả của Liên Xô bấy giờ với máy bay Concorde của Anh – Pháp. Vòng đời ngắn ngủi của Tu-144 đến từ nhiều yếu tố, trong đó ông Putin chỉ ra yếu tố chi phí khiến không có nhiều khách hàng thời đó có thể trải nghiệm Tu-144.
“Thời thế nay đã khác xưa. Các công ty lớn có thể sử dụng máy bay này (phiên bản máy bay chở khách của Tu-160)”, ông Putin nhận định.
Cùng tham gia chuyến thị sát với ông Putin còn có Phó Thủ tướng Dmitri Rogozin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Yuri Borisov, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Denis Manturov. Sau khi xem xong màn bay thử, ông Putin đã nhờ nhà máy gửi lời cảm ơn tới phi công đã thực hiện chuyến bay.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Nga lên tiếng vụ Mỹ nói bắn pháo sáng cảnh báo Su-25 tại Syria
Trong khi Lầu Năm Góc tuyên bố việc điều F-22 bắn pháo sáng cảnh báo máy bay Su-25 của Nga không vượt qua ranh giới giữa lực lượng Nga và Mỹ tại Syria thì phía Bộ Quốc phòng Nga chỉ trích Mỹ cản trở việc Moscow hộ tống một đoàn viện trợ nhân đạo tới Syria.
Máy bay F-22 Raptor của Mỹ. (Ảnh: Không quân Mỹ)
RT trích tuyên bố Bộ Quốc phòng Nga cho biết vụ việc xảy ra ngày 13/12 tại thị trấn Mayadin, Syria. Khi đó, 2 máy bay Su-25 của Không quân Nga đang thực hiện nhiệm vụ hộ tống đoàn viện trợ nhân đạo tới Syria thì 2 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ bay từ bên kia bờ sông Euphrates, áp sát máy bay Nga và bắn pháo sáng.
Ngay lập tức, Nga điều máy bay chiến đấu SU-35 tới hiện trường tiếp cận gần phần đuôi máy bay F-22 và máy bay Mỹ đã rời đi.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết sự việc xảy ra ở phía tây sông Euphrates, "phản pháo" lại các bài báo của giới truyền thông cáo buộc Nga hoạt động ở phía đông con sông này.
CNN trích tuyên bố của Phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Trung tâm Không quân Mỹ Damien Pickart cáo buộc phi công Nga có hành động nguy hiểm khi bay áp sát máy bay F-22 của Mỹ buộc F-22 phai di chuyển ra xa để tránh va chạm trên không.
Theo Tass, việc báo chí phương Tây đưa tin rằng 2 máy bay F-22 chặn máy Nga ở Syria là "điều truyền thông Mỹ và Anh mơ tưởng".
Năm 2015, Mỹ và Nga đã đồng thuận biên bản ghi nhớ an toàn bay tại Syria và thiết lập đường dây nóng nhằm ngăn chặn tình huống khẩn cấp. Sử dụng hệ thống cảnh báo sớm, quân đội 2 nước đã thảo luận và thống nhất về vị trí và nhiệm vụ của các máy bay nhằm tránh kịch bản máy bay 2 nước xuất hiện cùng lúc tại cùng một không phận.
Tuy nhiên, 2 bên liên tiếp cáo buộc lẫn nhau rằng phía bên kia đã vi phạm biên bản ghi nhớ và buộc họ phải sử dụng các biện pháp can thiệp nhằm ngăn ngừa viễn cảnh xảy ra tai nạn. Vụ việc tương tự xảy ra ngày 23/11 khi Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cáo buộc Mỹ dường như muốn ngăn chặn lực lượng Nga thực hiện các cuộc không kích chống nhóm khủng bố IS.
"Máy bay F-22 của Mỹ đã liên tục bắn pháo sáng gần máy bay chiến đấu của Nga, dường như mô phỏng một cuộc không chiến", ông Konashenkov chia sẻ đồng thời cho biết máy bay Mỹ chỉ dừng "hành động nguy hiểm" khi máy bay chiến đấu Su-35S xuất hiện.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Máy bay chiến đấu Nga rơi tại Syria, toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng Một máy bay chiến đấu của Không quân Nga đã rơi xuống đường băng khi đang cất cánh từ một căn cứ quân sự ở Syria, khiến toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng. Máy bay Sukhoi Su-24 (Ảnh: Sputnik) Sự việc xảy ra ngày 10/10 khi một máy bay ném bom Su-24 của không quân Nga trong khi cất cánh thì bất...