Máy bay chiến đấu F-35 bị gọi là “kẻ vô dụng đắt tiền”
Hải quân Hoàng gia Anh vừa tuyên bố, siêu tiêm kích F-35B có thể trở thành “kẻ vô dụng đắt tiền” trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của nước này do lỗi thiết kế.
Đây không phải lần đầu máy bay chiến đấu thế hệ tối tân nhất do Mỹ thiết kế và chế tạo bị phát hiện những hạn chế kỹ thuật khiến các khách hàng của F-35 phải lúng túng…
Phi công của Anh đang huấn luyện bay với F-35 ở Phlo-ri-đa. Ảnh: Lockheed Martin
Daily Mail ngày 2-3 cho biết, nguyên nhân khiến máy bay chiến đấu phiên bản F-35B có thể trở thành kẻ vô dụng trên tàu sân bay Anh vì nó không thể mang theo quả bom hiện đại nhất của quân đội Anh. Khoang vũ khí bên trong F-35B quá nhỏ so với kích thước bom SDB II cần phải vận chuyển. Theo yêu cầu, các máy bay chiến đấu đều phải mang được ít nhất 8 quả bom SDB II trong mỗi lượt tấn công mục tiêu, nhưng F-35B chỉ có thể chứa tối đa 4 quả. Theo các nhà phân tích, việc giảm không gian chứa vũ khí cũng đồng nghĩa với việc các nhà thiết kế của hãng Lockheed Martin (Mỹ) ký “giấy báo tử” cho F-35. Trước khi Anh lên tiếng chỉ trích sự vô dụng của tiêm kích F-35, Mỹ và Pháp cũng đã có khẳng định tương tự.
Tại hội nghị huấn luyện, mô phỏng và đào tạo đa quân chủng thường niên của Mỹ tổ chức cuối năm ngoái, Trung tướng Crít-xtốp-phơ Boóc-đan (Christopher Bogdan) cho biết, không thể sử dụng hệ thống giả lập F-35B ở Y-u-ma và kết nối với một hệ thống F-35A ở căn cứ không quân Hill, hay với bất kỳ thiết bị huấn luyện F-35C dành cho hải quân ở bất cứ đâu tại nước Mỹ. Nguyên nhân của vấn đề này là bởi, mỗi thiết bị giả lập đều được lắp đặt trong một hệ thống mạng riêng với những đặc điểm kỹ thuật riêng. Đây là vấn đề nghiêm trọng khi máy bay sẽ được các quân chủng Mỹ, nhiều đối tác đồng minh và các nước bạn hàng sử dụng.
“Trước khi tôi phải lo đến vấn đề kết nối giữa các hệ thống với 8 đối tác, 3 khách hàng và tìm ra giải pháp sửa chữa, chúng ta phải giải quyết vấn đề này trong nội bộ quân đội Mỹ. Điều này chẳng hề dễ dàng”, tướng Crít-xtốp-phơ Boóc-đan khẳng định. Ông cho rằng việc huấn luyện kết hợp giữa các bên, vốn là xương sống của chương trình phát triển hệ thống, là một vấn đề lớn.
Theo Trung tướng Crít-xtốp-phơ Boóc-đan, việc huấn luyện lái máy bay F-35 là “khá lớn và phức tạp”. Hiện mới chỉ có 9 hệ thống giả lập đang hoạt động. Đến năm 2018, số lượng sẽ tăng lên 50 và đến năm 2020 sẽ có khoảng 250 hệ thống giả lập và diễn tập chiến dịch không quân tại 40 địa điểm trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, máy bay chiến đấu F-35 không chỉ có những hạn chế mới được phát hiện ở trên. Các khách hàng như: Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, I-xra-en hay I-ta-li-a chắc sẽ không thể ngờ khi loại máy bay chiến đấu tối tân mà họ đã đăng ký mua sẽ không thể cất cánh khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép vào mùa hè, do liên quan đến nhiên liệu. Tuy nhiên, đối với khí hậu ở các nước như Na Uy hay Ca-na-đa, đó lại không phải là vấn đề lớn.
Mỹ không công bố cụ thể ngưỡng nhiệt độ nhiên liệu của F-35 là bao nhiêu. Nhưng có số liệu được đề cập cho thấy ngưỡng này là 43oC và bị coi là khá thấp, nhất là trong điều kiện đường băng và sàn đỗ máy bay bằng bê tông thường phản xạ lại nhiệt mặt trời và làm tăng nhiệt độ của những phương tiện dừng đỗ trên đó. Động cơ của F-35 cũng có thể tự động ngắt khi hoạt động một vài giờ dưới ánh nắng mặt trời, do nhiên liệu lúc đó trở nên quá ấm so với quy định. Theo phân tích của giới chuyên gia, điểm yếu mới bị phát hiện này của F-35 là nghiêm trọng nếu trong điều kiện chiến tranh. Các đối thủ sẽ thận trọng chờ đến mùa hè nắng nóng mới tiến hành tấn công, vì biết rõ máy bay chiến đấu F-35 của đối phương sẽ không thể cất cánh.
Một giải pháp khắc phục nhược điểm trên của F-35 bị mỉa mai trên báo chí, đó là xây dựng các bãi đỗ cho máy bay trong bóng râm dành cho xe chở nhiên liệu do không quân Mỹ đưa ra.
Video đang HOT
Không những vậy, sau một cuộc khảo sát độc lập, Công ty RAND Corporation cho biết, mẫu máy bay này “không thể chuyển hướng, không thể bay dốc, không thể chạy” và bị chê vì thân hình cồng kềnh.
Cho đến nay, chương trình phát triển máy bay chiến đấu F-35 là dự án đắt đỏ nhất trong lịch sử quân sự Mỹ do gặp phải quá nhiều vấn đề, trong đó, các hạn chế về kỹ thuật và thiết kế góp phần không nhỏ. Chi phí liên tiếp bị đội lên hàng tỷ USD, kế hoạch giao hàng cho các nước bị lỗi hẹn và ngày ra mắt siêu máy bay chiến đấu bị trì hoãn. Theo Lenta, do một đơn hàng mua F-35 chắc chắn không thể đúng hẹn nên không quân I-xra-en gần đây đã tiết lộ kế hoạch nâng cấp dòng tiêm kích F-15I Ra’am (phiên bản nội địa hóa của I-xra-en).
Theo các nguồn tin, phần mềm điều khiển súng máy của F-35 sẽ không thể sẵn sàng đưa vào sử dụng cho tới năm 2019. Lầu Năm Góc cũng đã từng phải ban bố lệnh ngừng bay thử F-35 nhiều lần do những vấn đề với động cơ của Pratt & Whitney sản xuất. Vấn đề khác là chiếc F-35 mang danh nghĩa là máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng lại vẫn dễ dàng bị phát hiện trên ra-đa. Theo Daily Mail, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 được thiết kế với chi phí rất lớn, để có thể bay vào không phận của đối phương và tấn công mục tiêu mà không bị ra-đa phát hiện. Nhưng các chuyên gia quốc phòng Anh cho biết, F-35 vẫn bị “hiện nguyên hình” trước ra-đa của Trung Quốc và Nga. Không lực Mỹ khẳng định, ra-đa hiện đại của F-35 sẽ phát hiện máy bay địch trước và có thể tiêu diệt địch bằng một trong số 4 tên lửa tầm siêu xa mà nó mang theo. Nhưng giới chuyên gia cho biết, số lượng máy bay bị tiêu diệt bởi loại tên lửa này rất hiếm và dường như là điều khó thực hiện cho đến nay.
Các nhà phân tích cho rằng, F-35 trở nên đắt đỏ do nó được tạo ra các phiên bản khác nhau phục vụ cho cả không quân, hải quân và lục quân, vốn yêu cầu những tính năng riêng.
Có nhà phân tích cho rằng: Tỏ ra yếu thế so với dòng máy bay Su-30 của Nga và mắc nhiều lỗi thiết kế chết người, máy bay F-35 của Mỹ đang dần đi vào quên lãng và để lại lỗ hổng lớn đối với không quân các nước phương Tây.
Theo_PLO
Toàn cảnh lễ đặt tên tàu sân bay "khủng" nhất châu Âu
Hải quân Hoàng gia Anh vừa tổ chức lễ đặt tên chính thức cho tàu sân bay HMS Queen Elizabeth, con tàu có lượng giãn nước đầy tải lên tới 72.000 tấn.
Theo dõi tàu Nga, chiến hạm Anh bị máy bay Nga "bắt quả tang"Cận cảnh "Lô cốt di động" Challenger 2 của Lục quân Hoàng gia AnhNga chê siêu tàu sân bay của Anh yếu
Ngày 4/7, Hải quân Anh đã bước sang một trang mới trong lịch sử phát triển của mình khi chiếc tàu sân bay lớn nhất và hiện đại nhất nước này chính thức được đặt tên trong một buổi lễ trang trọng tổ chức tại nhà máy đóng tàu Rosyth (Scotland). Tham dự buổi lễ có Nữ hoàng Elizabeth, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ hiến Scotland Alex Salmond.
Theo nghi thức truyền thống, một chai whisky đã được đập vào thân tàu HMS Queen Elizabeth. Phi đội bay biểu diễn Red Arrows cũng có màn trình diễn ấn tượng tại nhà máy trước khi con tàu chính thức được đặt tên.
Là chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu sân bay thế hệ mới lớp Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng Gia Anh, tàu HMS Queen Elizabeth cũng là chiếc tàu lớn nhất mà ngành đóng tàu quân sự của Anh từng thực hiện. Được khởi đóng vào ngày 07/07/2009, tàu HMS Queen Elizabeth có chiều dài 280m, chiều rộng tổng thể 73m, lượng giãn nước đầy tải lên đến 72.000 tấn.
Không giống như các tàu sân bay của Mỹ, tàu sân bay lớp Queen Elizabeth sử dụng động cơ thông thường. Trên tàu HMS Queen Elizabeth không bố trí các máy phóng và dây hãm đà, do vậy, lớp tàu này thích hợp với các loại máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng như F-35B, các máy bay trực thăng trinh sát, chống ngầm, vận chuyển quân... Theo thiết kế, tàu HMS Queen Elizabeth có thể mang theo 40 máy bay gồm tối đa 36 máy bay F-35B và 4 trực thăng.
Dưới đây là hình ảnh tàu HMS Queen Elizabeth trước và trong buổi lễ đặt tên:
Những bức ảnh cho thấy kích thước vượt trội của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth khi so với tàu sân bay HMS Illustrious.
Nữ hoàng Elizabeth cùng công tước xứ Wales trong buổi lễ đặt tên con tàu
Đội bay biểu diễn Red Arrow có màn trình diễn ấn tượng trước khi lễ đặt tên diễn ra.
Nữ hoàng Elizabeth nhấn nút thực hiện nghi thức đập chai whisky
Thông thường, người ta sẽ dùng sâm-panh để thực hiện nghi thức này. Tuy nhiên, tờ Daily Mail cho biết, đối với những con tàu có nhiều mối liên hệ với Scotland, một chai whisky sẽ được sử dụng thay thế.
Chai Whisky đã được đập vỡ
Thủy thủ đoàn của tàu HMS Queen Elizabeth đứng trên boong tàu khi nó chính thức được đặt tên
Rất đông người đến chứng kiến buổi lễ trọng đại này.
Theo Trí Thức Trẻ
Mỹ đang "đổ thêm dầu vào lửa" cho cuộc khủng hoảng Ukraine Theo một cuộc khảo sát, các nhà phân tích chính trị Hoa Kỳ đã bác bỏ ý kiến rằng nước này nên cung cấp các loại khí tài phòng thủ mà Kiev cần. 18/27 nhà phân tích chính trị Hoa Kỳ đã cho rằng ý nghĩ về việc trang bị quân sự cho lực lượng Ukraine cũng mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn...