Máy bay chiến đấu đa năng MiG-29 của Nga “thử lửa” ở Syria
Nga đã điều động phiên bản cải tiến của “chim sắt” MiG-29SMT có tên gọi MiG-29SMT tới chiến trường Syria nhằm tiếp tục sứ mệnh hỗ trợ quân đội nước này tiêu diệt nhóm khủng bố Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
MiG-29SMT lần đầu cất cánh vào năm 1988, chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 2004. Nó là phiên bản cải tiến của máy bay chiến đấu MiG-29 Fulcrum do tập đoàn quốc phòng Nga Mikoyan sản xuất.
MiG-29SMT có thể mang nhiều loại tên lửa không đối không khác nhau. Nó có thể mang lượng vũ khí tương đương 2 tên lửa tầm trung R-27T hoặc 2 tên lửa tầm xa R-27ER hoặc R-27ET, hoặc 6 tên lửa tầm trung RVV-AE. MiG-29SMT cũng có thể mang tới 6 tên lửa tầm ngắn R-73E.
Ngoài ra, MiG-29SMT cũng có thể mang 2 tên lửa không đối đất Kh-29T hoặc Kh-29L hoặc 4 tên lửa Kh-25M hoặc 2 tên lửa chống hạm Kh-31A và 2 tên lửa chống radar Kh-31P. Ngoài ra, nó cũng có thể mang tới 4 quả bom dẫn đường KAB-500.
Bức ảnh đầu tiên của MiG-29SMT chụp tại Syria cho thấy nó mang 2 quả bom KAB-500.
MiG-29SMT được trang bị pháo phòng không GSh-301 loại 30mm.
Video đang HOT
Động cơ RD-33 loại 3 mạnh mẽ tạo ra lực đẩy rất lớn.
Vận tốc tối đa MiG-29SMT ước đạt 1.500km/h ở gần mặt đất và 2.400 km/h khi trên cao. Độ cao hoạt động tối đa của máy bay này vào khoảng hơn 17.400m.
Tầm hoạt động của MiG-29SMT là hơn 4.800km với 3 thùng chứa nhiên liệu và hơn 8.000km nếu được tiếp nhiêu liệu giữa chừng.
Hiện tại, có 60 chiếc MiG-29SMT đang hoạt động trong biên chế không quân Nga.
Đức Hoàng
Ảnh: Business Insider/ Vitaly Kuzmin
Theo Dantri
Triều Tiên công bố ảnh vụ phóng tên lửa xa nhất qua Nhật Bản
Trực tiếp giám sát vụ phóng tên lửa lần hai qua Nhật Bản, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố sắp hoàn thiện lực lượng hạt nhân và mục tiêu cuối cùng của Triều Tiên là sánh ngang với Mỹ về sức mạnh quân sự.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đã đăng loạt ảnh về vụ phóng thử tên lửa qua Nhật Bản sáng 15/9. (Ảnh: Reuters)
Vụ phóng diễn ra ở sân bay quốc tế Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng. (Ảnh: Reuters)
Theo KCNA, tên lửa được phóng đi là tên lửa tầm trung Hwasong-12. (Ảnh: Reuters)
Tên lửa bay xa 3.700km, cao 770km, qua vùng đảo Hokkaido của Nhật Bản trước khi rơi xuống Thái Bình Dương. (Ảnh: Reuters)
Trong các bức ảnh do KCNA công bố, ông Kim Jong-un được nhìn thấy thị sát vụ phóng tên lửa cùng với các nhà khoa học và quan chức quân đội. (Ảnh: Reuters)
"Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là thiết lập một lực lượng lượng ngang ngửa với Mỹ, để những kẻ thống trị ở Mỹ không còn dám bàn đến phương án quân sự", KCNA dẫn lời ông Kim Jong-un trong buổi thị sát. Trong ảnh: Ông Kim Jong-un vẫy chào các binh sĩ. (Ảnh: Reuters)
Ông Kim Jong-un chỉ vào một tấm bản đồ trên màn hình được cho là mô phỏng đường bay của tên lửa. (Ảnh: Reuters)
Ông Kim Jong-un và các quan chức vui mừng sau vụ phóng thử thành công. (Ảnh: Reuters)
Đây là lần thứ hai tên lửa Triều Tiên bay qua Nhật Bản. Lần này, tên lửa bay xa 3.700km, cao 770km. (Ảnh: Reuters)
Đây được đánh giá là vụ phóng tên lửa xa nhất từ trước đến nay của Triều Tiên. (Ảnh: Dailymail)
Ngay sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, quân đội Hàn Quốc cũng tiến hành tập trận tên lửa ngay sát biên giới liên Triều. (Ảnh: EPA)
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng diễn tập bắn đạn thật với pháo tự hành K-55. (Ảnh: AFP)
Minh Phương
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Triều Tiên tuyên bố vẫn phóng tên lửa dù bị trừng phạt 1.000 năm Phó Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Kang-il tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ vẫn duy trì nỗ lực trong chương trình vũ khí và tiếp tục tiến hành các vụ phóng thử tên lửa dù cho các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế có thể kéo dài tới 1.000 năm. Ông Choe Kang-il trả lời...