Máy bay chiến đấu Anh sẽ bay qua Biển Đông
Các máy bay chiến đấu của Anh đang thăm Nhật Bản dự kiến sẽ bay qua Biển Đông để thể hiện quyền tự do hàng không, hàng hải ở khu vực này, Đại sứ Anh tại Mỹ cho biết hôm qua 1/12.
Máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân Anh. (Ảnh: Reuters)
Phát biểu tại một sự kiện có sự tham gia của Đại sứ Nhật Bản, Đại sứ Anh Kim Darroch cho biết, máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân Anh đang thăm Nhật Bản sẽ bay qua Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng không, hàng hải quốc tế ở khu vực này. Tuy nhiên, ông không nêu lịch trình cụ thể cho các chuyến bay này.
Quan chức này cũng cho biết thêm, Anh sẽ triển khai 2 tàu sân bay tới Thái Bình Dương ngay khi chúng đi vào vận hành năm 2020.
“Chúng tôi có chung mục tiêu với chính quyền Mỹ hiện tại và cả chính quyền sắp tới trong việc bảo vệ tự do hàng hải và duy trì trạng thái mở các tuyến đường biển, đường bay”, ông Darroch nhấn mạnh.
Hồi tháng 10, bốn chiến đấu cơ Anh đã được điều tới Nhật Bản để tập trận cùng với lực lượng của Nhật Bản trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục các hoạt động đòi chủ quyền phi lý ở Biển Đông và Hoa Đông.
Video đang HOT
Đại sứ Nhật Bản Kenichiro Sasae cho biết, tại cuộc họp diễn ra ở Lầu Năm Góc hồi tháng 10, giới chức Mỹ, Nhật và Anh đã thảo luận thúc đẩy hợp tác hải quân hơn nữa và Nhật Bản cũng hoan nghênh sự tham gia của Anh và vấn đề an ninh châu Á.
Minh Phương
Tổng hợp
Anh lần đầu đưa tiêm kích "Cuồng phong" tới Nhật Bản tập trận
Một người chơi mới sẽ có mặt tại khu vực Đông Bắc Á vào cuối tuần này khi các máy bay chiến đấu Typhoon (Cuồng phong) của Anh tiến hành một loạt các cuộc tập trận tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Động thái mới này diễn ra giữa lúc tình hình an ninh khu vực đang bất ổn, và có khiến Trung Quốc và Triều Tiên lo ngại.
Máy bay chiến đấu Typhoon (Cuồng phong) của Anh (Ảnh: RAF)
Báo chí Mỹ đưa tin, sự xuất hiện của các máy bay chiến đấu Anh đánh dấu lần đầu tiên Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản chủ trì các cuộc tập trận chung với máy bay của một quốc gia ngoài Mỹ.
"Cuộc tập trận này nhằm tăng cường các kỹ năng chiến thuật của không quân và thúc đẩy hợp tác quốc phòng Nhật-Anh. Chúng tôi không định nhắm vào một quốc gia cụ thể nào", Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay.
Nhưng động thái trên diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản ngày càng lo ngại về các vụ thử nghiệm tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên. Hai trong số các vụ thử nghiệm của Triều Tiên đã cho thấy tên lửa của nước này xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản trong những tháng gần đây.
Giới chuyên gia Nhật Bản cho rằng các cuộc tập trận là kết quả của một luật an ninh được nước này thông qua hồi năm ngoái. Luật này cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia các cuộc xung đột nước ngoài vì mục đích phòng vệ tập thể, vì hiến pháp hòa bình của Nhật chỉ cho phép lực lượng này hành động để phòng vệ.
Luật an ninh mới cho phép Tokyo có kể hợp tác xa hơn với Mỹ và các quốc gia khác mà không cần thiết phải có liên minh. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết việc tiến hành cuộc tập trận trên tại Nhật sẽ giúp tăng cường cam kết của Anh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và gia tăng mối quan tâm của các quốc gia châu Âu khác trong tình hình an ninh khu vực tại Nhật cũng toàn khu vực.
Về phía Anh, cuộc triển khai tại Đông Bắc Á cũng là một phép thử mới cho không quân nước này. Đây có thể là cuộc triển khai tham vọng nhất mà các máy bay chiến đấu Typhoon thực hiện.
Máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh có khả năng chiến đấu không đối không và không đối đất. Chúng đã được sử dụng trong các hoạt động chiến đấu của Anh ở Trung Đông trong những năm gần đây.
Các máy bay chiến đấu Typhoon sẽ cất cánh từ căn cứ không quân Misawa, một căn cứ chung giữa Nhật Bản và Mỹ ở tỉnh Amori trên đảo Honshu. Chúng sẽ cất cánh từ 4 máy bay chiến đấu F-15 và 4 chiếc F-2, cũng như một tàu chở dầu của Anh và một máy bay vận tải.
Cuộc tập trận sẽ bắt đầu từ cuối tuần và kết thúc vào ngày 6/11, khi các máy bay Anh tới căn cứ không quân Osan tại Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận 3 bên đầu tiên giữa không quân Hàn Quốc-Anh-Mỹ.
Cuộc triển khai của Anh ngay lập thu hút sự chú ý của Triều Tiên, khi hãng thông tấn trung ương KCNA nói rằng đó là một tham vọng của Nhật Bản nhằm lại trở thành một cường quốc quân sự thế giới.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng không chỉ Triều Tiên có lo ngại về Nhật Bản. Tokyo cũng có các căng thẳng với Trung Quốc.
Tokyo đang tìm kiếm các đồng minh trong căng thẳng với Trung Quốc do cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông, quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các chuyên gia cho rằng việc Tokyo gia tăng hợp tác với các đồng minh ngoài Mỹ được xem là một cách nhằm chống lại mối đe dọa ngày càng leo thang từ Trung Quốc.
Giới chuyên gia Nhật Bản cũng nhận định chính phủ nước này đang cố gắng xóa tan lo ngại về các mối đe dọa trong khu vực do Bình Nhưỡng và Bắc Kinh gây ra và, để tăng cường các hợp tác về quân sự. Sự hợp tác đó có thể là các cuộc tập trận chung và các kế hoạch phối hợp khác tại những nơi như Biển Đông hoặc thậm chí Trung Đông.
An Bình
Theo Dantri
Không lực Hoa Kỳ thiếu nhân viên bảo trì siêu máy bay chiến đấu Không lực Hoa Kỳ hiện đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng: thiếu nhân viên bảo trì. Cần có các thợ máy để bảo đảm các máy bay của không lực có thể tiếp tục bay, VOA đưa tin. Máy bay phản lực F-22 Raptor của Không lực Hoa Kỳ Gần đây, số lượng nhân viên bảo trì bắt đầu sụt...