Máy bay Algerie chở 116 người đâm xuống Niger
Chiếc máy bay Boeing MD-83 của hãng Air Algerie chở 116 người đã đâm xuống gần Niamey, thủ đô của Niger, trong điều kiện có giông bão.
Máy bay Algerie chở 116 người đâm xuống Niger
Các hãng tin quốc tế cho biết, máy bay của Algerie đã bị rơi xuống vị trí cách thành phố Niamey khoảng 482 km trong tình trạng thời tiết xấu. Một số nguồn tin nói trong số 110 hành khách có 80 người mang quốc tịch Pháp và phi hành đoàn 6 người đều là công dân Tây Ban Nha. Theo kế hoạch, máy bay sẽ hạ cánh xuống Algiers lúc 05h10 GMT (12h10 Hà Nội), nhưng máy bay mất tín hiệu từ lúc 1h55 GMT (8h55 Hà Nội) khi đang trên bầu trời Mali.
Issa Saly Maiga, người đứng đầu Cơ quan Hàng không Dân dụng Quốc gia Mali, cho biết: “Chúng tôi không rõ máy bay có ở trong lãnh thổ Mali hay không. Nhà chức trách hàng không ở các nước liên quan như Burkina Faso, Mali, Niger, Algeria, thậm chí cả Tây Ban Nha đều được huy động”.
Trước đó, hãng thông tấn quốc gia Algeria APS dẫn thông báo của Air Algerie cho biết: “Các cơ quan kiểm soát không lưu bị mất liên lạc với máy bay của hãng khi vừa rời sân bay Ouagadougou tới Algiers khoảng 50 phút”. Chuyến bay này mang số hiệu AH5017 và thực hiện đường bay qua khu vực sa mạc Sahara mênh mông.
Air Algerie đã thiết lập kế hoạch khẩn cấp để tìm kiếm chiếc phi cơ đang thực hiện đường bay định kỳ 4 chuyến mỗi tuần này. Các nhà chức trách đã lập thành lập một đơn vị xử lý khủng hoảng ở sân bay Ouagadougou để cung cấp thông tin cho gia đình những người có mặt trên AH5017. Chuyến bay từ thủ đô Ouagadougou của Bukina Faso tới Algiers ở Algerie kéo dài khoảng 4 tiếng.
AFP dẫn một nguồn tin cho biết liên lạc với AH5017 bị mất khi phi cơ đang ở trên không phận Mali, hướng về biên giới Mali – Algeria. “Chiếc máy bay cách không xa biên giới với Algeria. Tổ bay được yêu cầu bay chệch hướng do tầm nhìn bị hạn chế và tránh nguy cơ va chạm với một phi cơ bay theo lộ trình Algiers – Bamako”, nguồn tin này cho biết. “Liên lạc với AH5017 bị mất sau đó”.
Video đang HOT
Các binh sĩ Pháp hiện có mặt tại Mali trong nỗ lực chống những phần tử Hồi giáo khủng bố ở vùng Sahara và Sahel, phía nam nước này. AP dẫn lời một quan chức cấp cao của Pháp cho rằng các phần tử khủng bố không sở hữu loại vũ khí có thể bắn hạ phi cơ có độ bay cao.
Hãng hàng không Tây Ban Nha Swiftair xác nhận họ chính là chủ của chiếc phi cơ Boeing MD-83 cho Air Algerie thuê lại mang số hiệu AH5017. Chiếc máy bay này đã có tuổi đời 18 năm hoạt động.
Chuyến AH5017 đang bay từ Ouagadougou (Burkina Faso) đến Algiers (Algerie) thì mất liên lạc trên bầu trời Mali và đâm xuống Niger.
Air Algerie được thành lập tháng 3/1947 là hãng hàng không quốc gia của Algerie. Hãng cung cấp các chuyến bay theo lịch trình tới 69 điểm đến tại 28 quốc gia ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi và châu Á. Đội bay của hãng hàng không khu vực Bắc Phi này có tổng cộng 43 chiếc máy bay các loại.
Một trong những tai nạn hàng không tồi tệ nhất của Algeria xảy ra hồi tháng 2, khi một máy bay quân sự C-130 chở 78 người gặp nạn ở vùng núi đông bắc, làm hơn 70 người thiệt mạng.
Theo Xahoi
"Vũ khí thông minh" có thể ngăn chặn thảm kịch MH17
Sau thảm kịch MH17, bên cạnh câu hỏi ai là thủ phạm thì một vấn đề quan trọng khác được đặt ra là cách thức để ngăn chặn một thảm kịch tương tự trong tương lai.
Reuters cho hay, mọi máy bay dân sự đều trang bị bộ phát đáp để phát tín hiệu nhận dạng khi nhận được yêu cầu. Trong hầu hết mọi trường hợp, tín hiệu này sử dụng chuẩn được gọi là Mode C, cung cấp mã nhận dạng và độ cao của máy bay. Mode C không được sử dụng trên các máy bay quân sự.
Những hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như SA-11 Buk hay hệ thống trên tuần dương hạm USS Vincennes, bắn rơi chuyến bay Iran Air 655 năm 1988, không quan tâm đến chuẩn tín hiệu từ bộ phát đáp của máy bay mục tiêu. Khi người điều khiển chọn mục tiêu trên màn hình radar và khai hỏa, tên lửa sẽ chỉ truy tìm và tiêu diệt mục tiêu.
Đó là với những hệ thống cũ, ngày nay nhờ sự xuất hiện của các phần mềm điều khiển và bộ vi xử lý mới, khả năng tính toán và xử lý thông tin của những hệ thống phòng không đã cao hơn trước rất nhiều. Và chúng hoàn toàn có thể được lập trình để không nhắm bắn máy bay dân sự.
Một binh sĩ thuộc lực lượng ly khai thân Nga đứng trên mảnh vỡ của chiếc máy bay Boeing 777 xấu số
Để làm được điều này sẽ cần có một hiệp ước quốc tế ràng buộc tất cả những nước sản xuất hoặc sử dụng các hệ thống phòng không tầm xa. Tất nhiên ngay cả khi có một hiệp ước như vậy thì nó vẫn cần được giám sát việc thực thi trên quy mô toàn cầu. Đó sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng các hiệp ước về cắt giảm vũ khí hạt nhân, giải trừ vũ khí hóa học, và giải trừ mìn sát thương đã được thực thi và giám sát khá tốt. Và cũng không có quá nhiều nước sản xuất hoặc sử dụng những hệ thống phòng không tầm xa. Vì vậy, đây là một việc có thể làm được.
Trong quá khứ, quân đội các nước từng có những thỏa thuận tương tự, như không bắn vào các phương tiện có dấu hiệu chữ thập đỏ hay trăng lưỡi liềm đỏ, và họ đã thực hiện khá tốt. Hiển nhiên là sẽ có khả năng một bên nào đó lợi dụng hiệp ước này để gắn máy phát đáp dân sự lên máy bay quân sự. Nhưng trên thực tế có rất ít trường hợp phương tiện quân sự được cải trang bằng chữ thập đỏ hay trăng lưỡi liềm đỏ. Và nếu được sử dụng thì nó cũng chỉ hiệu quả một lần.
Thi thể các nạn nhân vụ MH17 được đưa ra khỏi hiện trường
Người vận hành radar trên chiếc USS Vincennes khi nhìn thấy tín hiệu chiếc Airbus của Iran Air hướng thẳng về phía tàu của mình đã phạm một sai lầm khủng khiếp. Người đã khai hỏa bắn hạ MH17 có lẽ cũng đã phạm một sai lầm tương tự. Tên lửa một khi đã được phóng đi thì không phân biệt mục tiêu đó là dân sự hay quân sự mà chỉ tuân theo sự điều khiển.
Công nghệ hiện nay có thể thay đổi điều đó. Tên lửa có thể được lập trình để không tấn công máy bay dân sự kể cả khi người điều khiển khai hỏa. Khi mà số lượng máy bay chở khách ngày càng tăng thì đây là một nhu cầu có thật.
Theo xu hướng hiện nay, vũ khí "thông minh" sẽ ngày càng phổ biến. Hy vọng một ngày nào đó sẽ xuất hiện những loại bom hay đạn pháo tự động không kích nổ khi được bắn vào các mục tiêu như bệnh viện, trại tị nạn...hay xe tăng không ngắm bắn vào trường học, dựa trên tọa độ GPS.
Còn hiện nay, bước đi đầu tiên có thể là một hiệp ước quốc tế để thiết kế các tên lửa phòng không tầm xa có khả năng tự phân biệt và không tấn công máy bay dân sự. Hiện ngành hàng không dân sự đang dần chuyển từ chuẩn Mode C sang Mode S, và nếu một hiệp ước nói trên ra đời thì nó cũng cần bao gồm chuẩn Mode S.
Kể từ khi các hệ thống phòng không tầm xa được đưa vào sử dụng, đã có nhiều vụ máy bay dân sự vô tình trở thành mục tiêu. Cả Nga và Mỹ nên hợp tác để thúc đẩy sự ra đời của một hiệp ước quốc tế nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai.
Theo Tri Thức
Thủ tướng Đức Merkel kêu gọi nhanh chóng trừng phạt Nga Sức ép ngày càng gia tăng với Tổng thống Nga Vladimir Putin khi Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 23/7 kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) nhanh chóng áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva, trong bối cảnh các bên vẫn đổ lỗi cho nhau về vụ rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines ở Đông Ukraine. Thủ tướng...