Máy bay Algeria mất tích rơi ở khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát
Tổng thống Mali cho biết, đống đổ nát của chiếc máy bay Air Algerie thông báo mất tích trước đó đã được tìm thấy ở giữa hai thị trấn phía bắc Aguehoc và Kidal
Reuters ngày 24/7 dẫn lời Tổng thống Mali cho biết, đống đổ nát của chiếc máy bay Air Algerie thông báo mất tích trước đó đã được tìm thấy ở giữa hai thị trấn phía bắc Aguehoc và Kidal. Người dân địa phương đã nghe thấy “tiếng nổ lớn” vào buổi sáng sớm gần Kidal.
Máy bay của hãng hàng không Air Algerie.
Những nỗ lực để tới được vị trí máy bay rơi hiện được cho là có thể nguy hiểm vì nó nằm ngay tại trung tâm của cuộc nổi dậy Tuareg và các hoạt động của chiến binh Hồi giáo gây hỗn loạn ở miền bắc Mali.
Thực tế này đã thúc đẩy các đồn đoán cho rằng không loại trừ khả năng chiếc máy bay chở 116 người này đã bị bắn rơi.
Khu vực xung quanh các thị trấn Kidal, Aguelhoc là một thành trì quan trọng của Tuaregs và trung tâm của một sự bùng nổ gần đây trong cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ và nhóm ly khai MNLA.
Video đang HOT
Vào tháng Năm, đoàn xe của Thủ tướng Moussa Mara đã bị tấn công trong chuyến thăm Kidal dẫn tới một cuộc đụng độ khốc liệt làm 50 binh sĩ thiệt mạng và khiến ông Mara tuyên bố “chiến tranh” một lần nữa với MNLA.
Tuyến đường chiếc máy bay bị rơi bay qua.
Một thỏa thuận ngừng bắn sau đó đã được thiết lập, nhưng liên tục bị phá vỡ bởi nhiều đợt bùng phát giao tranh.
Phát biểu trên truyền hình Pháp, Tổng thống Francois Hollande cho biết, trong lần liên lạc cuối cùng phi công đã thông báo ý định chuyển hướng do “điều kiện thời tiết vô cùng khó khăn” vì mưa lớn.
Nhà lãnh đạo Pháp cho biết, Paris sẽ triển khai tất cả các phương tiện quân sự của mình tại Mali, nơi có hàng trăm binh sĩ, để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích mang theo 51 công dân nước này.
Telegraph dẫn lời Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, các nhà chức trách đang xem xét tất cả các nguyên nhân có thể về thảm kịch này.
Trước đó, mạng xã hội lan truyền tin đồn cho rằng cháu gái của nhà lãnh đạo Cuba Raul Castro cũng có mặt trên chuyến bay trên và đã tử nạn. Tuy nhiên Mariela Castro, một nhà tình dục học và hoạt động vì quyền đồng tính sau đó được xác nhận vẫn an toàn.
Theo Giáo Dục
Việt Nam dự Hội nghị bộ trưởng thứ 17 Phong trào Không liên kết
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, ngày 28/5, Hội nghị bộ trưởng lần thứ 17 Phong trào Không liên kết (MNA) đã chính thức khai mạc trọng thể tại Algiers (Algeria).
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Với chủ đề "Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và thịnh vượng," Hội nghị đã thu hút sự tham gia của đại diện các nước thành viên, một số tổ chức quốc tế và khu vực. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu tham dự hội nghị.
Sau tuyên bố khai mạc của ông Javad Zarif, Ngoại trưởng Iran, nước Chủ tịch đương nhiệm MNA, Hội nghị đã nghe thông điệp của Tổng thống Algeria, Abdelaziz Bouteflika, thông điệp của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Ban Ki-moon...
Trong hai ngày họp, các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề nổi cộm trên thế giới như xung đột nội bộ gay gắt, khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, nạn di cư trái phép, buôn lậu, môi trường tự nhiên xuống cấp, tác hại của tiến trình toàn cầu hóa, tình trạng lạc hậu về công nghệ, vấn đề lãnh đạo, tôn trọng nhân quyền...
Chương trình nghị sự cũng tập trung vào những vấn đề liên quan đến hòa bình và phát triển, đặt các nước thành viên trước trách nhiệm phải đoàn kết thực sự trong bối cảnh thế giới mới, xử lý các ưu tiên rất thời sự nhưng có bản chất khác với thời kỳ trước đây để có thể tăng cường vai trò của mình và trở thành một lực lượng quan trọng tác động được vào vũ đài quốc tế.
Hội nghị còn tìm kiếm các biện pháp nhằm giúp phong trào năng động và gắn kết hơn, kể cả bằng cách thành lập liên minh với các nhóm nước khác, để cùng nhau đối phó với những thách thức đang chia rẽ thế giới và có nguy cơ tác động trước hết vào các nước Thế giới thứ ba.
Hội nghị bộ trưởng lần thứ 17 MNA diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và chính trị xuất hiện, tái xuất hiện hay trầm trọng hơn ở nhiều vùng trên thế giới, từ đó đặt lại vấn đề đối với các nguyên tắc sáng lập của một một phong trào ra đời do cần phải thiết lập một hệ thống thế giới đa phương tốt đẹp hơn và ít bất công hơn.
Đối với các nước không liên kết, những thách thức đặt ra cho thế giới hiện nay là rất nhiều, khiến các nước phải có trách nhiệm hợp tác để đối phó nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
Với gần 120 nước thành viên, chiếm khoảng 1/2 dân số thế giới, cộng với 16 nước quan sát viên, MNA là tổ chức quốc tế lớn thứ hai thế giới, sau Liên hợp quốc.
Được thành lập chính thức vào năm 1961 tại Belgrade (Nam Tư cũ), phong trào đã trở thành một diễn đàn ngôn luận, đề xuất và đoàn kết giữa các dân tộc thuộc Thế giới thứ ba.
Iran hiện là nước chủ tịch đương nhiệm MNA (2012-2015) và Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 17 MNA sẽ diễn ra tại Caracas (Venezuela) vào năm 2015.
Theo VietnamPlus/TTXVN
MiG-29 bị loại bỏ không thương tiếc Trong khi truyền thông Nga "tung hô" MiG-29 với tin Không quân Nga mua 18 chiếc loại này thì Slovakia lạnh lùng thông báo sẽ loại MiG-29 khỏi trang bị. Bộ Quốc phòng Slovakia ngày 26/5 chính thức thông báo nước này lên kế hoạch thuê một số lượng máy bay tiêm kích mới để thay thế cho những chiếc MiG-29 do Liên...