Máy bay Ai Cập có thể phát cháy trước khi rơi
Dữ liệu hành trình cho thấy có khói trong máy bay 3 phút trước khi rơi.
Máy bay Airbus 320 số hiệu Flight 804 của hãng hàng không EgyptAir chở 66 người bay từ Paris (Pháp) về Cairo (Ai Cập) rơi xuống Địa Trung Hải sáng sớm 19-5.
Ngày 21-5, Cơ quan điều tra tai nạn hàng không Pháp cho biết sau khi phân tích dữ liệu hành trình chiếc Airbus 320, họ phát hiện có khói ở nhiều địa điểm trên máy bay trong 3 phút trước khi máy bay rơi.
Theo dữ liệu hành trình do tạp chí hàng không The Aviation Herald – chuyên thông báo các sự cố hàng không toàn cầu – công bố, đã xảy ra bất thường trong buồng lái và có khói trong nhà vệ sinh máy bay trong 3 phút trước khi máy bay mất liên lạc với mặt đất.
Các vật dụng hành khách không quân Ai Cập thu thập được. (Ảnh: AP)
Theo dữ liệu hành trình, trong thời gian bay phi công vẫn giao tiếp với các kiểm soát viên không lưu ở các điểm Zurich (Thuỵ Sĩ), Padua (Ý).
Lúc 2 giờ 24, chiếc Airbus 320 ở trên bầu trời TP Athen của Hy Lạp.
3 giờ 12, máy bay bay trên vùng trời đảo Kasos của Hy Lạp trước khi tiến về Địa Trung Hải.
Video đang HOT
15 phút sau, bộ phận cảm ứng phát hiện có khói trong nhà vệ sinh máy bay và có vấn đề ở hai cửa sổ trong buồng lái.
3 giờ 27, các kiểm soát viên không lưu Hy Lạp cố gắng liên lạc với máy bay Airbus 320 nhưng không được. Cùng thời điểm này một thiết bị cảm biến dò thấy có khói ở khu bảng điện tử kiểm soát máy bay.
Hai phút sau, chiếc Airbus 320 vào không phận Ai Cập. Chỉ vài giây sau, máy bay biến mất khỏi màn hình radar.
Chuyên gia hàng không hàng đầu David Learmount nhận định máy bay có thể đã phát cháy và lửa, khói lan rất nhanh trước khi rơi. “Câu hỏi là liệu nguyên nhân cháy dẫn tới khói mà các thiết bị cảm ứng được có phải là do lỗi ở hệ thống điện – chẳng hạn chập mạch, hay do có chất nổ, hay do có người sử dụng thiết bị cháy nào đó” – chuyên gia David Learmount viết trên trang web của mình.
Nói cách khác, máy bay bị rơi ngoài khả năng bị khủng bố có thể còn do lỗi kỹ thuật. Chính phủ Ai Cập nghiêng về khả năng máy bay bị khủng bố hơn là bị lỗi kỹ thuật.
Các nhà điều tra và các chuyên gia khác nhận định đã xảy ra hỗn loạn trên máy bay vào những thời khắc cuối cùng trước khi máy bay rơi, máy bay đã gặp phải sự cố rất nhanh, rất bất ngờ. Tuy nhiên, theo họ còn quá sớm để xác định chính xác điều gì xảy ra với chiếc Airbus 320.
Trước đó các nhà điều tra cho biết chiếc Airbus 320 đã lảo đảo sang trái rồi sang phải, sau đó rơi xuống biển từ độ cao gần 11,6 km mà không phát đi tín hiệu cấp cứu.
Hãng tin CBS News (Mỹ) dẫn thông tin từ tình báo Mỹ ngày 21-5 cho biết tín hiệu từ các hộp đen đã được dò thấy và công việc tìm kiếm thu thập đang được khẩn trương tiến hành. Độ sâu mực biển nơi máy bay rơi 2,5-3 km, tín hiệu của các hộp đen có thể được dò tìm ở độ sâu 6 km.
Cùng ngày, quân đội Ai Cập công bố những hình ảnh đầu tiên các vật dụng hành khách và mảnh vỡ máy bay thu thập được, trong đó có hành lý, ghế ngồi, áo phao…
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
"Bác sĩ" trẻ chuyên khám bệnh "siêu máy bay" Airbus A350
30 năm tuổi đời, 7 năm tuổi nghề nhưng Nguyễn Khắc Đạt đã trang bị cho mình khối lượng kiến thức đáng nể...
Kỹ sư Nguyễn Khắc Đạt đã có 7 năm "làm bạn" với máy móc tàu bay
30 năm tuổi đời, 7 năm tuổi nghề nhưng Nguyễn Khắc Đạt đã trang bị cho mình khối lượng kiến thức đáng nể liên quan đến kỹ thuật tàu bay. Anh cũng là một trong những kỹ sư trẻ nhất được tiếp cận kỹ thuật, công nghệ của dòng máy bay siêu hiện đại Airbus A350 mới được Vietnam Airlines tiếp nhận, khai thác.
"Kiến thức tàu bay mênh mông càng thôi thúc tôi khám phá"
Tiếp xúc với Nguyễn Khắc Đạt (Trung tâm Bảo dưỡng ngoại trường - Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay VAECO), dễ dàng cảm nhận được nhiệt huyết, sự đam mê với công việc của kỹ sư trẻ này.
"Tôi học chuyên ngành Kỹ thuật hàng không (ĐH Bách khoa Hà Nội). Tốt nghiệp ĐH năm 2009 với tấm bằng Giỏi, tôi được tuyển dụng vào Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay (VAECO) - đúng công ty tôi luôn mơ ước khi ngồi trên ghế nhà trường", Khắc Đạt chia sẻ. "Vào VAECO, tôi được đào tạo khóa cơ bản nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay. Lúc này tôi mới nhận ra kiến thức học được trên ghế nhà trường chỉ một phần, kiến thức tàu bay thật mênh mông, rộng lớn. Nhưng điều đó càng thôi thúc tôi khám phá".
"Những ngày đầu làm việc ở Trung tâm Bảo dưỡng ngoại trường, tôi có cảm giác rất phấn khích vì được trực tiếp làm việc với máy bay - cỗ máy hiện đại nhất thế giới, như câu nói của thày tôi: "Con người thật vĩ đại vì đã phóng một cục sắt hàng trăm tấn lên bầu trời và bắt nó hạ xuống đất an toàn", Khắc Đạt nói.
Thực tế, nghĩ đến nghề bảo dưỡng, sửa chữa máy bay, mọi người thường chỉ nghĩ đơn giản như bao nghề sửa chữa khác và "chắc là rất phức tạp". "Biết là khó, là khổ đấy nhưng đã trót đam mê chả khó khăn nào cản bước được. Khó khăn bao nhiêu, vất vả bao nhiêu nhưng chỉ cần xử lý được các hỏng hóc của máy bay, đảm bảo máy bay trở lại hoạt động an toàn thì tất cả tan biến hết. Cảm giác vẫy tay chào tạm biệt hành khách lên máy bay, đảm bảo tuyệt đối an toàn kỹ thuật hay đón hành khách sau một chuyến bay thoải mái luôn là khoảnh khắc tuyệt vời nhất, khiến tôi quên đi chiếc áo đồng phục đang ướt đẫm vì mồ hôi hay những bữa trưa ăn vội để đi đón tàu", anh Đạt chia sẻ.
Airbus A350 và thách thức đam mê
Đầu tháng 7 năm ngoái, Vietnam Airlines chính thức tiếp nhận và đưa vào khai thác máy bay Airbus A350 XWB. Đây là dòng máy bay thân rộng, có tầm hoạt động xa, hiện đại bậc nhất hiện nay.
Chuẩn bị cho việc khai thác dòng máy bay này, song song với việc đào tạo phi công, Vietnam Airlines đã lên kế hoạch cử nhân viên kỹ thuật đi học tập, chuyển giao công nghệ. Nguyễn Khắc Đạt là một trong số ít các kỹ sư trẻ được tin tưởng lựa chọn đi học để tiếp cận với máy bay thế hệ mới A350.
"Tôi thật vinh dự khi được các chuyên gia hàng đầu của Airbus, các nhà thiết kế sản xuất A350 truyền đạt kinh nghiệm, chia sẻ những công nghệ mới, những sự thay đổi trong hệ thống của dòng máy bay mới này", kỹ sư trẻ chia sẻ và cho biết thêm bản thân đã phải nỗ lực rất nhiều để tiếp nhận những kiến thức vô cùng mới mẻ về dòng máy bay siêu hiện đại này.
"Thời gian đầu, chúng tôi phải vừa làm vừa trao đổi với các chuyên gia để xử lý công việc. Những bỡ ngỡ ban đầu cũng qua đi, kinh nghiệm được tích lũy và giờ đây, chúng tôi đã đủ tự tin khi tiếp cận những chiếc A350 không những rất đẹp mà còn vô cùng tinh vi" - Khắc Đạt nói và cho biết thêm: "Với những nhân viên kỹ thuật máy bay, mỗi lần đặt bút ký vào sổ nhật ký kỹ thuật là một lần khẳng định với trách nhiệm rất lớn, đảm bảo mọi việc đã được hoàn thành đúng dữ liệu bảo dưỡng và quy trình, đủ điều kiện cho máy bay khai thác".
Theo Ngân Anh (Báo Giao thông)
Máy bay Nga lao xuống đất với vận tốc gần 500 km/giờ Trước khi rơi ở Sinai (Ai Cập), chiếc máy bay của Nga giảm tốc độ đột ngột rồi bất ngờ lao xuống ở vận tốc 483 km/giờ. Trước khi trở thành đống sắt vụn, chiếc máy bay của Nga đã giảm tốc độ rất đột ngột rồi mới lao xuống - Ảnh: Reuters Thông tin về tốc độ của chiếc Airbus của hãng...