Mauritania ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19
Ngày 31/3, Mauritania thông báo ca tử vong đầu tiên vì nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia châu Phi này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-2 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo truyền hình nhà nước Mauritania, bệnh nhân nữ, 48 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp và Mauritania, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus sau khi tử vong. Bệnh nhân được cách ly cùng 16 người Pháp khác tới quốc gia Tây Phi này từ giữa tháng 3, ngay trước khi Mauritania cấm tất cả các các chuyến bay quốc tế đến.
Người phát ngôn của trung tâm cách ly cho biết trường hợp bệnh nhân có nhiều bất thường vì hầu như không có biểu hiện bệnh ban đầu. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy mệt từ tối 29/3, tình trạng xấu dần vào sáng 30/3 và bệnh nhân tử vong cùng ngày khi đang trên đường tới bệnh viện. Hiện Mauritania ghi nhận 6 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong đó có 2 ca đã hồi phục. Chính phủ nước này đã ban bố lệnh giới nghiêm vào ban đêm và cấm đi lại giữa 13 khu vực trên cả nước để ngăn chặn virus lây lan. Tới nay, toàn châu Phi ghi nhận hơn 5.300 ca nhiễm virus, trong đó có 171 người tử vong.
* Cùng ngày 31/3, Chính phủ Singapore thông báo khả năng buộc các công ty ngừng hoạt động nếu không nỗ lực đảm bảo các nhân viên có thể làm việc tại nhà nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus trong bối cảnh quốc gia này ghi nhận thêm 47 ca nhiễm mới. Bộ trưởng Nhân lực Singapore Josephine Teo cho biết bộ sẽ xem xét ban hành yêu cầu ngừng hoạt động với công ty bị phát hiện không nỗ lực nghiêm túc để triển khai làm việc từ xa. Tới nay, Singapore ghi nhận 926 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 3 ca tử vong.
Video đang HOT
* Chính phủ Malaysia khẳng định biện pháp phong tỏa đã giúp ngăn chặn đáng kể số ca nhiễm gia tăng hàng ngày tại quốc gia này. Trong ngày 31/3, Malaysia ghi nhận thêm 140 ca nhiễm mới và 6 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 2.766 ca và tổng số ca tử vong là 43 ca. Gần một nửa trong số này liên quan tới một sự kiện tôn giáo tổ chức hồi cuối tháng trước tại Malaysia.
Với tỷ lệ người nhiễm virus SARS-CoV-2 cao nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á, Malaysia đã áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại và các hoạt động kinh doanh không thiết yếu tới ngày 14/4. Bộ Y tế nước này kêu gọi người dân tiếp tục ở trong nhà để phá vỡ chuỗi lây nhiễm, thường xuyên rửa tay và giữ khoảng cách với những người xung quanh. Bộ cũng khẳng định biện pháp phong tỏa đang phát huy tác dụng khi số ca nhiễm mới được kiềm chế ở mức 140-200 ca/ngày.
* Giới chức Ấn Độ đang đẩy mạnh tìm kiếm những người tham gia một nghi lễ tôn giáo gần khu vực thủ đô New Delhi để kịp thời cách ly những ca nghi nhiễm sau khi hàng chục ca nhiễm và một số ca tử vong có liên hệ với sự kiện trên. Sự kiện này trở thành một trong những điểm nóng dịch bệnh sau khi hàng nghìn người kéo tới một trung tâm Hồi giáo ở Tây Nizamaddin, gần bang Delhi. Nhiều người đã trở về các bang khác sau đó, nhưng nhiều người vẫn đang mắc kẹt tại đây khi các hoạt động giao thông công cộng bị tạm ngừng vì lo ngại nguy cơ lây lan virus.
Người đứng đầu Cơ quan Y tế Delhi Satyendar Jain cho biết giới chức địa phương đã phong tỏa các tuyến đường xung quanh trung tâm Hồi giáo này, hơn 1.000 người đã được cảnh sát đưa ra khỏi khu vực, 335 người được đưa tới các bệnh viện và số còn lại được cách ly. Giới chức cho biết ít nhất 10 người tham gia sự kiện này đã tử vong vì COVID-19 trong vài ngày qua. Trong khi đó, báo Press Trust đưa tin khoảng 8.000 người tham gia sự kiện trên.
Lê Ánh
Các nước vùng Sahel tìm giải pháp đối phó với 'thánh chiến'
Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita khẳng định tình đoàn kết với nước láng giềng Niger nhằm tìm giải pháp hiệu quả đối phó với thánh chiến.
Lực lượng binh sỹ Niger. (Nguồn: AP)
Ngày 15/12, lãnh đạo Nhóm 5 nước vùng Sahel châu Phi (gọi tắt là G5 Sahel - gồm Mali, Burkina Faso, Niger, Mauritania và CH Chad) bắt đầu họp trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp ở Niger, để thảo luận, phối hợp tìm ra cách thức đối phó với mối đe dọa "thánh chiến," sau vụ tấn công của các phần tử cực đoan vào một doanh trại quân đội ở Niger, khiến 71 người thiệt mạng hôm 10/12 vừa qua.
Trong buổi diễn thuyết tổ chức tại thủ đô Bamako, Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita khẳng định tình đoàn kết với nước láng giềng Niger nhằm tìm giải pháp hiệu quả đối phó với thánh chiến.
Trước đó, G5 Sahel đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung để chống lại các nhóm thánh chiến, nhưng lực lượng này hiện hoạt động không hiệu quả.
Vụ tấn công nhằm vào doanh trại quân đội ở Niger được cho là đẫm máu và nguy hiểm nhất kể từ năm 2015. Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận đứng sau vụ việc này.
Ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, Tổng thống Niger Issoufou Mahamadou đã phải rút ngắn chuyến công du đến Ai Cập tham dự hội nghị hòa bình và an ninh để trở về nước giải quyết tình hình. Niger đã tuyên bố 3 ngày quốc tang để tưởng niệm những nạn nhân của vụ tấn công.
Vụ tấn công này cũng đã buộc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải hoãn cuộc họp với lãnh đạo các nước khu vực Sahel để thảo luận về tình hình an ninh.
Bạo lực thánh chiến đã bùng phát khi các nhóm Hồi giáo vũ trang nổi dậy ở miền Bắc Mali năm 2012, sau đó đã lan rộng khắp khu vực Sahel rộng lớn, đặc biệt ở Burkina Faso và Niger./.
Theo Lê Quang Trường (TTXVN/Vietnamplus.vn)
Chìm tàu chở người di cư ngoài khơi Mauritania, 57 người chết Vụ việc này là một trong những tai nạn gây thương vong nhiều nhất kể từ khi các nỗ lực vượt biển trở nên khó khăn hơn do Tây Ban Nha tăng cường tuần tra từ giữa những năm 2000. Ảnh minh họa. (Nguồn: devdiscourse.com) Theo Reuters, Cơ quan di trú Liên hợp quốc cho biết, 57 người đã thiệt mạng sau khi...