Mẫu xe điện giá rẻ này sẽ khiến nhiều đối thủ lo lắng
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho biết Great Wall Motors đã bắt đầu bán xe điện tại Thái Lan với giá rẻ hơn nhiều đối thủ.
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho biết Great Wall Motors đã bắt đầu bán xe điện tại Thái Lan. Đây là lần bước vào thị trường nước ngoài đầu tiên cho xe điện với mức giá thấp hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh trong nước.
Mẫu Ora Good Cat có giá khởi điểm 989.000 baht (29.800 USD tương đương với khoảng 679 triệu đồng), ngang bằng với mẫu xe điện giá rẻ nhất được bán tại Thái Lan của MG Motor (thương hiệu Anh thuộc sở hữu của SAIC Motor có trụ sở tại Thượng Hải). Good Cat cũng rẻ hơn 30% so với Nissan Leaf.
Mẫu xe điện hứa hẹn cạnh tranh với nhiều đối thủ. Ảnh: Nikkei Asia
Mẫu Good Cat rẻ nhất đi được 400 km trong một lần sạc và có thể sạc lại 80% trong 46 phút bằng bộ sạc nhanh. Great Wall ban đầu sẽ nhập khẩu xe từ Trung Quốc, nhưng lê kế hoạch bắt đầu sản xuất trong nước vào năm 2023.
Great Wall vào Thái Lan lần đầu tiên vào năm ngoái khi mua lại một nhà máy lắp ráp từ General Motors.
Video đang HOT
Narong Sritalayon, giám đốc điều hành của Great Wall Motor (Thái Lan), dự đoán Ora nói riêng sẽ là “kẻ thay đổi cuộc chơi” trong ngành công nghiệp ô tô khu vực.
Xe chạy bằng xăng đang thống trị thị trường Đông Nam Á, với các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản chiếm 80% đến 90% thị phần. Great Wall đã triển khai hoạt động bán hàng tại Thái Lan vào tháng 6 và thị phần của nó dao động khoảng 1%. Công ty có kế hoạch tung ra 9 mẫu xe trong thời gian 3 năm.
Xe điện Trung Quốc ra mắt tại Thái Lan, rộng đường về Việt Nam
Các hãng xe Trung Quốc thâm nhập thị trường Thái Lan, tập trung vào dòng xe điện hóa. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chính sách của Thái Lan trong việc thúc đẩy quốc gia này trở thành trung tâm xe điện của ASEAN.
Ora Good Cat 2022 là mẫu xe điện (EV) đầu tiên Great Wall Motor giới thiệu đến thị trường Thái Lan, thông qua chiến dịch "đặt hàng trước" qua website.
Mẫu hatchback chạy điện hoàn toàn, thu hút khá nhiều đơn đặt hàng trước khi ra mắt chính thức. Khách hàng sẽ có thể lựa chọn 3 biến thể, bao gồm Tech và Pro với phạm vi di chuyển 400 km. Bản Ultra có thể di chuyển với phạm vi 500 km.
Mẫu xe điện này có giá bán khởi điểm từ 989.000 baht (khoảng 670 triệu đồng) đến 1,199 triệu baht (~820 triệu đồng).
Xe điện của GWM ra mắt tại Thái Lan. Ảnh: nikkei asia
Ora Good Cat có công suất 141 mã lực và Mô-men xoắn cực đại 210Nm có thể đạt vận tốc tối đa 152km/h. Xe trang bị bộ pin lithium 47,8 kWh cho phạm vi di chuyển 400 km và mất khoảng 10 giờ để sạc đầy. Hãng xe này tung ra chế độ bảo hành xe 5 năm/150.000 km; chế độ bảo hành pin 8 năm/ 180.000 km. Great Wall Motor sẽ được lắp ráp tại nhà máy ở Rayong.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc như SAIC, GWM đã bắt đầu thâm nhập thị trường Đông Nam Á và mạnh tay đầu tư các dây chuyền sản xuất, phân phối tại quốc gia này.
Đầu năm 2020, GWM đã mua lại nhà máy sản xuất của GM nằm tại Rayong sau khi tập đoàn Mỹ rút khỏi thị trường này. GWM dự kiến sản xuất 80.000 xe mỗi năm để phục vụ nhu cầu tại thị trường Thái Lan và xuất khẩu sang các quốc gia thuộc khu vực khác.
Việc các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc thâm nhập thị trường Thái Lan với mục tiêu tập trung vào xe điện, và sẽ trở thành đối trọng của các hãng xe Nhật - hiện nắm giữa trên 90% thị phần tại đây.
Chiến lược của các hãng xe Trung Quốc là tập trung nhiều hơn vào điện khí hóa. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chính sách của Thái Lan trong việc thúc đẩy quốc gia này trở thành trung tâm xe điện của ASEAN vào năm 2030. Nước này đặt mục tiêu xe điện sẽ chiếm 30% lượng xe sản xuất trong nước vào năm 2020.
Với mục tiêu trở thành trung tâm xe điện tại Đông Nam Á, xe điện Trung Quốc cũng sẽ rộng đường vào thị trường các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Đông Nam Á là một trong những thị trường đầy hứa hẹn và thu hút nhiều nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới, nhất là ở lĩnh vực điện khí hóa.
Thực tế thì không chỉ có các hãng xe Trung Quốc tập trung vào các dòng điện khí hóa tại Thái Lan, như một bước để mở rộng ra các nước trong khu vực. Các dòng xe điện và Hybrid rục rịch ra mắt thị trường Đông Nam Á, khi nhiều nhà máy sản xuất đang dần được điện khí hóa bằng các dự án hàng trăm triệu USD ở Thái Lan, Indonesia.
Các hãng xe Nhật cũng manh nha sản xuất các phiên bản Hybrid ở những thị trường cận kề Việt Nam, khi các ông lớn đang đầu tư mạnh vào Indonesia và Thái Lan. Hai quốc này này vốn là nguồn cung cấp xe nguyên chiếc chủ yếu cho thị trường Việt Nam từ 2018 đến nay. Do đó, các mẫu xe điện, xe Hybrid được đưa về nước thông qua con đường nhập khẩu là hoàn toàn có khả năng, bởi các nhà sản xuất sẽ tính đến bài toán tối ưu.
Một số chuyên gia cũng từng lo ngại, khi Việt Nam có thể trở thành vùng trũng nếu chậm chân so với các nước trong khu vực.
VinFast mới đây đã ra mắt mẫu xe điện đầu tiên VF e34 tại thị trường Việt Nam và đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống hạ tầng, trạm sạc để xe điện lăn bánh. Sớm ra mắt mẫu xe điện phổ thông sẽ giúp VinFast có lợi thế của người đi tiên phong. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cũng cần có thêm nhiều chính sách hơn nữa để người dùng chuyển sang xe điện, tạo thị trường cũng như khuyến khích việc đầu tư sản xuất tại Việt Nam.
Công ty xe điện của Evergrande tại Thụy Điển tìm chủ sở hữu mới Công ty xe điện của tập đoàn Evergrande tại Thụy Điển này đang đàm phán với các công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ, châu Âu và các đối tác công nghiệp khác để tìm chủ sở hữu mới. Một mẫu xe điện của Evergrande. Ảnh: Al Jazeera Giám đốc điều hành National Electric Vehicle Sweden AB (NEVS), Stefan Tilk, cho biết,...