Màu xanh bơ, xanh mint lên ngôi trong tiết thu êm ả
Trang phục màu xanh bơ, xanh mint (xanh ngọc) luôn ẩn chứa sức cuốn hút dịu dàng mà đằm thắm. Trong những ngày đầu thu êm ả, nàng đừng quên thêm vào tủ đồ mùa thu những items váy đầm dáng dài, vest… có gam xanh dịu mát này.
Sắc thái dịu nhẹ và ngọt ngào của trang phục màu xanh bơ, xanh mint khiến chúng trở thành item phù hợp nhất với nàng khi mùa thu tới.
Set trang phục màu xanh bơ của local brand HOBB mang đến vẻ đẹp từ phom dáng tối giản, những đường cắt mềm mại, xếp nếp và gam màu nhã nhặn, nên thơ.
Hay kết hợp giữa áo kiểu tay chườm, nổi bật với các đường nhún xếp tạo độ xòe bồng ấn tượng phối cùng quần màu nổi.
Trong tiết thu yên ả, mặc vest đi làm hay đi chơi đều phù hợp. Phom vest cổ điển được nhấn nhá với dáng cổ vuông và hàng nút nổi bật.
Đậm hơn gam màu xanh bơ, xanh ngả vàng ánh neon sẽ giúp những ngày thu bừng sáng khi kết hợp áo blazer và chân váy chữ A vừa nữ tính vừa hiện đại.
Mẫu váy ren từ Fleurie Closet có thể làm xiêu lòng bất kỳ cô nàng nào ưa thích cái đẹp. Đơn giản nhưng lộng lẫy yêu kiều, mẫu váy dài qua gối có họa tiết ren xinh xắn trên gam màu xanh mint nhẹ nhàng, bay bổng cùng điểm nhấn cổ áo tinh tế.
Váy sơ mi luôn là item “vạn năng” của các cô gái. Với sự kết hợp của dáng váy sơ mi, gam màu xanh mint và họa tiết nhí rải rác… thiết kế từ SIXDO đủ sức quyến rũ từ các cô gái tuổi mới lớn đến những quý cô văn phòng.
Thêm một lựa chọn khác cho các quý cô yêu gam màu xanh nhạt – áo cổ dựng ôm nhẹ bồng bềnh mix chân váy cùng màu tôn dáng thon gầy thanh mảnh.
Nói đến gam màu xanh bơ, tín đồ thời trang không thể không tham khảo “tủ đồ” của “nữ hoàng giải trí” Hồ Ngọc Hà. Từ mùa hè đến mùa thu, người đẹp diện vô số các mẫu áo bơi, áo kiểu, váy đầm… có gam màu xanh dịu mát và bắt mắt này.
Áo tắm mix chân váy túm xẻ tà màu xanh bơ làm nổi bật làn da trắng mịn của Hồ Ngọc Hà. Các thiết kế từ local brand rất được người đẹp ưa chuộng.
Set áo liền quần gam màu xanh lãng mạn được người đẹp diện khi trình diễn tại tuần lễ thời trang. Thiết kế của NTK Cường Đàm được người đẹp họ Hồ chưng diện trong nhiều dịp quan trọng.
Cũng đến từ NTK Cường Đàm là set trang phục màu xanh bơ phối giữa blazer cách điệu, bra dây treo và chân váy xếp ly từng được Hoa hậu Thùy Tiên và Á hậu Thủy Tiên chưng diện.
Video đang HOT
Để tận hưởng trọn vẹn tiết thu yên ả, lãng mạn thú vị, hãy đắm chìm trong sắc xanh dịu mát của gam màu xanh ngọc (xanh mint) như cô nàng diễn viên Khả Ngân với thiết kế đầm liền lãng mạn của Trio Ji.
Trong mùa thời trang Xuân Hè 2022, các thương hiệu thời trang trong nước đều tập trung khai thác và làm mới để tạo nên những mẫu trang phục có phần cổ áo đặc biệt. Đặc điểm này giúp cho gương mặt của người mặc được chú ý hơn, bên cạnh vóc dáng và gam màu chủ đạo của trang phục.
Ngoài những mẫu váy từ voan, ren và tơ mịn, hãy tham khảo những mẫu trang phục làm từ vải lụa trên gam màu xanh bơ và xanh mint.
Khi phối trang phục màu xanh, hãy lựa chọn sắc độ để làm nổi bật phần cơ thể mà bạn yêu thích nhất.
Mâu Thủy trong mẫu váy linen màu xanh ngọc từng “làm mưa làm gió” sau show diễn Xuân Hè của Đỗ Mạnh Cường. Không chỉ làm mới dòng sản phẩm linen bằng phom dáng tối giản giàu tính ứng dụng, NTK còn nghiên cứu để đặt dệt và nhuộm màu riêng loại vải linen với những sắc màu tươi mới như xanh mint, xanh bơ, hồng…
Mỗi bước đi đều bồng bềnh vì "cú sốc cao nguyên" Tây Tạng: đẹp như tuyệt tác của tạo hóa, bình yên đến bò Yak cũng mang Phật tính
Cần một chuyến đi khoảng 8 ngày 7 đêm thì bạn mới thấy hết vẻ đẹp của thiên nhiên và văn hóa Tây Tạng
Tây Tạng không chỉ có nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, nên thơ là kiệt tác của tạo hóa mà còn có nhiều tọa độ, công trình là tâm hồn của cái nôi Phật pháp, có ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Du lịch Tây Tạng là ước mơ của những người yêu khám phá cảnh đẹp và cả văn hóa, tôn giáo.
Cảnh đẹp như tranh vẽ, tuyệt tác của tạo hóa dành cho những ai biết buồn.
1, Nên đi Tây Tạng vào thời điểm cảnh đẹp hay vắng khách
Mùa du lịch cao điểm ở Tây Tạng với mức giá đắt nhất, thời tiết dễ chịu và đông khách nhất là từ tháng 6 đến giữa tháng 10. Vì vậy ai muốn tiết kiệm chi phí có thể đến Tây Tạng từ tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau. Từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 11 là thời điểm các tour đi Tây Tạng có giá cả vừa phải.
Chi phí cho chuyến đi Tây Tạng theo các mùa ước tính như sau: Mùa cao điểm tức là từ 26/06 đến 15/10 một chuyến đi sẽ tốn khoảng 1000 USD (khoảng 24.000.000đ). Trong thời gian giao giữa 2 mùa cao điểm và vắng khách tức đầu tháng 4 đến 25/06 và 16/10 đến 15/11 thì chi phí giảm nhẹ còn khoảng 940USD (khoảng 21.000.000đ). Vào mùa vắng khách từ 16/11 đến 31/03 chỉ còn khoảng 817 USD (khoảng 19.000.000đ).
Nếu bạn là sinh viên hoặc đi du lịch với ngân sách hạn hẹp thì có thể đến Tây Tạng vào mùa đông. Ngoài ra, nếu bạn đi du lịch với bạn bè hoặc người thân, một tour du lịch riêng cho gia đình thì chi phí thậm chí còn cao hơn nhiều so với tour du lịch nhóm nhỏ hoặc các tour ghép đoàn. Chi phí bên trên cũng có thể tăng lên nếu bạn muốn ở khách sạn hạng sang hoặc thử các trải nghiệm sang chảnh.
Những chú chó ngao Tây Tạng cực kỳ đáng yêu
2, Các chi phí khác khi đi du lịch tây Tạng
Chi phí làm vé thông hành vào Tây Tạng
Việc ra vào Tây Tạng không dễ như nhiều nơi khác do nơi đây hiện là khu tự trị thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bạn cần có giấy phép du lịch Tây Tạng mới được đặt chân đến các chuyến bay, chuyến tàu, chuyến xe đến đây. Để tiện lợi nhất hãy đặt tour sớm ít nhất 1 tháng để các công ty du lịch chuẩn bị giấy tờ thay bạn.
Bạn có thể tự túc làm giấy tờ qua cổng thông tin của chính quyền địa phương nhưng như vậy sẽ tốn công và mất nhiều thời gian hơn. Đây là một việc làm quan trọng để được đi du lịch Tây Tạng và có chi phí khá tốn kém với khoảng 17,5 triệu đồng.
Chi phí máy bay, tàu hỏa từ Việt Nam đến Tây Tạng
Từ Việt Nam đến Lhasa Tây Tạng bạn có nhiều phương án di chuyển như: Di chuyển bằng máy bay đến các thành phố lớn Trung Quốc rồi tiếp tục lên một chuyến bay khác đến Lhasa. Hoặc bạn cũng có thể đến Trung Quốc bằng máy bay rồi di chuyển bằng tàu hỏa đến Lhasa đều được nhé!
Không có chuyến bay thằng từ Việt Nam đến Tây Tạng nên bạn phải di chuyển bằng máy bay đến các thành phố lớn của Trung Quốc sau đó tiếp tục bay hoặc đi tàu hỏa đến Tây Tạng. Bạn nên chọn bay đến các thành phố Thành Đô, Tây Ninh hay Côn Minh rồi bay tiếp đến Tây Tạng vì chúng vừa gần với Lhasa và có các chi phí bớt đắt đỏ hơn so với Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Quảng Châu,... Trong đó Thành Đô được coi là điểm chuyển giao hợp lý hơn cả vì nó có nhiều chuyến bay đến và đi từ Việt Nam nhất.
Chi phí cho chuyến bay từ Hà Nội đến Lhasa Tây Tạng sẽ tốn khoảng 13 triệu đồng với 4 triệu cho việc bay từ Hà Nội sang Thành Đô và 9 triệu bay từ Thành Đô đến Lhasa.
Để tiết kiệm chi phí bạn có thể chọn di chuyển bằng tàu hỏa từ Thành Đô đến Tây Tạng. Chi phí di chuyển bằng tàu hòa thường rẻ hơn máy bay khoảng 3 triệu đồng và không phải trả thêm các loại thuế phí khác.
Mảnh đất bình yên, đến bò Yak cũng mang Phật tính
Chi phí cho khách sạn ở Tây Tạng
Đối với những người ai mong muốn tiết kiệm ngân sách với chi phí 15 - 32 USD cho khách sạn 3 sao hoặc ít hơn thì bạn có thể đặt phòng không có sẵn phòng tắm bên trong.
Đối với những người không yêu cầu cao vào nơi lưu trú thì chỉ cần ở lại các khách sạn 3 sao với chi phí 15 - 32 USD (khoảng 600K). Còn nếu ai có nhu cầu ở tại một khách sạn sang chảnh hơn tại trung tâm thành phố Lhasa thì sẽ tốn khoảng 1,5 triệu đồng. Nếu bạn có điều kiện và muốn ở tại các khách sạn nghỉ dưỡng sang trọng thì có thể chọn các địa điểm hàng đầu ở Lhasa với mức giá đắt đỏ từ 5 triệu đồng đến 9 triệu đồng một đêm.
Chi phí cho việc đi lại quanh Tây Tạng
Chi phí thuê xe du lịch được tính trên quãng đường di chuyển. Bạn đi du lịch càng lâu, càng ca, chi phí sẽ càng đắt. Vì nhiều điểm tham quan ngoài Lhasa cách xa nhau, nên việc lái xe dài là không thể tránh khỏi.
Ví dụ nếu bạn thích ghé thăm EBC (cách Lhasa khoảng 1340km) hoặc núi Kailash (cách Lhasa khoảng 3730km) tổng chi phí thuê xe đi lại quanh Tây Tạng sẽ lớn hơn rất nhiều. Nếu bạn muốn đi du lịch những điểm cách trung tâm cả ngàn cây số này thì hơn hết nên chọn đi theo tour.
Chi phí ăn uống ở Tây Tạng
Chi phí ăn uống có lẽ là chi phí thấp nhất trong các chi phí trong một chuyến du lịch Tây Tạng.
Nếu bạn đi theo đoàn thì chi phí cho ăn uống mỗi ngày chỉ khoảng 500K. Tuy nhiên nếu bạn đi tự túc thì có thể đắt hơn hoặc rẻ hơn tùy vào nhu cầu của bản thân.
Do môi trường khắc nghiệt ở Tây Tạng, chi phí chung cho đồ ăn thức uống không hề rẻ. Các món ăn nổi tiếng ở Tây Tạng như phở Tây Tạng, momo Tây Tạng, thịt bò khô và đồ uống như trà ngọt, trà bơ và Bia Lhasa... là những món vừa rẻ vừa ngon bạn có thể thử.
Các món cao cấp hơn có giá lên đến 10 USD thường là mì súp Tây Tạng, cơm với thịt yak, nhiều loại rau đặc sản khác nhau.
Chi phí cho phí vào cửa ở Tây Tạng
Cho dù bạn đặt tour du lịch theo nhóm hay đi riêng thì chi phí vào cửa cũng sẽ giống nhau. Và phí vào cửa chỉ bị dao động bởi các mùa du lịch khác nhau.
Các điểm tham quan có giá vé vào cửa ở mức trung bình bao gồm Đền Jokhang, hồ Yamdrok, Tu viện Palcho, Tu viện Sera, Tu viện Drepung, Tu viện Rongbuk,... có giá chỉ khoảng 250K.
Các điểm tham quan có mức giá cao hơn hẳn bao gồm cung điện Potala, Khu cắm trại lên đỉnh Everest, Tu viện Tashilhunpo có giá lên đến 700k.
3, Gợi ý lịch trình đi Tây Tạng và các điểm xung quanh trong 7 ngày 8 đêm
NGÀY 01 và 02: HÀ NỘI - TRÙNG KHÁNH - LHASA (Ăn sáng, trưa, tối)
Đến nơi vào buổi sáng ngày thứ 2 và nghỉ ngơi cho thích nghi dần với độ cao.
Chiều: Đoàn tham quan mua sắm tại trung tâm bán buôn đồ Phật giáo.
Tối: Ăn tối, nghỉ đêm ở Lhasa.
NGÀY 03: THAM QUAN LHASA - ĐẠI CHIÊU TỰ
Sáng: Cung điện Potala - nơi được coi như linh hồn Phật giáo ở Tây Tạng với kiến trúc đẹp thuần chất và vị trí độc đáo ở độ cao 3.600m. Đây cũng là nơi ở của các đời Đạt-lại Lạt-ma từ đời đầu tiên đến đời thứ 14. Quãng đường tiện lợi nên có thể ghé thăm Portrang Karpo (Bạch Cung) và Portrang Marpo (Hồng Cung).
Chiều: Sauk hi ăn trưa thì sẽ đến chùa Đại Chiêu (Jokhang Temple), một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất với Phật giáo Tây Tạng, chứng kiến những nghi thức sinh hoạt Phật giáo đặc sắc của các vị sư nơi đây.
Tối: Xe đưa đoàn ăn tối, nghỉ đêm tại Lhasa.
Rồng trên cung điện Potala, ảnh chụp xuất thần của một em trai cùng đoàn. Đến đám mây Tibet cũng thật màu nhiệm...
NGÀY 04: LHASA - ĐÈO GAMBALA - HỒ YAMDROK - SÔNG BĂNG VĨNH CỬU - TU VIỆN BẠCH THÁP - SHIGATSE
Sáng: Lên xe đi Shigatse - Thành phố lớn thứ 2 của người Tây Tạng. Trải nghiệm thích nhất trên đường đi chính là được chiêm ngưỡng Thánh hồ Yamdrok (tiếng Hán là thánh hồ Dương Thác Ung Trác). Cảnh đẹp kỳ vỹ trước mặt hồ bao la cùng sự xuất hiện của loài bò thiêng Yak hay chó ngao Tây sẽ cực kỳ hấp dẫn với những người muốn trải nghiệm hết các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo.
Trưa: Tiếp theo ghé thăm sông băng Vĩnh Cửu ở độ cao 5020m so với mực nước biển. Rồi sau đó tới thăm tu viện Bạch Tháp - một trong những kỳ quan tiêu biểu của Phật giáo Tây Tạng.
NGÀY 05: SHIGATSE - LHASA
Sáng: Ghé thăm một trong 4 tu viện lớn đẹp nhất Tây Tạng - Đại tu viện Tashilhunpo. Đây là nơi có kiến trúc Phật giáo rất đặc trưng và là nơi tu tập của nhiều vị Đạt lai Lạt ma được coi là Phật sống được người dân Tây Tạng và các Phật tử tôn kính.
Trưa: Sau đó đoàn tự do mua sắm tại phố cổ quanh chùa với các cửa hàng về Phật giáo, đồ lưu niệm sau đó quay về Lhasa, trên đường ngắm nhìn sự hùng vĩ của dòng sông mẹ Yalung Yangpur.
Đồi đỏ có một không hai gần nóc nhà thế giới Everest
Thánh hồ Yamdrok, địa điểm được coi là tiên cảnh nơi hạ giới ở Tây Tạng
NGÀY 6: LHASA - HỒ NAMTSO TIÊN CẢNH NƠI HẠ GIỚI
Sáng: Đoàn rời Lhasa đến đệ nhị thánh hồ Namtso. Nơi đây có độ cao 4718 mét so với mặt nước biển và có khung cảnh như chốn thần tiên cổ tích thật sự. Đứng từ đây bạn có thể ngắm cảnh thảo nguyên Khả Khả Tây Lý bao la hùng vĩ với những đàn bò Yak hàng ngàn con. Từng bước chân cũng như bồng bềnh trên miền đất linh thiêng.
Trưa: Trở về Lhasa từ hồ Namtso. Trên đường dừng chân ngắm đồi đỏ có một không hai trên nóc nhà thế giới Everest.
NGÀY 7: LHASA - THĂM ĐẠI TU VIỆN SERA (Ăn sáng, trưa, tối)
Sáng: Ghé thăm tu viện Sera, một trong 4 đại tu viện đẹp nhất lớn nhất Tây Tạng. Nơi đây lưu giữ kho tàng Kinh Phật khổng lồ với hơn 1000 gian phòng cùng 4 đại viện lớn với những bức tượng Phật quý giá.
Chiều: Thử trải nghiệm mua sắm tại phố Bát Giác Nhai - Khu phố đặc biệt với vô số sản phẩm thủ công mỹ nghệ và đồ Pháp khí.
NGÀY 8: LHASA - TRÙNG KHÁNH - HÀ NỘI
Sau bữa sáng nghỉ ngơi, tự do mua sắm cho đến khi ăn trưa. Trở về Thành Đô từ đầu giờ chiều để kịp lên chuyến bay lúc 17h về Việt Nam. Nếu không delay chuyến bay sẽ hạ cánh lúc 20h tại Hà Nội.
Lịch trình Việt Nam, Tây Tạng 8 ngày kết thúc.
Đi Tây Tạng không thể đi quá ngắn ngày do quãng đường di chuyển đến nơi và các điểm thăm quan cách rất xa nhau. Vì vậy hãy chuẩn bị cả thời gian và chi phí để có chuyến đi Tây Tạng trọn vẹn nhất!