Mâu thuẫn trên mạng, hai nữ sinh lớp 8 tát, giật tóc học sinh lớp 6
Trong clip xuất hiện trên mạng, hai nữ sinh lớp 8 thay phiên nhau liên tiếp tát, đánh, giật tóc một nữ sinh khác nhỏ tuổi hơn.
Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện clip gần 3 phút quay lại cảnh hai bạn gái, trong đó một em mặc đồng phục học sinh, một em mặc quần đùi, áo thun cùng ra tay đánh một nữ sinh mặc đồng phục học sinh, đeo khăn quàng đỏ.
Nữ sinh mặc đồng phục liên tục đưa tay tát vào mặt nạn nhân
Hai bạn gái này liên tiếp thay phiên nhau đánh vào mặt, giật tóc nạn nhân cùng với nhiều lời chửi bới. Nạn nhân nhiều lần đưa tay che mặt, khóc thút thít, không phản kháng.
Trong clip cũng có tiếng nhiều người bạn khác đứng xung quanh chứng kiến sự việc. Nhưng tất cả cùng nói chuyện, vui đùa, không một ai lên tiếng ngăn căn hành vi đánh người của cô bạn gái.
Theo thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh, TPHCM, các nữ sinh xuất hiện trong clip này đều là học sinh Trường THCS Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Hai em đánh bạn là nữ sinh lớp 8 của trường và nạn nhân bị đánh là học sinh lớp 6.
Sự việc xảy ra vào chiều thứ 6, ngày 29/5, hai nữ sinh lớp 8 hẹn em học sinh lớp 6 ra một địa điểm gần trường nằm trên đường Lại Hùng Cương, xã Vĩnh Lộc B. Tại đây, cả hai cùng ra tay tát, đánh, giật tóc bạn gái nhỏ tuổi hơn.
Video đang HOT
Nữ sinh mặc áo thun không chỉ tát, còn nhiều lần giật tóc cô học trò lớp 6 (Ảnh cắt từ clip)
Sau sự việc, nhà trường đã xác minh, được biết các em có mâu thuẫn trên mạng từ lâu, giờ hẹn nhau để “nói chuyện”. Nhà trường cũng đã mời phụ huynh của các học sinh liên quan đến trao đổi, làm việc.
Trong ngày hôm nay, hội đồng kỷ luật của trường sẽ họp, xác định hình thức kỷ luật đối với các em học sinh liên quan trong sự việc.
Vào giữa học kỳ 1 của năm học, khi tại TPHCM liên tiếp xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường giữa học sinh với nhau, đặc biệt là sau vụ việc học sinh dùng dao chém bạn, Sở GD&ĐT TPHCM đề nghị các đơn vị giáo dục có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đúng quy định đối với học sinh, sinh viên vi phạm.
Mới đây, trong chỉ đạo khẩn về đảm bảo an toàn trường học, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM lưu ý các trường trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục; lồng ghép phòng chống bạo lực học đường trong một số môn học.
Mất an toàn trường học: Mối lo không chỉ riêng ai
Vấn đề an toàn cho trường học chưa bao giờ hết nóng. Mỗi ngày đi học của con là một ngày vui mà cũng là một ngày lo của các bậc phụ huynh.
Tai nạn xảy đến với học sinh không chỉ do những nguyên nhân khách quan mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiếu quan tâm phòng ngừa của các trường học trong các hoạt động hằng ngày.
Hiện trường vụ cây phượng bật gốc (Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP HCM).
Bất an sân trường
Vụ cây phượng trong sân Trường THCS Bạch Đằng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh bật gốc khiến một HS tử vong và nhiều em khác bị thương một lần nữa đặt ra vấn đề làm sao để đảm bảo an toàn trường học. Cụ thể, trong vụ việc này, cây phượng nhìn bên ngoài lá vẫn tươi tốt, đang ra hoa nên cây đổ xuống gây bất ngờ với tất cả mọi người.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Sở GDĐT TP HCM chỉ đạo khẩn các trường phải kiểm tra cắt tỉa cành, chăm sóc cây xanh, xử lý thông thoáng hệ thống thoát nước... Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cũng đề nghị Sở GDĐT TP HCM, các sở GDĐT trong toàn quốc cần chỉ đạo ngay các nhà trường liên hệ đơn vị quản lý môi trường đô thị, cây xanh trên địa bàn, tiến hành việc kiểm tra, kiểm kê và cắt tỉa, xử lý các cây nguy hiểm, có thể gãy đổ... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS, giáo viên. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về môi trường giáo dục an toàn, các chỉ đạo về bảo đảm an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích cho HS sinh viên.
Điều cần lưu ý là tại buổi họp báo sau khi xảy ra sự việc cây đổ ít giờ, thầy giáo Nguyễn Vạn Phúc, Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng đã nhanh chóng nhận trách nhiệm. Thầy Phúc nói ngắn gọn rằng: "Cây bật gốc trong trường, trách nhiệm thuộc về tôi". Dẫu thế dư luận vẫn đặt ra câu hỏi: Trong vụ việc thương tâm này, việc chịu trách nhiệm sẽ thực hiện ra sao và truy cứu như thế nào?
Trên thực tế, việc cây xanh gãy đổ không phải là hiện tượng hiếm nhưng khi xảy ra tại trường học, với tai nạn thương tâm như trên, cho thấy vẫn còn lỗ hổng trong công tác quản lý của các nhà trường nói riêng cũng như sự thiếu rà soát của các đơn vị có liên quan nói chung. Như trong sự việc này, Ban Giám hiệu nhà trường đều là giáo viên, không ai có chuyên môn về cây xanh. Nếu chỉ nhìn vẻ tươi tốt bề ngoài thì không ai nghĩ cây phượng sẽ đổ. Trước đó, trong thời gian xảy ra dịch Covid-19, nhà trường đã thuê một đơn vị chăm sóc cây xanh của tư nhân đến để thay đất và mé nhánh...
Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GDĐT TP HCM, mặc dù cây nằm trong khuôn viên trường nhưng muốn đốn hạ, trường phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền. Khi trồng cây trong sân trường, cây nào đảm bảo an toàn, cây nào phù hợp, cây nào rễ chùm, rễ cọc... thì phải có chuyên môn mới rành được, cái này thuộc Sở Xây dựng. Cây nào lớn trên 10m muốn đốn đi cũng phải làm giấy xin phép.
Cũng liên quan đến nguy cơ bất an trường học, mới đây một HS lớp 9 Trường THCS Quyết Thắng, Hải Dương bị điện giật khi được nhà trường cử ra chặt cây. Sau nhiều ngày chữa trị, em đã không qua khỏi.
Điều đáng nói, trong sự việc này, như giải thích của lãnh đạo Sở GDĐT Hải Dương, bình thường các việc liên quan đến chặt cây nhà trường sẽ thuê người làm. Tuy nhiên, hôm đó không hiểu vì sao lại cử nhóm HS ra chặt. Có thể, vì cây cũng nhỏ nên trường có tâm lý chủ quan.
Trước đó, những vụ việc cảnh bảo về nguy cơ mất an toàn trường học do cơ sở vật chất xuống cấp, trong quá trình đưa đón HS từ nhà đến trường, những vụ ngộ độc thực phẩm, những tai nạn do khách quan và chủ quan như giáo viên lùi xe trong trường gây tai nạn giao thông, bạo lực học đường xảy ra cả trong và ngoài nhà trường... cũng đã xảy ra không chỉ một lần. Nhưng sau những hồi chuông báo động khẩn cấp ấy, hình như vẫn chưa có người đứng đầu nhà trường nào phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, chưa có biện pháp căn cơ nào để giảm thiểu những sự việc thương tâm ấy.
Trong đó, rất nhiều vụ việc khi xảy ra rồi, kiểm tra lại mới lộ ra rằng quy trình đảm bảo an toàn cho trẻ ở cơ sở giáo dục là quá lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm của người lớn. Những chỉ đạo khẩn sau đó tuy rằng cần thiết nhưng chẳng phải "mất bò mới lo làm chuồng"?
Tăng cường rà soát, thanh kiểm tra
Chưa nói đến những việc khác, trách nhiệm đầu tiên của mỗi nhà trường khi tiếp nhận HS đó là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em khi ở trường. Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng một trường học an toàn cho HS. Trong đó, quan trọng nhất là phòng ngừa các nguy cơ/rủi ro có thể xảy đến. Bởi ở bất cứ môi trường nào, trong hoàn cảnh nào, yếu tố nguy cơ luôn hiện hữu. Tận tâm lắng nghe, quan sát và học hỏi những kiến thức xung quanh mới có thể giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy đến.
Trong đó, cũng cần trang bị cho giáo viên, HS những kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trong những tình huống khẩn cấp. Bởi như chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích hiệu quả nhất chính là ý thức trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng. Trước khi có sự hỗ trợ từ bên ngoài, đội ngũ cán bộ, giáo viên các nhà trường cần chủ động loại bỏ nguy cơ gây tai nạn thương tích.
Lấy phòng là chính cũng là giải pháp ngành giáo dục đặt ra nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường. Trong đó, đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các nhà trường, bao gồm cả hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm... trong việc tìm ra các nguy cơ, giải pháp...
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát. Vì nếu không tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ ra những bất cập, hạn chế thì việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kế hoạch đôi khi trên giấy, việc thực hiện kế hoạch sẽ không thiết thực. Trong đó, bao gồm cả sự vào cuộc của các cấp chính quyền và chính phụ huynh trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, từ đó kịp thời khắc phục những lỗ hổng, những điểm nghẽn trong hoạt động của nhà trường để hướng tới mục tiêu lâu dài, liên tục là đảm bảo an toàn trường học ở mức cao nhất.
* Rà soát lại các văn bản cho thấy, Bộ GDĐT và các bộ, ngành liên quan không thiếu cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo an toàn trường học. Hệ thống tiêu chuẩn thiết kế trong các công trình giáo dục của ngành xây dựng, trong đó quy định rất rõ về độ cao phòng học, cầu thang, lan can, số tầng, phải dùng vật liệu gì, khe hở ra sao... để đảm bảo HS không bị tai nạn, thương tích do bị ngã, bị rơi từ trên cao xuống...
Bộ GDĐT cũng đã ban hành Thông tư quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông. Trong đó nêu rõ yêu cầu khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, thường gặp như tai nạn giao thông, ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ độc, vật sắc nhọn đâm, cắt, bạo lực...
Thậm chí, Thông tư này còn đặt ra quy định cấp chứng nhận về trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích khi 80% nội dung các tiêu chí trường học an toàn được đánh giá là đạt; không có HS bị tử vong hay thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.
* Theo ông Trần Thanh Bình, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thiết kế trường học (Bộ GDĐT), trong khi ngành giáo dục trong và ngoài nước đã có nhiều cuộc cải cách đáng kể về nội dung, chương trình cũng như mô hình trường, cơ sở giáo dục thì hệ thống tiêu chuẩn thiết kế công trình trường học vẫn còn chưa theo kịp với những thay đổi đó. Cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra trong trường học.
Mong ước về trường học thân thiện Tuần vừa rồi, câu chuyện về học sinh (HS) ở Hải Phòng đứng ngoài cổng trường giữa trời nóng và sự việc thầy giáo thể dục bị tố "tát học sinh nhập viện" trở thành tâm điểm, thu hút sự quan tâm của dư luận. Ảnh minh họa Chưa cần bàn đến việc đúng sai trong mỗi sự việc, nhưng rõ ràng thông...