Mâu thuẫn ở quán cháo lòng, chém chết bạn mặc van xin
Theo hình ảnh từ camera ghi lại, mặc dù nạn nhân giơ tay van xin, nhưng người còn lại vẫn vung dao chém tới tấp.
Ngày 9.10, Đại tá Nguyễn Xuân Trường, Trưởng Công an huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng Phòng Cảnh sát hình sự (PC45), Công an TP Hà Nội làm rõ một vụ án mạng nghiêm trọng vừa xảy ra trên địa bàn.
Thông tin ban đầu, vào khoảng 7h30 sáng 8.10, tại khu vực chợ Gạch, xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ, Hà Nội), hai nam thanh niên là bạn bè của nhau, đều trú trên địa bàn huyện rủ nhau đi ăn cháo lòng tiết canh.
Trong quá trình ngồi nhậu, hai bên nảy sinh mâu thuẫn rồi lấy dao của quán ăn đuổi chém nhau ngay tại chợ.
Nam thanh niên chém tới tấp vào đối phương dù được mọi người can ngăn. (Ảnh cắt từ video)
Cuộc truy đuổi khiến những người trong chợ bị một phen khiếp đảm. Đáng chú ý, sự việc đã được camera an ninh tại khu chợ ghi lại.
Theo đó, mặc dù một thanh niên đã bị ngã và giơ tay xin, tuy nhiên người còn lại vẫn xông tới, chém tới tấp vào đối phương. Thậm chí, khi một số người dân có ý định vào căn ngăn thanh niên này còn vung dao đe dọa. Chỉ đến khi đối phương đã gục hoàn toàn, thanh niên này mới cầm dao bỏ đi.
Vụ xô xát khiến cả hai đều bị thương và được người dân đưa đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng, người bị chém đã tử vong, người ra tay tấn công đang được cấp cứu tại BV 5 Sơn Tây.
Video đang HOT
Theo Tuyến Phan ( Pháp luật TP.HCM)
Có ai ủng hộ phóng viên phá hoại hiện trường điều tra trọng án không?
Những ngày qua, các cổng thông tin báo chí Việt Nam tràn ngập thông tin về "công an huyện Đông Anh hành hung phóng viên khi tác nghiệp". Những vấn đề được báo chí đề cập nhiều nhất là: công an đá đít phóng viên, công an cản trở phóng viên tác nghiệp và vội vàng kết tội công an - khi chưa ai đi đến tận cùng của sự thật?
Khi vụ trọng án vừa xảy ra trên cầu Nhật Tân, cảnh sát huyện Đông Anh và trinh sát hình sự được điều đến để bảo vệ hiện trường. Trước khi lực lượng khám nghiệm hiện trường đến, bằng bất cứ giá nào, các chiến sĩ cũng phải bảo vệ cho được hiện trường. Chỉ cần hiện trường bị xâm hại, mất hoặc thêm vào một vết tích thì cán bộ chiến sĩ cũng không hoàn thành nhiệm vụ - vì có đôi khi, chỉ một chi tiết rất nhỏ lại là chìa khóa quan trọng để phá án!
Mặc cho lực lượng chức năng ra sức giải thích, thậm chí là yêu cầu phóng viên hợp tác bảo vệ hiện trường. Nhưng thay vì hợp tác thì đối phương lại cố tình thách thức và phá hoại hiện trường với cái cớ... phục vụ bạn đọc.
Nguyên tắc là vậy, ấy thế nhưng, những cá nhân với danh xưng là phóng viên báo chí lại bất chấp, không những tiến sâu vào bên trong hiện trường, mà theo người dân chứng kiến tại hiện trường (Nguyễn Đăng Tuấn làm việc cho Stores D'latu, Xưởng sản xuất ghế sofa, 81 ngõ 1295 Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội) phóng viên thậm chí còn tự tiện mở cửa xe taxi để ... chụp ảnh! Người phóng viên vô ý thức nào có biết rằng, những vết máu bám trên thành xe, những vết vân tay và vị trí đồ đạc trong xe là những chi tiết cực kỳ quan trọng phục vụ cho quá trình điều tra. Đến kỹ thuật hình sự còn phải đeo găng tay mới được quyền khám nghiệm, vậy mà các anh phóng viên lại ngông cuồng phá nát những điều đó!
Xem qua các đoạn clip, đặc biệt là các đoạn đối thoại được những phóng viên có mặt tại hiện trường tung lên mạng, dễ dàng thấy rằng, không dưới một lần lực lượng chức năng giải thích, thậm chí là yêu cầu các anh phóng viên hợp tác bảo vệ hiện trường. Nhưng thay vì hợp tác thì đối phương lại cố tình thách thức, luôn mồm la "tại sao lại cản trở tác nghiệp" và tự cho mình cái quyền được "khám phá" hiện trường, với cái cớ: phục vụ nhu cầu thị hiếu cho bạn đọc?
Nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị đánh sau khi chửi cảnh sát trên cầu Nhật Tân
Có đặt bản thân vào vai trò của các chiến sĩ mới thấy được rằng, các anh đã mệt mỏi như thế nào khi vừa căng mình bảo vệ hiện trường trước dòng người qua lại tấp nập, trước thị hiếu tò mò của người điều khiển phương tiện; lại vừa phải mất nhiều công sức ngăn cản các phóng viên phá hoại hiện trường, đi lấy tin về trọng án mà không hiểu biết về tố tụng hình sự!
Bị phóng viên quấy rối dẫn đến không hoàn thành nhiệm vụ cũng bị kỷ luật; cản trở phóng viên vi phạm pháp luật cũng bị phê bình, khiển trách - trong hoàn cảnh này, buộc người chiến sĩ phải có sự lựa chọn. Và dĩ nhiên, anh chọn phương án thứ hai: bảo vệ hiện trường - đó cũng chính là trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của mình.
Các anh hy sinh bản thân, chịu thiệt thòi cho riêng mình và sẵn sàng bị khiển trách để nhiệm vụ chung của ngành được hoàn thành. Vì các anh hiểu rõ, chỉ khi nào vụ trọng án điều tra thành công, bắt được hung thủ thì linh hồn người đã khuất mới yên nghỉ và nổi đau cho gia đình nạn nhân mới được xoa dịu. Đó chính là nghĩa vụ cao cả, trách nhiệm nặng nề đã đặt trên đôi vai người chiến sĩ. Và nếu như không tỉnh táo, không hiểu và thương thì chúng ta sẽ không nhận ra các anh đã hy sinh những gì, nước mắt mặn đắng như thế nào đằng sau mỗi chuyên án được phá?
Người có mặt tại hiện trường cho biết, phóng viên báo Tuổi Trẻ xông vào phá hoại hiện trường và bất chấp, không trình thẻ.
Những vết máu, vân tay tại hiện trường là những chi tiết cực kỳ quan trọng phục vụ cho quá trình điều tra. Đến kỹ thuật hình sự còn phải đeo găng tay mới được quyền khám nghiệm, vậy mà anh phóng viên tự tiện mở cửa taxi chụp hình
Thật đau xót vô cùng, chỉ vì cái cớ phục vụ cho nhu cầu thông tin cho bạn đọc, mà các anh phóng viên tự cho mình cái quyền được xâm phạm hiện trường? Được quyền làm mất vết tích và đạp đổ công sức mà các chiến sĩ, trinh sát ra sức bảo vệ? Trong tình huống này, tôi hoàn toàn có quyền và đủ cơ sở nghi ngờ rằng, các anh phóng viên này đã cố tình phi tang chứng cứ cho tội phạm, phá hoại hiện trường thật để tạo hiện trường giả đánh lạc hướng tổ công tác điều tra?!
Bản thân anh chỉ là một phóng viên, anh không có trách nhiệm với gia đình nạn nhân nếu như hành vi sai trái của mình ảnh hưởng đến công tác điều tra, không tìm được hungthủ. Nhưng lực lượng công an, cơ quan điều tra thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm! Vậy mà các anh đưa tin đại khái như kiểu: giờ này, ngày này, tháng này trên cầu Nhật Tân xảy ra vụ tai nạn làm bao nhiêu người chết, phóng viên Tuổi Trẻ, phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam khám phá hiện trường thấy có nhiều vết máu trên xe taxi.... hết ! Còn thân phận người lái xe taxi thiệt mạng dưới chân cầu thì các anh lờ tịt đi. Đăng thông tin như thế này, không biết là anh muốn truyền thông điệp gì cho bạn đọc, liệu có giúp ích gì thiết thực cho bạn đọc không? Hay chỉ đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu câu view của anh?
Kỹ thuật hình sự phải đeo găng tay, bọc chân mới được quyền khám nghiệm hiện trường. Chỉ cần hiện trường bị xâm hại, mất hoặc thêm vào một vết tích thì cũng ảnh hưởng đến công tác điều tra, điều này những người làm báo liệu có biết?
Vậy mà, không hiểu vì sao, các cổng thông tin báo chí Việt Nam, từ báo điện tử cho đến báo in đăng tải sự việc trên đều hùa nhau la lối công an hành hung, cản trở phóng viên tác nghiệp? Nhưng rất ít, thậm chí là không một tờ báo nào nhắc đến lý do vì sao phóng viên bị ngăn tác nghiệp, vì sao bị đánh và người dân chứng kiến sự việc đã nhìn thấy gì? Vì sao vậy? Vì nếu như những thông tin này cũng được cung cấp đồng thời cùng việc công an cản trở phóng viên tác nghiệp thì liệu người dân, ai sẽ ủng hộ, cổ súy cho hành vi coi thường người thi hành công vụ như thế này?
Điều đáng quan tâm nhất là, khi sự việc diễn ra, ông Hồ Quang Lợi - Phó chủ tịch Hội nhà báo lên tiếng yêu cầu bảo vệ nhà báo nhưng đến bản thân ông cũng không biết: nguyên tắc tác nghiệp và vị trí của nhà báo đến đâu? Hàng năm hội Nhà báo tiêu tiền của nhà nước không biết bao nhiêu, nhưng suốt mấy năm trời, không soạn được Bộ Quy Tắc Ứng Xử Đạo Đức Nhà Báo - để không ít các nhà báo phá tung xã hội từ tống tiền doanh nghiệp, kích động biểu tình, nghiện ma tuý chặn xe giữa đường... Mấy tháng trước ông cũng đã từng lên tiếng yêu cầu bảo vệ nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung khi đang tác nghiệp. Cuối cùng công an điều tra ra nhà báo nổi tiếng Đỗ Doãn Hoàng bị đánh ghen vì tòm tem với vợ hàng xóm!
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (ảnh) bị đánh ghen. Ấy vậy mà ông PCT Hội Nhà báo - Hồ Quang Lợi lại dõng dạc bảo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị hành hung khi đang tác nghiệp và yêu cầu công an bảo vệ
Qua sự việc này, tôi càng hiểu rằng, không phải ngẫu nhiên mà nhà báo Hữu Thọ nghẹn ngào thốt lên: "Tôi phải đau xót mà nói rằng chưa bao giờ uy tín của báo chí bị giảm sút như hiện nay. Những năm vừa qua báo chí sai phạm quá nhiều, mà sai phạm chủ yếu là thông tin sai sự thật, thậm chí là suy diễn, bịa đặt thông tin làm tổn hại danh dự cá nhân, tổ chức và gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội".
Đến nỗi mà, một nguyên Thẩm phán TAND Tối cao như ông Phạm Công Hùng lại nhìn nhận sự việc công an ngăn cản phóng viên phá nát hiện trường, đầy lệch lạc - hỏi rằng: "Động cơ nào khiến nhóm công an đó tấn công, cản trở một nhà báo đang tác nghiệp hợp pháp để lấy thông tin cung cấp cho bạn đọc" thì thật không hiểu nổi, thời buổi này - người ta đánh giá một vấn đề dựa trên nguyên lý gì? Tư duy bằng trí tuệ hay tình cảm một cách tùy tiện - câu trả lời xin đến từ độc giả!
Hải Dương
Theo NTD
Phạt nhà thầu thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông 30 triệu đồng Đội CSGT số 7 (Phòng PC67 - Công an TP Hà Nội) vừa phạt một nhà thầu thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông 30 triệu đồng vì để phương tiện chắn ngang đường, gây cản trở giao thông. Xe cẩu chuyên dụng và xe ô tô tải đầu kéo kéo theo rơ-moóc đỗ song song nhau, chắn...