Mâu thuẫn nhỏ, bi kịch lớn
Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, nhưng do không làm chủ được bản thân, Quyến đã xuống tay hạ sát người bạn cùng làm.
Phải đến khi đứng trước vành móng ngựa, Quyến mới tỏ ra ăn năn, hối hận. Thế nhưng, tất cả đã quá muộn màng.
Quyến, tên đầy đủ là Đặng Văn Quyến, SN 1995, quê ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Nhà nghèo nên vừa học đến lớp 4 thì Quyến bỏ. Mà bỏ là bỏ hẳn. Hàng ngày, Quyến “đánh đu” với đám bạn choai choai, nhầng nhầng tóc xanh, tóc đỏ. Thế nên tuy chữ nghĩa chả biết là bao, nhưng những chiêu trò ăn chơi, phá phách thì Quyến rành rẽ lắm.
Và cũng trong một lần đi chơi rồi “quậy tới bến” ở Quảng Nam, Quyến bị bắt vì có hành vi chống người thi hành công vụ. Sau đó, Quyến bị TAND huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, tuyên phạt 09 tháng tù.
Sau khi chấp hành xong án phạt, Quyến về quê và xin vào làm phụ xe cho Nhà xe Ngọc Thông, chuyên chạy tuyến Huế – Đăk Lăk. Cũng thời điểm đó, Quyến bén duyên rồi nên vợ thành chồng với một cô gái tên Thảo. Ít lâu sau, Quyến chính thức “lên chức bố”. Những tưởng khi đã lấy vợ có con, tính cách của Quyến sẽ “dịu” đi, bớt nóng giận hơn, nào ngờ “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, Quyến đã xuống tay hạ sát anh Lê Văn Tấn, một người bạn cùng làm.
Mọi chuyện bắt đầu từ ngày 20/1/2019, do mâu thuẫn trong việc đón trả khách nên giữa Quyến và Tấn có xảy ra cãi vã và xô xát. Sau đó, Tấn bị chủ nhà xe cho nghỉ việc. Bực tức vì chuyện đó, Tấn nhiều lần gọi điện thoại cho Quyến rồi chửi bới, đe doạt, mạt sát.
Sáng ngày 26/1/2019, Tấn lại tiếp tục gọi cho Quyến và hẹn gặp nhau để “giải quyết ân oán bằng nắm đấm”. Nghe điện thoại xong, Quyến đi lên cabin xe ô tô lấy một tuốc nơ vít dài 36 cm bỏ vào trong túi xách, rồi ngồi đợi Tấn ở cửa quán cơm phía sau Bến xe phía Nam – TP.Huế.
Bị cáo Đặng Văn Quyến tại phiên tòa
Khi đến chỗ hẹn, Tấn không nói một lời, trực tiếp lao vào Quyến. Lúc đó, anh Nguyễn Ngọc Hinh, là tài xế cho xe ô tô khách Ngọc Thông và chị Nguyễn Thị Mỹ Ngọc ôm lại, can ngăn rồi đẩy ra làm Tấn vấp chân bị ngã, úp mặt xuống đất. Nhân lúc đó, Quyến đến đâm liên tiếp 2 nhát vào vùng lưng Tấn rồi rút tuốc nơ vít bỏ chạy. Tấn vùng dậy cầm dao đuổi theo được khoảng 6 mét thì ngã gục xuống đất và tử vong trên đường đi cấp cứu.
Ngày Tòa đưa vụ án ra xét xử, người ta chú ý đến Quyến thì ít mà hướng mắt về phía hai người phụ nữ thì nhiều. Họ là vợ của Quyến và vợ của nạn nhân. Những tưởng hai người phụ nữ đó sẽ sẵn sàng nhảy bổ vào nhau, hay chí ít cũng vãi ra những lời nhiếc móc, khinh khi miệt thị. Thế nhưng, trong suốt phiên tòa ngày hôm ấy, họ ngồi lặng lẽ, chỉ thỉnh thoảng đứng dậy trả lời khi Tòa gọi hỏi. Nỗi đau khiến họ dường như hóa đá.
Ngay cả trong ánh mắt của những người đại diện phía gia đình anh Tấn cũng rất ít sự thù hận, thay vào đó là sự cảm thông, chia sẻ. Có vẻ như mất mát, đau thương đã kéo họ gần nhau.
Video đang HOT
Tội nhất là hai đứa con của Tấn, đứa lên 7, đứa lên 2, chúng ngồi lọt thỏm giữa phòng xử án. Thỉnh thoảng một đứa lại hỏi: “Mẹ ơi, sao mãi không thấy bố về”. Lời con trẻ xé lòng người lớn. Cả hội trường lặng đi, chỉ còn lại toàn tiếng nấc.
Mỗi lần nghe con hỏi bố, chị Huyền, vợ anh Tấn, lại nức nở úp mặt vào tay. Chị bảo, sự ra đi quá đột ngột của chồng khiến chị gần như gục ngã. Nhiều lúc chị muốn buông bỏ để theo anh. Song mỗi lần như thế, chị lại nghĩ đến con, vịn vào con để đứng dậy.
Gia đình bị cáo thẫn thờ sau khi nghe Tòa tuyên án
Rồi đây, sau phiên tòa này, cuộc sống của ba mẹ con chị Huyền sẽ ra sao? Chị làm thế nào để đối mặt với giông gió cuộc đời khi thiếu đi sự che chắn từ anh? Và đặc biệt là hai đứa trẻ. Chúng sẽ lớn lên như thế nào khi không có vòng tay ôm ấp, chăm bẵm của cha? Câu hỏi đó thật khó lời hồi đáp.
Bởi con người, dẫu còn nhỏ hay trưởng thành, dẫu đàn ông hay phụ nữ thì khi mồ côi cha hoặc mẹ đều thấy lạnh phía sau lưng. Nỗi đau ấy, mất mát ấy thật khó văn bút nào tả xiết.
Còn chị Thảo, suốt từ đầu cho tới phiên tòa không có gì ngoài nước mắt. Chờ mãi mới đến phần HĐXX vào nghị án, chị bật lên như chiếc lò xo lao về phía chồng như thể chỉ cần chậm chút thôi, anh sẽ chui vào chiếc xe bít bùng và tan vào dòng người tấp nập.
Khi được gặp vợ và con, được ẵm đứa con gái mới 12 tuổi trên tay, Quyến vừa rờ rẫm mặt con vừa nấc. Có lẽ khoảng thời gian sống sau song sắt trại tạm giam, đối mặt với bản án lương tâm, cũng đủ khiến Quyến thức tỉnh ít nhiều.
Thế nhưng, mọi day dứt hay ân hận của Quyến giờ đều là quá muộn. Với bản án 17 năm tù, Quyến đã phải trả một cái giá quá đắt cho phút giây bồng bột, “cả giận mất khôn” của mình.
Tham dự phiên tòa ngày hôm ấy, nhiều người không khỏi tiếc, giá như trước khi lao vào tội ác, Quyến kịp dừng lấy một giây để nghĩ suy.
(Tên nhân vật đã thay đổi).
Anh Vũ
Theo conglyxahoi
Kỳ án tàn bạo người đàn bà "hồi xuân" ở Đắk Lắk
Đ. 'hồi xuân', ra đường đàn ông chọc ghẹo mà chồng đau ốm liên miên, cả hai mâu thuẫn âm ỉ, Đ. rắp tâm sát hại chồng để tự do làm điều mình muốn
Tháng 3-1997, tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk xảy ra vụ án mạng kinh hoàng, gây ám ảnh với nhiều người, nhất là lực lượng Kỹ thuật hình sự, các bác sĩ giám định pháp y và Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk trực tiếp phá án. Tội ác của hung thủ bị Cơ quan điều tra lật tẩy một cách chẳng ai ngờ.
Nạn nhân trong vụ án là một người đàn ông gầy gò, bị sát hại chôn dưới giếng sau nhà. Hung thủ đập chết một con chó chôn theo để đánh lạc hướng cơ quan điều tra, trong trường hợp bị đào giếng để tìm nạn nhân. Thủ đoạn nào của tội phạm, dù xảo quyệt đến mấy cũng không qua mặt được các trinh sát dày dạn nghiệp vụ.
Hung thủ tên là Phí Thị Đ. (SN 1958, quê ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), hiện đang thụ án tù chung thân tại Trại giam Gia Trung, thuộc Tổng cục VIII, Bộ Công an. Bị án có tướng dềnh dàng, to khỏe như đàn ông, gương mặt góc cạnh, tính cách lanh lẹ, mạnh mẽ.
Vừa tròn 18 tuổi, Đ. từ Thái Bình vào Tây Nguyên làm công nhân, bỏ mặc lời khuyên can của cha mẹ. Chính trên chuyến xe chở công nhân vào vùng đất mới, Đ. gặp anh Phí Trọng Q. đi cùng đợt.
Cả hai sau đó làm chung ở một nông trường, gắn bó, yêu thương nhau. Bốn năm sau, họ trở về Thái Bình tổ chức lễ cưới, ra mắt họ hàng. Nhiều người khi đó mừng cho anh Q. lấy được cô vợ khỏe mạnh, tháo vát. Họ sau đó quay trở lại Đắk Lắk, tiếp tục làm công nhân cho một công ty cà phê.
Bốn đứa con lần lượt chào đời. Anh Q. lao lực rồi bị căn bệnh hen hành hạ, mọi việc từ công ty đến gia đình, Đ. đứng ra gánh vác. Hàng ngày, ngoài giờ làm việc ở công ty, Đ. lái máy cày chở vật tư thuê để kiếm thêm thu nhập.
Nhiều người còn nhớ và kể về hình ảnh người đàn bà đội mũ phớt, phăm phăm điều khiển chiếc máy cày to lớn kềnh càng, máy nổ như sấm rền chạy quanh huyện Krông Ana, Đ. xông xáo bốc vác các bao nông sản, vật liệu nhận nhà này, giao nhà khác để kiếm tiền.
Hễ Đ. gặp ai, chưa thấy người đã thấy tiếng, nhiều người cảm mến sự chịu thương chịu khó của người đàn bà này. Có người còn nói anh Q. 'tốt phước'.
Nhưng Đ. nghĩ mình 'phận đàn bà' mà làm việc nhiều, trong khi chồng chỉ quanh quẩn ở nhà, chẳng giúp được gì nên vợ chồng thường 'mặt nặng mày nhẹ'. Cùng đó Đ. 'hồi xuân', ra đường đàn ông chọc ghẹo mà chồng đau ốm liên miên, cả hai mâu thuẫn âm ỉ, Đ. rắp tâm sát hại chồng để tự do làm điều mình muốn.
Ngày 6-3-1997, Đ. nấu bữa cơm ngon thết đãi cả gia đình, sau đó bỏ thuốc ngủ vào ly sữa cho chồng uống. Tưởng vợ nghĩ lại thương chồng, anh Q. cảm động lắm, nói những lời an ủi vợ. Đến 4 giờ sáng cùng ngày, anh Q. vẫn mê man với liều thuốc ngủ, Đ. sát hại chồng.
Đ. sau đó phi tang xác chồng cùng xác một con chó xuống giếng. Bà ta lau dọn sạch hiện trường hòng xóa dấu vết tội ác. Sau đó tung tin chồng bỏ đi TP HCM chữa bệnh mấy ngày, nhưng không thấy trở về.
Bà ta đến công ty nơi hai vợ chồng làm việc nhờ mọi người giúp sức tìm tung tích ông Q.. Chồng 'mất tích' chỉ một thời gian ngắn, người đàn bà này một lúc cặp kè với nhiều người đàn ông khác gây những lời đàm tiếu trong xã. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ về sự mất tích của ông Q. nên báo cơ quan công an.
Bị cơ quan công an gọi lên hỏi, Đ. khóc lóc cho rằng, chồng bỏ đi khiến bà ta cô đơn. Mặc dù nói chồng đi TP HCM khám bệnh, mong chồng về, nhưng Đ. lại làm bài vị cho chồng, đem gửi ở một ngôi chùa và thường bí mật lui tới cúng bái, tỏ ra ăn năn hối hận. Chính điều này khiến công an nghi ngờ.
Thượng tá Nguyễn Thành Xuân, khi đó là Trung tá - Đội trưởng Đội trọng án Phòng CSHS Công an tỉnh Đắk Lắk đã bí mật bám sát Đ. Anh giả là người đi lễ chùa, sau nhiều lần theo dõi, có lần anh nghe thấy tiếng Đ. khấn to: 'Anh Q. ơi, tha lỗi cho em, ở nơi chín suối, mong anh đừng hận, hãy phù hộ cho mẹ con em...'.
Đ. bị triệu tập để lấy lời khai. Thị chối tội, không thừa nhận sát hại chồng. Tuy nhiên, từ những nghi vấn có cơ sở, cơ quan điều tra nhận định, có khả năng nạn nhân đã bị sát hại rồi chôn xác trong vườn nhà. Các con của Đ. xác nhận cái giếng bỏ hoang trước kia nhìn thấy đáy, sau thời điểm cha mất tích bỗng bị lấp đầy. Phí Thị Đ. lập tức bị tạm giữ hình sự để đấu tranh làm rõ. Đ. khai lấp giếng vì sợ trẻ con té xuống.
Khi cơ quan chức năng đào khoảng 4m, đưa xác con chó lên, Đ. chống chế: "Con chó bị ốm, cho người khác ăn sợ lây bệnh nên tôi chôn", đồng thời lu loa: "Thả tôi ra không tôi sẽ kiện các anh. Tại sao lại vu oan giá họa cho người đàn bà mất chồng là giết hại chồng. Tôi muốn làm gì thì làm, anh ấy đâu cản được mà tôi phải giết. Tôi sẽ tố cáo các anh mất việc".
Đ. gào lên hung dữ nhằm làm chùn tay lực lượng cảnh sát để các anh không tiếp tục đào giếng. Với sức khỏe hơn người, thị vùng vẫy hòng chạy trốn. Việc này càng khiến cơ quan điều tra thêm nghi ngờ dưới giếng chứa điều bí mật mà Đ. muốn che giấu.
Khi biết lực lượng chức năng vẫn kiên trì đào sâu xuống giếng, Đ. tái mặt. Đến khi lần lượt những tấm mùng, mền, vải lau nhà dính máu và xác nạn nhân Q. được đưa lên, Phí Thị Đ. đổ gục hoàn toàn buông thõng một câu: "Tôi phục các anh". Kết quả giám định pháp y, lấy mẫu ADN sau đó xác định, nạn nhân chính là ông Q.
Đ. sau đó khai nhận toàn bộ tội lỗi và bị kết án tù chung thân.
Người đàn bà này sau đó thú nhận, động cơ giết chồng chính là vì ham muốn sắc dục, muốn tư tình với những người đàn ông trẻ khỏe mà nhiều năm chồng Đ. không thể đáp ứng. Trước đó, chồng Đ. biết bà ta 'có bồ' đã nhắc nhở khiến vợ chồng 'lời ra tiếng vào', người đàn bà này càng coi chồng như cái gai trong mắt cần nhổ bỏ.
Sau nhiều năm thụ án, các con của Đ. trưởng thành, đã tha thứ và thỉnh thoảng vào trại thăm mẹ, mong Đ. giữ gìn sức khỏe trở về đoàn tụ gia đình, Đ. ăn năn hối lỗi, thừa nhận năm xưa đã để 'một phần quỷ dữ' lấn át con người mà ra tay tàn độc với người chồng một thời gian khó có nhau. Đ. cho rằng, bản án chung thân quá nặng nề, Đ. đã phải sống những năm tháng đầy dằn vặt.
Theo Ngọc Hà (Báo Công an TP HCM)
Hé lộ nguyên nhân người đàn ông bị đâm tử vong tại bến xe Tại cơ quan điều tra, bước đầu, nghi phạm gây ra cái chết cho ông T. ở bến xe phía Nam, TP.Huế đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Liên quan đến việc "Điều tra vụ người đàn ông bị đâm tử vong tại bến xe", chiều 26/1, một nguồn tin riêng của báo Người Đưa Tin cho biết,...