Mâu thuẫn Mỹ-Nga về cách giải quyết khủng hoảng Syria
Phát biểu của Tổng thống Obama và Tổng thống Putin trước Đại hội đồng LHQ ngày 28/9 đã bộc lộ mâu thuẫn Mỹ-Nga về cách giải quyết khủng hoảng Syria.
Phát biểu của Tổng thống Obama và Tổng thống Putin trước Đại hội đồng LHQ ngày 28/9 đã bộc lộ mâu thuẫn Mỹ-Nga về cách giải quyết khủng hoảng Syria.
Những bài phát biểu của hai vị tổng thống trước kỳ họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bộc lộ mâu thuẫn Mỹ-Nga về cách giải quyết khủng hoảng Syria.
Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng sau rất nhiều cảnh đổ máu và tàn sát, Syria không thể quay trở lại hiện trạng trước chiến tranh được nữa. Ông kêu gọi một “quá trình chuyển tiếp có kiểm soát” để lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tổng thống Obama lên án ông Assad là nhà lãnh đạo đã “ném bom thùng xuống người dân của mình” và “thảm họa như ở Syria không diễn ra ở các nước nơi có nền dân chủ chân chính”.
Tổng thống Obama kêu gọi một “quá trình chuyển tiếp có kiểm soát” để lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Các giới chức chính quyền Obama đã nhiều lần nói rằng một quá trình chuyển đổi chính trị không thể xảy ra ở Syria chừng nào ông Assad vẫn còn nắm quyền.
Tổng thống Obama cũng không quên chỉ trích Nga về việc sáp nhập bán đảo Crimea và việc Nga hỗ trợ phe ly khai ở miền đông Ukraine. Ông nói những biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây nhắm vào Moscow là cần thiết vì không có nước nào có thể làm ngơ việc xâm chiếm Crimea”mà không bị trừng phạt”.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng kêu gọi thế giới tham gia những nỗ lực ngoại giao mới để giải quyết những cuộc xung đột trên toàn cầu. Ông nói: “Nếu không thể hợp tác với nhau, tất cả chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả. Tất cả chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn khi chúng ta làm việc cùng nhau”.
Nhưng trong phát biểu đầu tiên trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sau một thập niên, Tổng thống Putin cảnh báo rằng sẽ là một “sai lầm hết sức to lớn” nếu không hợp tác với chính phủ Assad trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo đang tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo Syria. Ông kêu gọi một “liên minh rộng lớn” chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo, giống như liên minh chống Hitler trong Chiến tranh thế giới thứ II.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin: Sẽ là một “sai lầm hết sức to lớn” nếu không hợp tác với chính phủ Assad trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Theo đài Sputnik, Tổng thống Putin chỉ ra mối nguy hiểm lớn của việc xuất khẩu ý tưởng bạo lực, trong bài phát biểu của mình, ông đề cập đến cái gọi là “cách mạng dân chủ”. Ông nói: “Việc xuất khẩu &’cách mạng dân chủ’ đang tiếp diễn. Hãy nhìn vào Châu Phi hay Trung Đông. Tại đó người ta muốn biến đổi. Thay vì sự toàn thắng của dân chủ và tiến bộ, (khu vực này) đã nhận được bạo lực, nghèo đói và thảm họa xã hội”.
Trong một cuộc phỏng vấn của Đài truyền hình CBS tại Moscow vào tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin lên án sự ủng hộ của Mỹ đối với phe đối lập Syria. Ông tuyên bố: “Theo quan điểm của tôi, hậu thuẫn quân sự cho những tổ chức bất hợp pháp không phù hợp với những nguyên tắc của luật quốc tế hiện đại hay với Hiến chương Liên Hợp Quốc. Chúng tôi chỉ ủng hộ các cơ cấu hợp pháp và chính phủ hợp pháp”.
Nhà lãnh đạo Nga cảnh báo là bất cứ hành động nào hủy hoại chính quyền hợp pháp ở Syria “sẽ tạo nên một tình tình như đang thấy hiện nay tại các quốc gia khác trong vùng…với tất cả các định chế nhà nước đang bị tan rã.” Ông nói thêm “Không có giải pháp nào khác cho cuộc khủng hoảng Syria hơn là củng cố hữu hiệu các cơ cấu chính phủ và giúp những cơ cấu này chống khủng bố.”
Về sự hiện diện của quân đội Nga tại Syria, ông Putin nói với đài truyền hình CBS là Nga không có kế hoạch triển khai binh sĩ chiến đấu “ít nhất là vào lúc này”.
Trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình CBS, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ở lại cầm quyền để chống khủng bố.
Trong khi đó, phát biểu với đài truyền hình CNN ngày 28/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng khi đánh đuổi các phần tử khủng bố ra khỏi Syria “chúng ta không có cách nào khác hơn là củng cố chính phủ trung ương của nước này”. Ông Rouhani cũng nói rằng Tehran đang chuẩn bị “bắt đầu thảo luận và đối thoại” về một nước Syria sau thời kỳ Nhà nước Hồi giáo, nhưng những người chiến đấu chống lại tổ chức cực đoan này “phải hành động thống nhất và có một phương thức để đánh đuổi các phần tử khủng bố ngay tức khắc”.
Minh Châu (TH)
Theo_Kiến Thức
Ông Obama chỉ trích Nga-Trung trước Đại hội đồng LHQ
Tổng thống Obama chỉ trích Nga-Trung và cáo buộc hai nước này có những hành động gây bất ổn tại rất nhiều khu vực đang diễn ra xung đột trên toàn cầu.
Trong bài diễn văn mở đầu cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tối 27/9, Tổng thống Obama chỉ trích Nga-Trung và cáo buộc hai nước trên có hành động gây bất ổn ở nhiều khu vực.
Theo ABCNews, ông Obama đã trực tiếp lên án "các nước lớn tìm cách áp đặt ý chí của mình lên các nước nhỏ hơn" và cáo buộc Nga ủng hộ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad mà Tổng thống Mỹ gọi là "bạo chúa".
"Chúng ta đang chứng kiến một số nước lớn đang áp đặt ý chí của mình bất chấp luật pháp quốc tế. Họ nói rằng họ làm như vậy để giải quyết tình trạng hỗn loạn và đó là cách duy nhất để đánh bại chủ nghĩa khủng bổ và theo logic đó chúng ta cần phải ủng hộ những "bạo chúa" như Bashar al-Assad", ông Obama nói.
Tổng thống Obama phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh AP
Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi Nga cần hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine và giải thích rằng "thế giới không thể đứng yên" nhìn Nga gây sức ép với quốc gia láng giềng.
Sau đó, ông Obama đã lên tiếng về một lộ trình hợp tác với Nga và Iran trong việc đem lại hòa bình cho Syria với một điều kiện là hai nước cần ủng hộ việc loại bỏ ông Assad.
"Ông Assad và các đồng minh của mình không thể phớt lờ việc đa số người dân Syria phải hứng chịu các loại vũ khí hóa học và bom dội lên đầu", ông Obama nói.
"Thực tế cho thấy, việc nhượng bộ là cần thiết và cần phải đánh đuổi IS. Tuy nhiên, thực tế cũng đòi hỏi ông Assad phải từ chức và Syria cần một chính phủ mới".
Sau khi chỉ trích Nga, ông Obama đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc cần chấm dứt ngay hoạt động cải tạo đảo trái phép trên Biển Đông.
"Mỹ không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia đang có mặt tại đây, Mỹ có lợi ích trong việc tôn trọng các nguyên tắc về tự do hàng hải và thương mại", ông Obama nói.
Bất chấp thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được với Iran, ông Obama vẫn kêu gọi quốc gia Trung Đông này cần chấm dứt những "hành vi bạo lực chỉ để giành lấy lợi ích của mình".
"Những hành vi ấy có thể giúp Iran đạt được lợi thế so với các nước láng giềng, tuy nhiên, nó cũng đồng thời làm bùng lên ngọn lửa chia rẽ sắc tộc đe dọa toàn khu vực", ông Obama nói.
"Người dân Iran có một lịch sử đầy tự hào cùng với tiềm năng đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, việc hò reo "Nước Mỹ chết đi" sẽ không giúp tạo ra việc làm hay khiến Iran an toàn hơn", ông Obama khẳng định.
Tổng thống Mỹ cũng nhân dịp này thừa nhận những sai lầm của Mỹ khi can thiệp vào các cuộc xung đột trong quá khứ và nêu rõ, cuộc chiến tại Iraq và Libya là bài học sâu sắc đối với Mỹ. Mặc dù vậy, ông vẫn lên tiếng bảo vệ việc sử dụng vũ lực chống IS.
Trước sự chứng kiến của Chủ tịch Cuba Raul Castro, ông Obama ca ngợi sự ấm lên trong quan hệ Mỹ và Cuba và nhận được những tràng pháo tay vang rền của lãnh đạo các nước tham dự Đại Hội đồng khi ông khẳng định, lệnh cấm vận nhằm vào Cuba sẽ sớm được dỡ bỏ.
"Để đạt được thành quả ngày hôm nay, bạn phải đủ mạnh mẽ để nhận ra rằng, những gì bạn làm trước đó không còn hiệu quả nữa", ông Obama thừa nhận.
Theo VOV.VN
Trung Quốc bào chữa cho đại sứ sau phát biểu tại 'phố Tàu' ở Malaysia Trung Quôc ngày 28.9 đã lên tiếng bảo vệ đại sứ nước này tại Malaysia sau khi ông ta có phát biểu về nạn phân biệt chủng tộc khiến Kualar Lumpur phẫn nộ. Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quôc bào chữa cho phát ngôn của đại sứ Trung Quốc ở Malaysia đang bị dư luận nước này lên...