Mâu thuẫn lúc bắt khách, nữ tài xế taxi đập ô tô Grab
Xảy ra mâu thuẫn trong lúc bắt khách, nữ tài xế taxi hãng Tiên Sa dùng đá đập méo ô tô của nam tài xế Grab.
Xe ô tô bị đập méo phần đầu. Ảnh: Vietnamnet
Ngày 6/1, Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) đã tiếp nhận và đang xử lý vụ nữ nhân viên điều hành của hãng taxi Tiên Sa dùng đá đập ô tô của tài xế Grab.
Theo đó, ngày 5/1, anh T.Đ.H. (32 tuổi, quê Thừa Thiên – Huế) điều khiển ô tô 75A-132.82 đến khu vực Chợ Hàn ở đường Hùng Vương (phường Hải Châu 1, quận Hải Châu) để đón khách đặt qua phần mềm Grab.
Trên đường đón khách, giữa anh H. và chị L.T.T. (34 tuổi, nhân viên điều hành hãng taxi Tiên Sa) xảy ra mâu thuẫn, cự cãi. Nguyên nhân trên Zing.vn cho biết, anh H. và chị L. xảy ra mâu thuẫn do tranh giành khách. Sau đó, nữ nhân viên taxi cầm hòn đá đập vào ôtô của anh H.
Đáng chú ý, toàn bộ sự việc được người dân quay lại clip và đăng tải lên mạng xã hội. Nhận được thông tin vụ việc, Công an phường Hải Châu 1 đã mời hai bên đến trụ sở làm việc.
Tại cơ quan công an, chị T. thừa nhận do nóng tính dẫn đến hành động trên. Người phụ nữ gửi lời xin lỗi đến anh H. và cam kết sẽ bồi thường thiệt hại và được nam tài xế chấp nhận. Hiện công an đang củng cố hồ sơ để xử lý những vi phạm khác của 2 người liên quan trong vụ việc.
Video đang HOT
Thiên Thanh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Lấy giáo dục pháp luật trong nhà trường làm nền tảng
Thực tế có những mâu thuẫn, tranh chấp không lớn nhưng do nhận thức, hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên đã tạo ra những bức xúc, không kiềm chế được hành vi ứng xử của mình, từ đó gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Còn thiếu ý thức tự giác tìm hiểu pháp luật
Cổng Thông tin Chính phủ vừa tổ chức tọa đàm "Để pháp luật đi vào cuộc sống", nhằm cung cấp cho bạn đọc thêm một góc nhìn về những hoạt động trong phong trào hưởng ứng "Ngày Pháp luật Việt Nam 2019" sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
Ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp cho hay, chặng đường triển khai Chỉ t thị số 32- CT/TW đã gặt hái được những thành quả rất đáng khích lệ.
Đó là nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, Đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã được cải thiện. Thể chế chính sách của công tác PBGDPL ngày càng được hoàn thiện, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác PBGDPL cũng cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Các hình thức PBGDPL được thay đổi, đảm bảo tính linh hoạt, hấp dẫn...
Cũng theo Vụ trưởng Lê Vệ Quốc, suốt 15 năm qua, bên cạnh việc huy động nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, công tác PBGDPL đã được sự hỗ trợ từ phía xã hội rất lớn, giúp cho công tác PBGDPL được triển khai rộng khắp, có chiều sâu trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, ông Quốc cũng cho hay, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Đó là ở một số nơi cấp ủy Đảng "khoán trắng" công tác PBGDPL cho chính quyền. Mặc dù vấn đề này dần được khắc phục nhưng vẫn chưa dứt điểm hoàn toàn.
"Phải thừa nhận một cách thẳng thắn, một bộ phận cán bộ, công chức còn thiếu gương mẫu trong việc tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là vấn đề nêu gương trong ý thức chấp hành pháp luật. Một bộ phận người dân chưa có ý thức tự giác tìm hiểu pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân mình, của người thân của mình và sự công bằng chung của xã hội", ông Quốc nói.
Thực tế có những mâu thuẫn, tranh chấp không lớn nhưng do nhận thức, hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên đã tạo ra những bức xúc, không kiềm chế được hành vi ứng xử của mình, từ đó gây ra những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Các vị khách mời trao đổi tại tọa đàm "Để pháp luật đi vào cuộc sống". Ảnh: P.Thảo
Thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật
Ông Bùi Xuân Phái, Phó Trưởng bộ môn Lý luận Nhà nước và pháp luật, trường ĐH Luật Hà Nội cũng cho rằng, thực tế cho thấy, thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật. Vì vậy biện pháp đầu tiên là phải tăng cường giáo dục pháp luật để tăng cường sự hiểu biết pháp luật.
Hiện nay các hình thức của giáo dục pháp luật còn có những hạn chế nhất định, chưa thực sự đa dạng, sinh động, chưa hấp dẫn, thu hút. Cùng với giáo dục, cần phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc vi phạm cũng như cần có sự phối hợp trong hoạt động giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là giữa các cơ quan Bộ Tư pháp, các cơ quan truyền thông, các cơ sở giáo dục và đặc biệt trong mỗi gia đình.
Ông Bùi Xuân Phái cũng cho rằng, hiện nay, nhiều thanh thiếu niên quên mất đạo đức truyền thống, xa rời giá trị căn bản để đi tìm những giá trị phù phiếm, thậm chí trong thế giới ảo. Họ bị ảnh hưởng của truyền thông tiêu cực trên mạng xã hội do thiếu bản lĩnh, bị lôi kéo. Rất nhiều nước phát triển trên thế giới họ cũng phát triển mạng xã hội, nhưng tình trạng tội phạm không đến mức nghiêm trọng như vậy.
"Chúng ta phải xem xét liệu có việc giáo dục ý thức trách nhiệm công dân chưa được sự quan tâm đúng mức? Qua việc biên soạn sách giáo khoa Giáo dục công dân (GDCD), tôi thấy có một số nội dung chưa chính xác, còn hình thức khá đơn điệu, không hấp dẫn người học.
Nếu học với tư cách là nghĩa vụ thì chỉ học cho có, học cho xong, học để đi thi. Thậm chí, như tôi biết, hiện nay, học sinh chỉ cần thoát điểm liệt môn GDCD là có thể đạt yêu cầu nhờ điểm môn khác bù lại. Đây là một sai lầm.
Môn GDCD rất quan trọng, vì nó bao hàm trách nhiệm công dân và sự hiểu biết về pháp luật. Tôi cho rằng chúng ta cần xem xét lại để có thái độ và đầu tư đúng mức cho môn GDCD, đồng thời thay đổi phương pháp giảng dạy gần với cuộc sống hơn", ông Phái nói.
Bà Nguyễn Thị Thược, GĐ Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang cũng cho rằng, công tác giáo dục trong nhà trường cần được quan tâm chú trọng hơn nữa, từ cấp mẫu giáo, tiểu học.
"Tôi đã giật mình khi có lần được tiếp xúc với bộ môn GDCD ở cấp tiểu học. Đó là khi dạy một tiết học về an toàn giao thông, giáo viên lại dẫn những văn bản đã hết hiệu lực từ rất lâu rồi. Chính vì vậy, ngoài việc quan tâm giáo trình giảng dạy thì đội ngũ giáo viên dạy môn GDCD, môn pháp luật cũng phải được chuẩn hóa", bà Thược chia sẻ.
Theo ông Lê Vệ Quốc, chất lượng môn GDCD vẫn đang có vấn đề. Ví dụ chương trình sách giáo khoa có những nội dung không phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và nhu cầu cuộc sống của các em. Để PBGDPL thành công, phải lấy giáo dục pháp luật trong nhà trường làm nền tảng, là kim chỉ nam. Bên cạnh văn hóa học đường, các em phải hình thành được những phẩm chất, nhân cách để có thể trở thành công dân trong tương lai.
Cũng theo Vụ trưởng Lê Vệ Quốc, để pháp luật đi vào cuộc sống, đến với mọi người dân, không chỉ đến trong nhận thức, trong hiểu biết mà còn phải đến trong trái tim của mọi người dân thì có rất nhiều yêu cầu đặt ra. Điều kiện cần là pháp luật phải phù hợp, khả thi, đồng bộ thống nhất. Điều kiện đủ là có cơ chế thực thi pháp luật nghiêm minh. Như vậy người dân vừa hiểu biết pháp luật, đồng thời tin vào pháp luật, tin vào cơ chế thực thi pháp luật. Từ đó tạo nên ý thức tuân thủ pháp luật.
Phương Thảo
Theo PLXH
5 mẹ con bị ngộ độc thuốc trừ cỏ nghi do mâu thuẫn gia đình Người mẹ đưa ly nước ngọt cho 4 đứa con uống, sau đó những đứa trẻ này có biểu hiện bị ngộ độc nên được người nhà đưa vào bệnh viện. Sáng 19-11, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ xác nhận đang điều trị cho 4 trẻ là anh em ruột trong một gia đình, gồm: T.H.Q.T (11 tuổi), T.H.Q.K (8 tuổi), T.H.N.H...