Mâu thuẫn khi uống bia, đâm chết người
Chỉ ít phút sau khi bắt tay nhau giảng hoà, Hiệp tiếp tục xô xát với nam thanh niên lạ mặt. Khi mọi người chạy đến hiện trường đã thấy nạn nhân nằm gục trên vũng máu.
Khoảng 1h ngày 18-7, anh Nguyễn Hồng Phúc (SN 1983) ở Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội cùng 2 người bạn ở cùng xã đi xe máy lên thôn Trung Hà, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì để ăn đêm. Khi đến quán bia nhà anh Đào Văn Hải ở thôn Vân Hội, xã Phong Vân, huyện Ba Vì thì anh Phúc dừng xe, vào mua thuốc lá.
Đối tượng Nguyễn Văn Hiệp
Tại đây, giữa anh Phúc và nhóm thanh niên đang uống bia, trong đó có Nguyễn Văn Hiệp (SN 1987, ở Vân Hội, Phong Vân) xảy ra mâu thuẫn. Được mọi người can ngăn nên Hiệp và Phúc đã bắt tay giảng hòa. Tuy nhiên khi bạn bè của Hiệp ra về thì 2 thanh niên lại tiếp tục lời qua tiếng lại. Nghe tiếng chửi bới, một số người định trở lại quán bia can ngăn thì thấy Hiệp cầm dao loại gọt hoa quả đâm trúng bụng Phúc.
Dù được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay sau đó nhưng do vết thương quá nặng nên nạn nhân đã tử vong vào 6h00 sáng 18-7.
Sau khi nhận tin, lực lượng cảnh sát hình sự – CAH Ba Vì phối hợp với Phòng kỹ thuật hình sự (CATP Hà Nội) tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ việc. Ngay trong sáng 18-7, cơ quan công an đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Hiệp về hành vi giết người.
Ngày 19-7, Cơ quan cảnh sát điều tra – CAH Ba Vì đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị cạn, tạm giam thời hạn 4 tháng đối tượng Nguyễn Văn Hiệp để tiếp tục điều tra làm rõ.
Video đang HOT
Theo ANTD
Giết người vì nợ 1 triệu đồng: Nỗi đau người ở lại
Ánh chết là hết nhưng những người đang sống dựa vào Ánh giờ biết phải làm sao? Vợ Ánh cũng vừa chết sau khi sinh đứa con đầu lòng, đứa con trai nhỏ chưa đầy tám tháng tuổi cùng với người mẹ già của Ánh nằm liệt giường và người cha có chút vấn đề về thần kinh...
Mâu thuẫn chỉ bởi một triệu đồng mà Nguyễn Ngọc Ánh (Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội) bị chính người bạn thân là Nguyễn Văn Tuyền cướp đi mạng sống. Ánh chết là hết nhưng những người đang sống dựa vào Ánh giờ biết phải làm sao? Vợ Ánh cũng vừa chết sau khi sinh đứa con đầu lòng, đứa con trai nhỏ chưa đầy tám tháng tuổi cùng với người mẹ già của Ánh nằm liệt giường và người cha có chút vấn đề về thần kinh... Tất cả đều trông cả vào Ánh. Khó có thể nhìn thấy một tương lai tươi sáng nào cho những người ở lại.
Dứt tình bạn hữu bằng những nhát dao
Trời nắng như thiêu bà Nguyễn Thị Lý vẫn nài bằng được chồng là ông Nguyễn Văn Miện đẩy chiếc xe lăn ra cổng nhìn về phía vết máu, nơi con trai bà nằm chết... Rồi bà lại khóc: "Ánh ơi, mày bỏ mẹ đi thì ai nuôi mẹ. Ông giời cướp mất vợ mày, giờ người ta cũng cướp đi mạng sống của mày... Thằng Long còn chưa biết gọi bố cơ mà". Thôn Thượng, xã Đông Dư, Gia Lâm ít ai cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh nhà tan cửa nát của vợ chồng ông Miện, bà Lý.
Hai năm nay bà Lý đổ bệnh rồi bị liệt toàn thân, phải ngồi xe lăn. Mọi sự chăm sóc đều dựa vào Ánh và người chồng già. Cuộc sống hai ông bà dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của ông và quán nước mía của cậu con trai. Bà Lý đưa mắt nhìn về phía cánh tay phải của ông Miện lẩm bẩm: "Từ hôm thắng Ánh chết tay ông ấy cứ co co, giật giật. Ông ấy có làm sao chắc tôi cũng chết luôn".
Vụ án xảy ra vào rạng sáng ngày 30 - 6 khiến mọi người đều bàng hoàng. Bởi kẻ giết người và nạn nhân vốn là bạn thân với nhau, lại là anh em đồng hao. Họ từng là bạn từ ngày học phổ thông, lớn lên cùng rủ nhau lấy vợ một làng để tình cảm thêm gắn bó. Thậm chí có con cá cũng gọi nhau đến ăn. Ông Miện kể: "Chúng nó là bạn thân của nhau mà. Thằng Tuyền thường xuyên đưa vợ con sang đây ăn cơm. Có con cá, miếng thịt chúng nó cũng gọi nhau đến ăn. Sao nỡ lòng nào lại cướp đi mạng sống con tôi". Tuyền có vay Ánh một triệu đồng vì lý do túng bấn. Đáng lẽ chuyện đó cũng chẳng có gì đối với hai người bạn thân.
Thế nhưng sau cuộc chè chén Tuyền đã bị người ta khích bác, hậm hực sinh ra sứt mẻ tình bạn. Khoảng 21h ngày 29-6, Tuyền đến uống rượu tại một quán ăn khu vực gần cầu Thanh Trì, phường Cự Khôi, Long Biên, tình cờ gặp một người đàn ông tên Tụng. Người đàn ông này không biết có ý gì không nhưng đã kể chuyện Ánh bêu riếu chuyện nợ nần của Tuyền. Ngay sau đó Tuyền đã nhắn tin trách móc Ánh. Hai người có lời qua tiếng lại rồi mạt sát nhau. Họ đã hẹn nhau để giải quyết. Rạng sáng ngày 30-6, Tuyền rời quán nhậu lấy một con dao chọc tiết lợn rồi đi thẳng về hướng nhà Ánh. Gặp Ánh trên đường, Tuyền lao xe máy vào Ánh. Ánh tránh được rồi vung tay đấm khiến Tuyền ngã. Tuyền chồm dậy, rút dao đâm vào ngực trái Ánh. Do vết thương quá nặng, Ánh đã chết ngay tại chỗ.
Chị Phạm Thị Liên (mẹ vợ của Ánh) với bộ dạng thiểu não kể rằng: "Thằng Tuyền và thằng Ánh thân nhau như anh em ruột. Từ ngày học phổ thông đã quấn quýt với nhau rồi, con cái chúng nó đều coi như con mình cả. Chiều ngày mồng 1 - 5 âm lịch thằng Ánh có ra đây và kể với tôi là anh Tuyền có vay 1 triệu đồng và hứa tối trả luôn. Thằng Tuyền không trả kịp khi Ánh nó cần tiền mua sữa cho con. Chẳng biết lời qua tiếng lại, rồi bị người ta khích bác thế nào mà đâm ra cơ sự đó".
Chị Liên cho biết thêm, hằng ngày Ánh chỉ chú tâm vào kiếm tiền, tối đến sang nhà ngoại chơi với con. Bản tính Ánh là người hiền lành, không rượu chè, nếu có uống rượu thì chỉ được 1 hớp là lăn ra ngủ. "Đáng ra hôm đó thằng Ánh nó không chết. Mọi khi sang nhà tôi thấy cơm là nó ăn sau đó thường ngủ lại. Nhưng hôm đó nhà lại có khách nên nó ngại, không ăn. Nó nói là phải về dọn quán. Trước khi xảy ra vu án, thằng Tuyền đã nhiều lần nhắn tin, gọi điện chửi Ánh. Không ngờ lại xảy ra chuyện đau lòng này" - Chị Liên kể lại.
Nhát dao chí mạng đẩy bao nhiêu người vào bi kịch
Một điều tra viên Công an huyện Gia Lâm kể với chúng tôi, khi xảy ra án mạng hung thủ Nguyễn Minh Tuyền đã không bỏ chạy. Hắn biết mình đã giết người, giết bạn thân nên đã khóc rất nhiều. Tuyền liên tục đập tay vào tường và nói: "Anh giết em rồi...". Có lẽ đến khi nhìn thấy Ánh nằm bất động trên vũng máu Tuyền mới nhận ra lỗi lầm của y. Tuyền đâu có biết nhát dao kia không chỉ giết chết bạn mình mà còn đẩy bao người rơi vào bi kịch. Bố mẹ Ánh già yếu bệnh tật nay không còn chỗ nương tựa. Đớn đau nhất là cậu con trai vừa tròn 8 tháng tuổi. Sinh ra được 5 ngày thì mất mẹ nay lại mất cha.
Từ khi cô con dâu Trương Thị Bạch Tuyết (vợ của Ánh) qua đời ngôi nhà bà Lý đã vắng vẻ nay còn lạnh lẽo hơn. "Tôi nhớ thằng Long lắm (con trai của Ánh), tôi bị liệt thế này làm sao mà sang nhà ngoại thăm nó được. Mẹ nó sinh non và bị nhiễm độc thai nghén nên đã mất lúc nó mới 5 ngày tuổi. Chúng tôi già yếu nên bố nó gửi sang bà ngoại chăm sóc. Thiếu sữa, thiếu hơi mẹ thằng bé yếu lắm. Bây giờ bố nó cũng mất rồi chẳng biết cháu tôi sẽ ra sao đây..."- Bà Lý nhìn di ảnh của Ánh mà khóc. Nói chuyện với chúng tôi nhưng bà Lý liên tục đưa mắt về phía cổng ngóng ông về. Bởi hôm nay ông lĩnh lương hưu và tiền lương khuyết tật của bà.
Với dáng vẻ khắc khổ của một người nếm trải nhiều cay đắng. Ông Miện lập cập dựng chiếc xe đạp cà tàng nói vọng vào nhà: "Thằng Long biết ngồi rồi đấy! Tôi vừa lấy lương hưu mang sang cho nó để bà ngoại mua sữa. Tiền khuyết tật của bà chưa có đâu". Từ khi nhà nước có chính sách tăng lương, ông Miện cũng đỡ được phần nào. Trước lương được hơn 2 triêu, ông trích 1 triệu mua sữa cho cháu nội. Ông Miện cười buồn buồn: "Độ này tăng lương tôi cho thằng Long 1,5 triệu đồng/tháng đấy. Cũng may nhà nước tăng lương đúng lúc".
Căn nhà cấp 4 lụp xụp nằm gọn lỏn giữa những ngôi nhà cao tầng bề thế. Ngôi nhà âm u, ngột ngạt, ngổn ngang đồ gốm sứ đang làm dang dở. Đã 8 tháng nay không ngày nào hàng xóm không nghe tiếng trẻ con khóc. Ai cũng phải xót thương cho cảnh "cháu bú bà" của gia đình chị Phan Thị Liên. Những tưởng con gái lấy được chồng ngoan hiền lại ngay xã bên, anh chị sẽ được nhờ vả khi tuổi già. Vậy mà cô con gái chỉ sống cùng chồng vỏn vẹn 2 năm và mất ngay sau ngày vươt cạn có 5 ngày.
Thương con rể vụng về, thương đằng thông gia già yếu bệnh tật. Bà Liên quyết định xin cháu ngoại về nhà chăm sóc thay đứa con bạc mệnh. Bà Liên rưng rung kể lại: "Cái Tuyết phận mỏng, sớm bỏ con nó đi. Thấy gia đình nhà nội khó khăn, ông bà già yếu tôi đã mang cháu ngoại về nhà chăm sóc. Cũng vất vả lắm, cháu nó thiếu sữa mẹ khóc suốt đêm. Bố cháu cũng chịu thương chiu khó, hàng tháng lo đường sữa cho cháu". Nói đến đây bà Liên không cầm được nước mắt. Bà còn nhớ hôm bố cháu mất, đám tang của một thanh niên chết oan uổng thật đớn đau. Và nó còn đau đớn hơn khi mọi người chứng kiến cảnh cháu bé mới đầy 8 tháng tuổi được bà ngoại bế đi quanh quan tài bố. Rồi mau chóng được đưa đi chỗ khác với lý do cháu đang sốt mọc răng, sợ hơi lạnh.
Hỏi về Ánh, nhiều người đều có chung một nhận xét đó là một người đàn ông hiền lành, chịu thương chịu khó. Vợ mất khi con còn đỏ hỏn nên bao nhiêu tình cảm Ánh đều dồn cả cho con. Mặc dù, phải gửi con cho ông bà ngoại ở xã khác cách đó khoảng 5 cây số nhưng không một ngày nào là Ánh không thu xếp đến thăm con. Trời nắng đã vậy, trời mưa, đêm tối Ánh cũng khoác áo mưa để đến với con. Nhiều lần chứng kiến con rể đi lại mưa gió vất vả, chị Liên - mẹ vợ của Ánh đã bảo hôm nay không đến thăm con được thì để ngày mai nhưng Ánh không nghe.
Ánh nói cuộc đời Ánh giờ chỉ còn con là ý nghĩa, cũng nhờ nó mà Ánh tồn tại được trong hoàn cảnh nghiệt ngã ngày. Thế nên, một ngày không đến thăm con Ánh không sao chịu nổi. Ngoài là một anh thợ điện nước, Ánh còn mở thêm một quán nước mía ở đầu làng để tăng thêm thu nhập cũng là để lo cho con được đầy đủ hơn. Đã từ rất lâu rồi vợ chồng chị Liên coi Ánh chẳng khác nào đứa con trai của mình. Cũng bởi lẽ Ánh hiền ngoan, lại biết thương con và đối xử không phân biệt giữa nhà nội cũng như nhà ngoại.
Ảnh minh họa
Thế nên đêm hôm nghe tin dữ, chị Liên như rụng rời chân tay. Chị còn hỏi đi hỏi lại ông thông gia xem chuyện đó là thật hay không. Và chỉ đến khi vợ của Tuyền gọi điện cho chị khóc rằng: "Cô ơi, anh Tuyền nhà con đâm chết Ánh rồi" thì chị gục ngã.
Trưởng Công an xã Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) Nguyễn Gia Huy cho biết: Đây là một địa bàn khá phức tạp, quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh. Chính vì thế không tránh khỏi những tệ nạn xã hội, tiêu cực. Sẽ không tránh khỏi việc vay mượn, có thể vay mượn làm ăn, vay mượn đánh bạc. Mặc dù đây là một vụ vay mượn nhỏ nhưng cũng là bài học cho những người khác trong địa bàn xã.
Đối tượng Nguyễn Minh Tuyền tại địa phương là công dân bình thường, không có tiền án, tiền sự. Hiện Tuyền có 2 con nhỏ, bố đã mất. Tuyền không phải là đội tượng cờ bạc, rượu chè. Hàng ngày làm nghề hàn cửa hoa sắt. Kinh tế gia đình Tuyền thuộc dạng khá giả. Chưa xác định được rõ Tuyền vay Ánh 1 triệu đồng với mục đích gì, hai bên đã xảy ra những xích mích gì lớn khiến xảy ra án mạng. Có thể khi gây án Nguyễn Minh Tuyền đã uống rượu nên không làm chủ được bản thân!
Theo ANTD
Đòi nợ nhầm, côn đồ đánh dân nhập viện Chiều ngày 30-6, Trung tá Bùi Văn Bân - Phó trưởng công an P.4, Q.10 (TP HCM) cho biết, hiện đơn vị đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ côn đồ đánh dân đòi nợ trên địa bàn. Theo lời kể của người dân, vào khoảng 17h30" ngày 29/6, 4 thanh niên đi trên 2 xe máy BKS 59U1-29640 và 59M1-25394 đến...