Mẫu thiết kế nhà ống có giếng trời đẹp
Nếu muốn tham khảo các mẫu thiết kế nhà ống có giếng trời bạn có thể tham khảo những mẫu sau.
Những mẫu giếng trời nhà ống đẹp
Là một phần không thể thiếu trong thiết kế công trình nhà ở, giếng trời cần có kiểu dáng kiến trúc phù hợp và đồng nhất với phong cách thiết kế của ngôi nhà. Sau đây là những mẫu giếng trời cuối nhà ống có thể tham khảo:
Giếng trời có mái che: Việc lắp thêm hệ thống mái che cho giếng trời cuối nhà ống sẽ giúp cho gia chủ linh hoạt điều chỉnh ánh sáng tự nhiên chiếu vào nhà. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà gia chủ có thể lắp đặt mái che cố định hoặc di động cho giếng trời.
Giếng trời có mái che. (Ảnh minh họa)
Cách âm cho giếng trời: Có cấu tạo giống như một bộ loa khuếch đại nên nhược điểm của giếng trời là âm thanh truyền đi xa. Để tiêu âm, giải pháp hiệu quả thường được các gia chủ sử dụng là tạo độ nhám, sần sùi trên các bức tường ở khu vực giếng trời.
Tường khu vực giếng trời được thiết kế sần sùi để tiêu âm. (Ảnh minh họa)
Trang trí tiểu cảnh tại giếng trời: Hầu hết những ngôi nhà ống có thiết kế giếng trời cuối nhà đều tận dụng khu vực này để trang trí tiểu cảnh. Có hai loại tiểu cảnh thường gặp là tiểu cảnh khô và tiểu cảnh nước. Tiểu cảnh khô gồm cây xanh kết hợp với đá và hòn non bộ. Còn tiểu cảnh nước là mô hình thác nước hay hồ nước thu nhỏ có sỏi đá và cây xanh.
Giếng trời có tiểu cảnh nước. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Lợi ích của giếng trời trong nhà ống
Giếng trời là không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng từ tầng mái đến tầng trệt của công trình. Ngôi nhà có thiết kế giếng trời sẽ giúp cho các không gian bên trong nhà đón nhận nhiều ánh sáng và gió hơn.
Với những ngôi nhà ống thì việc thiết kế giếng trời càng trở nên bức thiết hơn bởi đây là hạng mục sẽ giúp cải thiện môi trường sống cho gia chủ.
Trước tiên, ưu điểm của việc thiết kế giếng trời cuối nhà ống đó là giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà để tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sinh hoạt. Tiếp đó, giếng trời giúp đối lưu không khí giữa các không gian bên trong nhà và môi trường tự nhiên.
Bên cạnh việc góp phần tạo nên vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà, giếng trời cuối nhà ống còn có ý nghĩa về mặt phong thủy.
Vì được thiết kế nằm ở vị trí thông tầng nên khu vực giếng trời sẽ là nơi chịu sự thay đổi thời tiết quanh năm. Do vậy, khi thiết kế giếng trời cần phải đảm bảo không bị dột vào mùa mưa hoặc nắng chói chang vào ngày nắng.
Lưu ý khi làm giếng trời cuối nhà ống
Với những giếng trời không có mái che, việc thoát nước ở khu vực giếng phải được chú trọng. Luôn đảm bảo đủ độ rộng cần thiết cũng như phải có hệ thống che chắn ở khu vực xung quanh để tránh tình trạng nước mưa làm bẩn những không gian sinh hoạt khác.
Giếng trời có mái thì khi xây dựng phải có giải pháp hợp lý cho hệ thống các khe, ô thoáng để tránh mưa to, gió lớn làm nước mưa rơi xuống nhà.
Tại một số vùng, ngày hè nắng rất gay gắt, nhất là vào buổi trưa. Nắng gắt chiếu trực tiếp ở giếng trời có thể làm cho một số hạng mục, đồ vật bằng gỗ dễ hư hỏng. Do vậy, ngoài mái che, gia chủ nên lắp đặt thêm hệ thống rèm để chắn nắng và điều tiết lượng ánh sáng.
Nếu dưới giếng trời không phải tiểu cảnh thư giãn mà là không gian sinh hoạt, nơi thành viên trong nhà đi lại thì không nên treo đèn, chậu cây cũng như các vật trang trí nặng ở phía trên để hạn chế nguy hiểm.
Hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp giáp với giếng thì cần có lan can, hoa sắt để đảm bảo an toàn khi sử dụng, đặc biệt là với trẻ em.
Khi trang trí giếng trời, với những vật trang trí như cây cảnh treo hay đèn trang trí thì nên đặt trong tầm với, vừa thuận tiện trong việc chăm sóc vừa dễ sửa chữa.
Mẫu thiết kế nhà diện tích nhỏ 20m2
Chỉ với diện tích 20m2, bạn có thể thiết kế được cả phòng khách, bếp, phòng ngủ mà vẫn tiện nghi và thoải mái.
Những mẫu thiết kế nhà diện tích nhỏ 20m2
Thiết kế nhà nhỏ 2 tầng
Với những thiết kế nhà 1 trệt, 1 lầu 20m2 phù hợp với gia đình 3 đến 4 thành viên, với gam màu trắng phối kem đem lại sự sang trọng, tinh tế cho ngôi nhà. Trong đó, tầng 1 dùng làm phòng khách liền bếp được phân chia bởi vách ngăn trang trí đẹp mắt.
Tầng 2 là không gian cho 1 đến 2 phòng ngủ mà gia chủ có thể sơn màu tùy thích. Khu vực phòng ngủ nên bố trí cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên, tạo sự thông thoáng cho căn phòng. Đặc biệt, khi thiết kế phòng ngủ cho nhà 20m2, gia chủ nên chọn nội thất phòng ngủ theo bộ đặt theo yêu cầu để đảm bảo sự đồng bộ về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng mà giá lại tiết kiệm hơn so với mua lẻ.
Thiết kế nhà diện tích 45
Thiết kế nhà nhỏ 20m2 phong cách tối giản giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng hơn, mẫu thiết kế nội thất phòng khách bên dưới ấn tượng với màu xanh dương đậm vừa mát mẻ vừa cá tính. Bố trí nội thất tối đơn giản, xung quanh thu hút hơn với cách sử dụng rèm cửa trắng mềm mại, trần nhà có lắp đèn chiếu theo khung vuông độc đáo.
Thiết kế căn hộ nhỏ 20m2 hiện đại có tầng lửng
Thiết kế nhà 20m vuông với tông màu ghi xám làm chủ đạo, kết hợp với bộ sofa cùng màu và điểm nhấn từ chiếc đèn quả cầu thả trần đẹp mắt làm tổng thể ngôi nhà thu hút, sang trọng. Thiết kế vách ngăn CNC tách biệt phòng bếp với chỗ tiếp khách; cầu thang ốp đá vách kính hiện đại, tận dụng gầm cầu thang trang trí kệ tivi đặt đối diện sofa; phía trên tầng lửng là bàn thờ.
Bí quyết thiết kế nhà diện tích nhỏ 20m2 cực tiện nghi, rộng rãi
Tích hợp không gian một cách tối ưu
Tích hợp không gian hay còn được hiểu như một cách thiết kế không gian mở, đem lại sự xuyên suốt giữa các khu vực để tạo nên sự thông thoáng, không bị gò bó về diện tích nhà ở. Sở hữu một diện tích khá nhỏ hẹp nên bạn có thể sử dụng vách ngăn kính, rèm vải hoặc kệ trang trí đặt sát trần giữa các phòng với nhau; bố trí bàn ăn giữa khu vực phòng khách và phòng bếp cũng được ngầm hiểu như là sự phân chia không gian lẫn nhau, điều này sẽ tốt hơn là bạn phải xây một bức tường lớn, vừa tốn diện tích vừa mất thẩm mỹ.
Sử dụng đồ nội thất đa năng để tiết kiệm diện tích
Đồ nội thất đa năng là yếu tố cần thiết trong thiết kế nhà nhỏ 20m2, đây được xem là giải pháp tối ưu không gian sống trở nên thông minh, khoa học hơn. Ví dụ, ở phòng khách bạn có thể sử dụng các dạng sofa giường gấp gọn, kệ tivi treo tường hoặc tủ tivi kèm kệ trang trí; phòng ngủ có thể sử dụng giường hộc kéo, tủ quần áo kết hợp bàn trang điểm,... Đừng quên tận dụng khoảng trống trên tường hoặc kê nội thất sát tường để tiết kiệm không gian nhất có thể.
Lựa chọn các đồ nội thất nhỏ, đơn giản
Bên cạnh chọn nội thất tối ưu công năng sử dụng thì gia chủ cũng nên chú ý đến các kiểu thiết kế đơn giản, nhỏ gọn để có thể bố trí thêm nhiều món đồ khác và tổng thể căn phòng cũng trở nên cân bằng hơn, ví dụ sofa chữ I, tủ quần áo âm tường, bàn ăn hình vuông 4 ghế,...
Tận dụng ánh sáng tự nhiên & màu sắc tươi sáng
Màu sơn trần, tường phòng ngủ hay màu lót sàn phòng khách, tất cả đều phải được chọn lựa tỉ mỉ để đảm bảo sự hài hòa cũng như mang lại sự thoải mái, dễ chịu cho người nhìn và cảm giác rộng rãi cho căn phòng. Thông thường các tông màu chủ đạo như trắng, kem, beige phối với bộ nội thất màu gỗ đều là lựa chọn của hầu hết gia chủ. Tạo điểm nhấn cho ngôi nhà bằng cách sử dụng một số tông màu nổi bật từ các vật dụng nhỏ, phụ kiện trang trí như: thảm, rèm cửa, tranh ảnh, cây xanh,...
Về ánh sáng, bạn nên ưu tiên nguồn sáng tự nhiên từ khu vực cửa sổ hoặc ban công, ánh nắng chiếu vào sẽ làm căn phòng như bừng sáng, giảm không khí nóng bức, hạn chế hơi ẩm, bụi bẩn hoặc vi khuẩn tích tụ trong phòng. Nếu là thiết kế căn hộ nhỏ 20m2 khép kín thì bạn có thể thay thế bằng cách lắp hệ thống đèn: đèn led âm trần, đèn thả trần, đèn đặt bàn,... để tối ưu ánh sáng bao quát cả không gian.
Mẫu thiết kế nhà gỗ 3 gian hiện đại Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về mẫu thiết kế nhà gỗ 3 gian hiện đại thì hãy tham khảo các mẫu dưới đây. Mẫu nhà gỗ 3 gian truyền thống Đây chắc chắn là mẫu nhà gỗ 3 gian phải nhắc đến đầu tiên vì là mẫu nhà truyền thống của người Việt Nam ta. Ngôi nhà được cấu tạo với chỉ...