Mẫu tàu điện Cát Linh – Hà Đông sẽ được trưng bày từ 29/10
Tàu điện mẫu tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được trưng bày, lấy ý kiến đóng góp của người dân tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ (Hà Nội).
Theo ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông), toa tàu mẫu được trưng bày dài 20m, mô phỏng tỷ lệ 1/1 cả về hình dáng, nội ngoại thất như tàu thật. Thời gian trưng bày tàu mẫu từ 10h ngày 29/10 đến 17h00 ngày 30/11. Khách tham quan sẽ được phát phiếu thăm dò ý kiến để Ban quản lý dự án đường sắt tiếp thu, xem xét chỉnh sửa phù hợp cho quá trình sản xuất chế tạo tàu thật.
Theo thiết kế, đầu tàu có hình vát thường thấy ở các đoàn tàu tốc độ cao, kính chắn gió, cửa sổ rộng, tạo dáng vẻ hiện đại.
Phối cảnh tàu điện Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: Ban quản lý dự án đường sắt.
Họa tiết trang trí thể hiện nét đặc trưng văn hóa của Hà Nội, có biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa đầu tàu, phía dưới là dòng chữ Cát Linh – Hà Đông. Đoàn tàu sử dụng chất liệu vỏ thép không gỉ với bề mặt được đánh xước mờ. Màu sắc chủ đạo là xanh lá cây tươi sáng tạo cảm giác trẻ trung, năng động nhưng thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
Bên trong tàu, hai hàng cột cong về phía giữa toa tàu giúp người đi tàu thuận tiện hơn khi ngồi nắm tay vào cột; hàng cột giữa dọc theo lối đi và cột ngang tại hai phía của ghế cho phép hành khách đứng bám ổn định, tạo không gian rộng rãi.
Video đang HOT
Nội thất bên trong toa tàu. Ảnh: Ban quản lý dự án đường sắt.
Ghế ngồi sử dụng vật liệu composite có độ bền cao, tránh được cảm giác lạnh vào mùa đông. Dãy ghế được bố trí dọc theo toa, dưới cửa sổ. Tại hai đầu của mỗi toa có hai dãy ghế dành riêng cho phụ nữ mang thai, người tàn tật. Tại hai đầu của toa xe có động lực sẽ bố trí khu vực dành cho xe lăn…
Bảng thông tin và bản đồ dạng đèn LED bố trí phía trên các cửa lên xuống.
Khu vực trưng bày tàu điện tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ. Ảnh: Bá Đô
Theo hợp đồng đã ký kết với phía Trung Quốc, Việt Nam sẽ mua 13 đoàn tàu cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Chi phí mua tàu là hơn 63,2 triệu USD đã được Bộ Giao thông thẩm định. Đoàn tàu gồm 4 toa xe,phục vụ vận chuyển hành khách trục Cát Linh – Hà Đông với tổng số 12 nhà ga trên cao, xuất phát từ Cát Linh (điểm giao cắt giữa đường Cát Linh và Giảng Võ) đến điểm cuối phía trước Bến xe Yên Nghĩa, Hà Đông.
Theo tiến độ của Bộ Giao thông, 30/5/2016 dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ hoàn thành phần thô và 30/6/2016 sẽ hoàn thành xây lắp để khai thác thử.
Đơn vị trúng thầu chế tạo và sản xuất đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông là Công ty TNHH trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh, Trung Quốc. Tới năm 2014, Công ty này đã sản xuất 2.349 toa xe cho đường sắt đô thị, cung cấp cho các tuyến tại Bắc Kinh như: Bát Thông (dài 19 km với 13 nhà ga); Bắc Kinh số 1, 2, 13 để phục vụ Olympic Bắc Kinh năm 2008.
Đoàn Loan
Theo VNE
Trưng bày mẫu tàu điện Cát Linh - Hà Đông trong tháng 10
Một toa tàu mẫu của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) sẽ được Tổng thầu Trung Quốc đưa về Việt Nam trong tháng 10 tới.
Theo Ban quản lý dự án đường sắt, Ban và Tổng thầu Trung Quốc đã cơ bản thống nhất nội dung hợp đồng mua sắm thiết bị, đoàn tàu. Theo tiến độ, đến cuối tháng 10, Tổng thầu sẽ đưa một đoàn tàu mẫu về Việt Nam. Từ tháng 4 đến tháng 6/2016, số đoàn tàu còn lại sẽ được đưa tiếp về để vận hành thử.
Mẫu tàu sẽ được trưng bày tại vị trí thuận lợi để người dân đến tham quan và góp ý, không quá xa dự án. Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường cũng lưu ý cần có vị trí tốt để đảm bảo các bộ ngành và nhiều người dân quan tâm có thể đến tham quan, góp ý, đồng thời hạn chế tối đa ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên, trong cuộc họp mới đây, Tổng thầu Trung Quốc cho biết, trong tháng 10 sẽ đưa một toa tàu mẫu về Việt Nam chứ không phải cả đoàn tàu. Họ cũng đề xuất vị trí trưng bày tàu mẫu tại bãi đúc dầm của dự án ở khu vực Dương Nội - Hà Đông.
Phối cảnh tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Theo hợp đồng đã ký kết với phía Trung Quốc, Việt Nam sẽ mua 13 đoàn tàu cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Chi phí mua tàu là hơn 63,2 triệu USD đã được Bộ Giao thông thẩm định. Đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất.
Thiết kế tàu điện Cát Linh - Hà Đông do Ban quản lý dự án đường sắt đề xuất, phần đầu tàu có hình vát nhọn, hiện đại như các đoàn tàu tốc độ cao. Tàu có kính chắn gió, kính cửa sổ có màu sẫm, cửa sổ ẩn. Bên cạnh đó, họa tiết trang trí biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa đầu tàu và tại các vị trí nổi bật, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông.
Theo tiến độ của Bộ Giao thông Vận tải, 30/5/2016 dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành phần thô và 30/6/2016 sẽ hoàn thành xây lắp để khai thác thử.
Đoàn Loan
Theo VNE
Tuyến metro số 2 TP.HCM tăng vốn từ 1,347 lên hơn 2 tỉ USD Ngày 22.10, trong văn bản phúc đáp đề nghị của Bộ KH-ĐT về báo cáo hằng tháng tình hình thực hiện các dự án ODA và vốn ưu đãi chậm tiến độ 2015, trong đó có dự án đường sắt đô thị số 2 (metro Bến Thành - Tham Lương), UBND TP.HCM cho biết dự án đến nay đã chậm so với kế...