Màu sắc và phục trang – ngôn ngữ kể chuyện vừa tinh tế vừa nữ tính của ‘Little Women’
Little Women tuy không sở hữu đề tài nóng hổi hay những tình tiết hấp dẫn nhưng chính sự tinh tế trong cách thể hiện đã giúp nâng tầm bộ phim và đem đến cho người xem một trải nghiệm điện ảnh ngọt ngào.
Thành công của một tác phẩm nghệ thuật là sự pha trộn của nhiều chất liệu. Chúng hòa quyện với nhau để làm nổi bật lên chủ đề cũng như giá trị mà tác phẩm đó hướng tới. Tương tự với điện ảnh, có nhiều cách khác nhau để thể hiện cùng một vấn đề mà không nhất thiết phải thể hiện qua lời nói hay diễn xuất. Những cách diễn đạt phi truyền thống sẽ tạo nên sự tinh tế, ý nhị để qua đó nâng bộ phim lên một tầm cao mới. Và Little Women là một trường hợp như thế.
Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 92, Little Women được xướng tên ở hạng mục “ Thiết kế phục trang xuất sắc nhất” nhờ đã tái hiện vô cùng tuyệt vời kiểu cách ăn mặc thời bấy giờ. Tuy nhiên đó chỉ là bề nổi, là những gì mà đôi mắt nhìn thấy. Khi đi sâu vào phân tích trang phục của từng nhân vật, khán giả sẽ chiêm nghiệm ra những ẩn ý mà đạo diễn Greta Gerwig và nhà thiết kế Jacqueline Durran gửi gắm.
Hãy bắt đầu với Jo, nhân vật chính của phim.
Jo là một cô gái với tính cách sôi nổi, mạnh mẽ, độc lập và có đôi chút liều lĩnh. Cô sẵn sàng đi ngược lại với quan điểm về hôn nhân mà xã hội thời đó áp đặt lên người phụ nữ. Jo muốn được thỏa sức làm những gì mình thích, tự đứng trên đôi chân của mình thay vì phải dựa dẫm vào một người đàn ông. Vậy tính cách ấy của cô được miêu tả như thế nào?
Là một người mạnh mẽ nên những bộ trang phục của Jo cũng có đôi chút nam tính hơn so với các nhân vật còn lại. Lần xuất hiện đầu tiên tại văn phòng của ngài Dashwood, cô mặc bộ đồ màu đen với phần cổ áo màu trắng phía trong có nét tương đồng với người đàn ông đối diện. Jo cũng thường xuyên khoác áo hoặc đội mũ vốn dành cho nam giới giống như để thể hiện sự cứng cỏi của mình, khác biệt so với những chiếc đầm nữ tính của những người khác.
Trong số bốn cô con gái nhà March, dễ thấy Jo là người nổi bật nhất. Một phần vì cô có cá tính mạnh, còn một phần vì màu sắc đại diện cho cô là màu đò. Đây là màu của sự quyết liệt, phá cách pha chút giận dữ. Jo không chỉ dám sống khác mà còn đả kích quyết liệt tư tưởng cổ hủ mà bác March lớn tuổi cố nói cho cô hiểu.
Video đang HOT
Trang phục cũng là thứ giúp phản ánh quá trình phát triển của Jo. Ở đầu phim cô xuất hiện trong căn phòng u tối và cố gắng hòa hợp khi diện cho mình bộ trang phục giống như những người đàn ông ở đây. Khi ấy khán giả thấy một Jo nhút nhát, e dè, cố gắng giấu những vết mực còn hằn trên ngón tay và nói dối rằng đây là câu chuyện do bạn cô viết. Nhưng đến cuối phim, Jo đã lột xác hoàn toàn khi cho thấy sự quyết đoán, mạnh mẽ của mình qua từng lời nói, cử chỉ. Bộ trang phục cô mặc cũng được bổ sung thêm chiếc mũ đầy nam tính và chiếc cà vạt màu đỏ tượng trưng cho tính cách. Jo đã dám thể hiện những nét đặc trưng của mình thay vì sống trong vỏ bọc của người khác.
Kế đến là Amy, cô gái có nét tương phản rõ rệt nhất giữa quá khứ và hiện tại. Amy hồi nhỏ là một người nghịch ngợm, hay đố kị và bốc đống, nhưng khi trưởng thành lại cho thấy sự điềm đạm đến bất ngờ. Dẫu vậy giữa hai phiên bản của Amy vẫn có điểm chung nhất định đó là màu xanh mà nhà thiết kế Jacqueline Durran đã quyết định gán cho cô. Chiếc đầm và mũ màu xanh nhạt mà cô mặc ở Paris không chỉ làm toát lên vẻ quý tộc mà còn mang sắc thái dịu nhẹ, yên ả đúng với tính cách của Amy lúc này.
Chị cả Meg là người chin chắn nhất, ân cần nhất và mang dáng dấp của một người mẹ. Đó là lý do tại sao các bộ trang phục của cô thường có màu xanh trầm hoặc tím. Trong phân cảnh ở biển, Meg một một chiếc váy màu trắng thể hiện cô là người có tâm hồn và trái tim tinh khiết, đẹp đẽ và tốt đẹp.
Có một lần lên thành phố dự tiệc, Meg đã thay đổi cách ăn mặc của mình từ bộ váy đơn giản cô thường hay mặc sang chiếc váy hồng bồng bềnh kiểu cách. Chỉ đó điều khi ấy Meg đã đánh mất con người mình. Cô không còn là Meg giản dị chúng ta từng biết nữa mà đã chuyển thành Daisy như cái tên mà người ta gán cho.
Người cuối cùng là Beth, người con gái với sự nhút nhát, yếu đuối hiện rõ trong từng cách ứng xử. Trong cuộc đời của bốn chị em nhà March dường như Beth là người trầm lặng nhất, chứa đựng nhiều nỗi niềm nhất. Đó là lý do bộ váy của cô thường có màu nâu buồn và nó cũng phần nào phản ánh số phận của Beth sau này.
Màu sắc của những bộ trang phục không chỉ giúp thể hiện tính cách nhân vật mà xen lẫn nhau, Little Women cũng mang tới hai sắc thái rất riêng cho khán giả. Ở quá khứ, ta thấy một cuộc sống tươi vui, ngập tràn tiếng cười hạnh phúc của các nhân vật. Màu phim khi ấy tắm trong sắc vàng ấm áp của ánh nến hay ánh sáng mặt trời. Niềm lạc quan ấy còn hiện rõ trên những chiếc váy rực rỡ sắc màu của bốn chị em. Trong khi đó ở thực tại, khán giả chỉ thấy sự u tối, lạnh lẽo của sắc xanh bao trùm. Các nhân vật khi ấy cũng diện đồ tối màu khiến cho tổng thể bức tranh trở nên hòa hợp.
Little Women tuy không sở hữu đề tài nóng hổi hay những tình tiết kịch tính, hấp dẫn nhưng chính sự tinh tế trong cách thể hiện đã giúp nâng tầm bộ phim và đem đến cho người xem một trải nghiệm điện ảnh ngọt ngào.
Châu Hải Bình
Theo saostar.vn
Coco Chanel người viết huyền thoại
Người phụ nữ mảnh dẻ này đã làm nên không chỉ một mà là hai cuộc cách mạng thời trang trên thế giới. Bà là người đã định nghĩa lại thời trang bằng những sáng tạo tuyệt đỉnh, giải thoát phụ nữ khỏi lối mòn của sự gò bó, ràng buộc.
Không ai có thể phủ nhận Coco Chanel đã viết nên những huyền thoại của thế kỷ 20.
Coco Chanel - huyền thoại của thời trang thế giới.
Cô bé mồ côi trong cô nhi viện
Gabrielle Bonheur Chanel sinh ngày 19/8/1883, tại một thị trấn nhỏ nằm bên sông Loire,miền Tây nước Pháp. Chanel trải qua tuổi thơ nghèo khó, mẹ mất sớm vì bị lao lực và viêm phổi, sau đó người cha bỏ đi, mặc 5 đứa con bơ vơ. Cô bé Chanel khi đó 12 tuổi được gửi vào cô nhi viện, và chính tại đây, cô đã được dạy những đường kim mũi chỉ đầu tiên...
Sau 6 năm, Chanel rời cô nhi viện, lúc đó đã là một cô gái trẻ trung với niềm đam mê ca hát mãnh liệt, tới thành phố Moulin để trở thành ca kỹ. Hằng đêm nàng xuất hiện trên sân khấu với bài hát "Ai đã gặp Coco?" rất "hot" thời bấy giờ. Khán giả là những chàng sĩ quan hào hoa đồn trú trong vùng thường hát theo và hét to "Coco! Coco!". Từ đó "Coco" trở thành biệt danh của Gabrielle Chanel.
Sự nghiệp ca hát phòng trà không đưa Chanel tới đỉnh cao, nhưng chính nơi đây đã cho cô gái trẻ cơ hội gặp gỡ chàng cựu sĩ quan kỵ binh Étienne Balsan, người thừa kế của ông chủ ngành dệt giàu có. Chàng công tử chính là người đã đưa Chanel từ tỉnh lẻ lên Paris, sống một cuộc đời nhung lụa. Cuộc sống phù hoa với tơ lụa, ngọc ngà đã thôi thúc Chanel phải tạo ra những thứ đẹp đẽ dường ấy. Nàng bắt đầu thiết kế và tự làm ra những chiếc mũ đầy phong cách, đặt bước chân đầu tiên vào thế giới thời trang.
Thời trang giải phóng phụ nữ
Năm 1909, Chanel yêu người bạn của người yêu cũ, Đại úy Arthur Edward 'Boy' Capel, một tay chơi nổi tiếng khắp Paris. Chanel được người tình hào phóng chu cấp giúp mở cửa hiệu tạo mẫu đầu tiên chuyên bán các loại mũ và một số kiểu quần áo.
Mỗi chiếc mũ của Chanel như một tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo, hết sức tao nhã và duyên dáng. Nàng đã vượt lên công việc của một người thợ may để trở thành một nghệ sĩ thực thụ. Thành công đầu tiên đến với Chanel là khi cô đào Gabrielle Dorizat đội chiếc mũ thanh tao do nàng tạo ra lên sân khấu, từ đó những thiết kế tinh xảo của nhà thiết kế trẻ bắt đầu được công chúng Paris đón nhận nồng nhiệt.
Nhưng chỉ đến khi Coco Chanel bước sang thiết kế trang phục thì tài năng của nàng mới thực sự bùng nổ.
Thế chiến thứ Nhất diễn ra dẫn tới việc đa phần những người đàn ông phải ra trận, để lại trẻ nhỏ, người già và phụ nữ. Những chiếc áo corset chật chội cùng đường thít eo nhỏ xíu không còn thích hợp cho việc lao động hoặc di chuyển liên tục, đây là lúc những thiết kế phá tan kết cấu chật hẹp truyền thống của Chanel bắt đầu lên ngôi. Nàng bình thản tháo bỏ bộ khung corset đanh cứng, thay vào đó là những đường cắt mạnh tay tạo sự thanh thoát, khoáng đạt. Mọi phụ nữ đều muốn trở thành bản sao phong cách của Coco Chanel: tự chủ, phóng khoáng nhưng vẫn lịch sự và thanh tao.
Sự nghiệp của Chanel lên đến đỉnh cao vào năm 1935, với trên 4.000 công nhân may và chế tác; bà tạo phong cách thời trang cho hầu như toàn bộ các nhân vật nổi tiếng nhất Hollywood.
Năm 1954, trước nghi án phản quốc vì mối quan hệ nhân tình với những "tên đồ tể" Đức quốc xã trong thời gian Thế chiến thứ Hai, Coco Chanel trở về nước Pháp, một lần nữa bước lên vinh quang với cuộc cách mạng thời trang lần thứ hai. Bà mở cửa trở lại cửa hiệu haute couture (may đo cao cấp) và tung bộ sưu tập mới, gây tiếng vang khắp các kinh đô thời trang. Bằng phong cách thiết kế sang trọng không diêm dúa, Coco Chanel dần lấy lại vị thế của mình trước sự thống trị của nhà Dior có tính chất duy mỹ, hào hoa và đỏm dáng.
Năm 1955, bà khiến mọi cô gái đều ước mong có một chiếc túi bằng da thật "Quý cô 2.55" với những đường kẻ vạch vuông vức trên thân, quai là sợi xích vàng và dập nổi biểu tượng hai chữ C đan lồng kiêu hãnh.
Chanel No. 5 - hương thơm "nổi loạn"
Sau cái chết của người tình 'Boy' Capel vào năm 1919, Chanel đã có một bước ngoặt lớn - bắt tay vào lĩnh vực sản xuất nước hoa, để tôn vinh thêm thời trang và vẻ đẹp của người phụ nữ. Và cả trong lĩnh vực mới mẻ này Chanel cũng tiến hành một cuộc cách tân lớn. Phá vỡ tất cả những điều cấm kỵ, nàng tạo ra một loại nước hoa mới với hương thơm bền lâu, đầy khơi gợi và bí ẩn.
Điều bí ẩn ấy chỉ có Coco và nhà hóa học Ernest Beaux nắm giữ. Ernest đã điều chế ra một loạt hợp chất rồi cho đánh số thứ tự. Chẳng cần cân nhắc nhiều, Coco đã chọn ngay hợp chất số 5. Hai nguyên liệu chính của Chanel No. 5 là hoa hồng và nhài chỉ được lấy gần như duy nhất từ các cánh đồng hoa Rose De Mai ở quận Grasse thuộc xứ Provence, Pháp. Hai loại hoa này ở đây được đánh giá cao nhất về mùi hương.
Coco tiếp tục phá vỡ các phép tắc khi đặt tên cho loại nước hoa của mình đơn giản là "Chanel No.5". Và thay vì đựng nó trong một chiếc lọ yểu điệu, nàng chọn chiếc lọ hình hộp vuông vức gợi nhớ đến chai... whisky. Vỏ chai cứng cáp, tinh tế, thuần chất, không thừa thãi bất cứ chi tiết gì để nhấn mạnh vào một điểm sáng duy nhất là mùi hương nồng nàn và cao cấp.
Năm 1922, bà chính thức tung sản phẩm nước hoa Chanel No5 ra thị trường. Và ngay sau khi cô đào bốc lửa Marilyn Monroe tiết lộ với báo giới rằng cô chẳng mặc gì đi ngủ mà chỉ xức lên mình vài giọt hương Chanel No5 thì cả thế giới gần như đổ xô đi lùng sục thứ hương phẩm này.
Chanel No.5 trở thành loại nước hoa nổi tiếng nhất thế giới, mang lại cho Coco sự giàu có và danh tiếng lẫy lừng. Được mệnh danh là "nữ hoàng của các loại nước hoa", ngày nay Chanel No5 vẫn là nước hoa bán chạy nhất mọi thời đại. Người ta ước tính cứ mỗi 30 giây lại có một chai Chanel No% được bán ra.
Trong suốt một thời gian dài, tới tận khi Coco Chanel qua đời ở tuổi 88 vào năm 1971, bà là người phụ nữ duy nhất trong thế giới thiết kế thời trang do nam giới thống trị, đã thay đổi cục diện thời trang thế giới, chứng tỏ cho mọi người thấy những tư tưởng thời trang gây tù túng cho cơ thể cần phải xóa bỏ, và những bộ đồ xa xỉ thanh nhã cũng phải tiện lợi, thoải mái. Tư tưởng vượt thời gian này đã giúp đế chế Chanel thịnh vượng cho tới tận ngày nay.
Thu Hằng
Theo baotintuc.vn
Không chỉ có đỏ, những tông màu sau đây cũng nổi bật và may mắn để bạn diện trong dịp Tết Nguyên đán Bật mí với bạn là ngoài tông đỏ thì có rất nhiều gam màu nổi bật cũng rất phù hợp để bạn diện trong những ngày đầu xuân năm mới. Trong quan niệm của người Á Đông, màu đỏ là màu của sự may mắn, tài lộc và quyền lực. Rất nhiều người đã lựa chọn mặc đồ màu đỏ vào dịp đầu...