Màu sắc và chất liệu nào tốt cho quần áo chống nắng?
Kết hợp kem chống nắng với quần áo chất liệu denim hoặc cotton giúp bảo vệ da dưới tác hại của tia UV.
Quần áo chống nắng có chỉ số UPF (yếu tố bảo vệ tia cực tím) giúp ngăn chặn tia UV độc hại. Giống như kem chống nắng, chỉ số UPF của quần áo thường từ 15 đến 50.
Các con số này không hoạt động giống như SPF trên kem chống nắng. Bác sĩ da liễu Tsippora Shainhouse nêu ví dụ: Áo có UPF là 50 sẽ chỉ cho phép 2% tia UV xuyên qua vải.
Giám đốc khoa da liễu thẩm mỹ Pooja Sodha chia sẻ: “Có những yếu tố khác quyết định UPF trên quần áo bao gồm trọng lượng, độ dày của vải, mật độ đường may”.
Quần áo chống nắng cần thiết để bảo vệ da trong mùa hè. Ảnh: Daraz, Newchic.
Màu sắc
Áo màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn nhưng có khả năng chống tia cực tím tốt hơn các gam sáng.
Theo các chuyên gia, hầu hết loại vải sợi đều có khả năng hấp thụ tia UV. Các loại vải có trọng lượng dày và nặng như denim cho hiệu quả bảo vệ nhiều hơn. The Healthy cho biết áo sơ mi dài tay denim có UPF cao hơn áo cotton.
Màu sắc tối chống nắng tốt nhưng khiến bạn cảm thấy nóng hơn do hấp thụ nhiệt mạnh. Ảnh: Hkir.
Cấu tạo vải
Video đang HOT
Áo sơ mi nhẹ tạo cảm giác mát hơn khi trời nóng nhưng lại khiến da bạn dễ bị tổn thương.
Bạn có thể kiểm tra mật độ vải bằng cách đưa nó lên ánh sáng. Nếu bạn nhìn thấy ánh sáng chiếu qua áo, bạn cần phải thoa kem chống nắng bên dưới áo sơ mi để che chắn làn da khỏi tia cực tím.
Kết cấu chất liệu, sợi dệt, thuốc nhuộm… cũng ảnh hưởng đến khả năng ngăn chặn tia UV. Các sợi tổng hợp như acrylic, polyester, nylon, rayon hoặc vải dày, nặng được dệt chặt như len, denim là những vật liệu tốt để may trang phục chống nắng.
Vải cotton giúp hạn chế mồ hôi nhưng chống tia UV không tốt bằng chất liệu denim. Ảnh: Cloudigirl, Jaimaharashtra Cargo Movers.
Kem chống nắng so với quần áo UPF
Ưu điểm lớn nhất của quần áo UPF là bạn không cần phải bôi lại kem chống nắng.
Bác sĩ da liễu Chris Adigun nói: “Quần áo UPF có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV hiệu quả hơn kem chống nắng. Nếu bạn phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, quần áo UPF chỉ số 50 là món đồ bạn nên mặc”.
Bác sĩ da liễu Melissa Kanchanapoomi Levin cho biết thêm: “Quần áo UPF và mũ rộng vành là biện pháp chống nắng an toàn. Đặc biệt khi cơ thể bạn đổ nhiều mồ hôi, hoạt động dưới nước và thoa kem chống nắng không đầy đủ khiến các sản phẩm chống nắng bị mất tác dụng”.
Tổ chức Ung thư da khuyên bạn nên dùng kem chống nắng cho vùng da không được che bởi quần áo UPF để bảo vệ da.
Để có hiệu quả bảo vệ da tốt, bạn nên kết hợp sử dụng kem chống nắng và quần áo UPF. Ảnh: The Sun.
Tại sao quần áo UPF đáng để đầu tư?
“Những người có tình trạng da nhạy cảm khi tiếp xúc với tia cực tím và có tiền sử ung thư da nên sử dụng quần áo UPF”, giám đốc khoa da liễu thẩm mỹ Pooja Sodha nói.
Thực tế, khoảng 23% trường hợp tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trước tuổi 18. Khi chúng ta 40 tuổi, mức trung bình đó tăng lên 47%.
Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời bằng quần áo và kem chống nắng giúp giảm nguy cơ ung thư da, lão hóa, ngăn ngừa dị ứng do tia cực tím.
Vì vậy, bạn nên đầu tư vào bộ quần áo UPF tốt kết hợp thoa kem chống nắng để da được khỏe mạnh.
Gia tăng tình trạng cháy nắng, bỏng nắng trong mùa hè và lời lý giải từ bác sĩ
Một cô gái đến với Bệnh viện Da liễu Trung ương với làn da đỏ phồng rộp, đặc biệt vùng mặt và tay bị sưng nề, ngứa, bỏng rát sau khoảng thời gian phải làm việc liên tục ngoài trời.
Đây chính là biểu hiện của bỏng nắng do tia UV.
Theo các bác sĩ, mùa hè với ánh nắng gay gắt và chỉ số tia UV thường xuyên ở mức cao là tác nhân gây ra nhiều vấn đề về da. Có 3 loại tia UV với các mức năng lượng khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Tia UVA có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da. Tia UVB có khả năng xuyên một phần qua tầng ozon và khí quyển, gây say nắng, tổn thương và làm đen da, thậm chí ung thư da. Người bị bỏng nắng chủ yếu do tia này.
Còn tia UVC có năng lượng cao nhất nhưng may mắn đã có tầng ozon chặn lại.
Khi tiếp xúc quá mức với ánh sáng mặt trời trong thời gian ngắn sẽ gây bỏng nắng, tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, da bị bỏng, khô, sạm, tạo nếp nhăn, lão hóa nhanh. Nếu tiếp xúc kéo dài, tích lũy có thể gây ung thư da.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số UV dao động 0-2 được xem là thấp; chỉ số UV 8-10 thời gian tiếp xúc gây bỏng là 25 phút. Chỉ số UV từ 11 trở lên được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.
BSCKII. Quách Thị Hà Giang - Phó Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: Những ngày nắng nóng cao điểm, chỉ số tia UV thường xuyên ở mức cao dẫn tới gia tăng những tổn thương do ánh nắng, trong đó cấp tính là tình trạng cháy nắng, bỏng nắng, hay gặp ở những người hay phải làm việc, hoạt động ngoài trời.
Với những thương tổn cấp tính như cháy nắng, bỏng nắng thì tia UV có trong ánh nắng mặt trời còn là thủ phạm của các tình trạng viêm da mạn tính như nám da, tàn nhang, lão hóa da và nguy cơ ung thư da.
Thông thường mọi năm, mùa hè tháng 6 tháng 7 là thời điểm nhiều bệnh nhân "cháy nắng" khi đi biển, hoặc làm việc nhiều giờ ở ngoài trời dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt phải nhập viện kiểm tra.
Để phòng chống những tác hại khôn lường từ tia UV, người dân cần chủ động các biện pháp để bảo vệ cơ thể như:
- Chủ động cập nhật dự báo thời tiết;
- Hạn chế ra nắng giờ cao điểm;
- Khi ra nắng cần đảm bảo các biện pháp chống nắng: sử dụng kem chống nắng (lựa chọn loại kem chống nắng có quang phổ rộng (broad spectrum) đủ khả năng chống lại tia UVB (SPF), UVA (PA),
Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ đồng hồ giờ hoặc sau khi bạn tiếp xúc với nước để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da. Có thể sử dụng viên uống chống nắng phối hợp để bảo vệ da, kính mắt có tác dụng chống tia UV, đội mũ, quần áo chống nắng,...;
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Cần thường xuyên tắm rửa, luôn đảm bảo cho làn da khô thoáng và sạch sẽ, gội rửa hết bụi bẩn trên da, nhất là sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc sau khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Dù vậy, không nên quá lạm dụng việc tắm rửa.
- Uống đủ nước, ăn rau củ quả tươi, nước ép trái cây giàu Vitamin.
- Khi có dấu hiệu mắc các bệnh da liễu, hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân da sạm nặng dù đã bôi kem chống nắng: Hóa ra dùng sai cách sẽ khiến kết quả bị đảo ngược Cùng trò chuyện với Thạc Sĩ Bác Sĩ (ThS.BS) Phạm Cẩm Thúy để có thêm kiến thức về cách chọn lựa kem chống nắng nhé. "Mặc quần áo kín mít che chắn cẩn thận không để hở chỗ nào thì cần gì bôi kem chống nắng nữa" - bác sĩ nghĩ sao về quan niệm này của một vài chị em? Đây là...