Màu sắc, họa tiết phục trang, lối trang điểm của phi tần ‘Diên Hi công lược’ có bám sát lịch sử không?
Bộ phim truyền hình cổ trang “Diên Hi công lược” đang làm mưa làm gió những ngày gần đây. Trang phục và lối họa mặt của các phi tần cũng được phân tích, so sánh với lịch sử.
Diên Hi công lược (ó10;ă15;) là bộ phim do Vu Chính chấp bút lấy bối cảnh thời nhà Thanh, cụ thể là triều đại Càn Long. Ngụy Anh Lạc vì để điều tra cái chết của chị gái mình mà tiến cung. Cuối cùng đã trở thành Lệnh phi của Đại Thanh. Vì thế, một trong những điều làm thu hút khán giả chính là làm thế nào để Ngụy Anh Lạc có thể đánh bại hết những đối thủ đáng gờm nhất trong hậu cung Càn Long để leo lên được vị trí này. Và mối tình sâu đậm có thể được xem là khắc cốt ghi tâm mà vị Hoàng đế này dành cho Phú Sát Hoàng hậu. Trong phim, khán giả đã bị dính không ít “thính” của cặp đôi này, có thể nói là tình cảm họ dành cho nhau ngọt còn hơn chữ ngọt.
Ngoại trừ những điều này, thì một trong những điều luôn được đem ra soi mói, so sánh nhất chính là trang phục, đạo cụ được sử dụng trong phim có đúng lịch sử không. Vu Chính đã khá thành công trong việc này khi nhận được khá nhiều lời khen của giới chuyên gia ngay từ khi tung ra những hình ảnh poster đầu tiên.
Màu sắc trang phục của các phi tần trong cung Càn Long được nhận xét là khá sát với lịch sử. Ngay cả những chi tiết nhỏ nhất như “son lòng môi”, “một tai đeo ba khuyên” cũng được Vu Chỉnh sử dụng một cách chính xác. Tất cả những điều này đều xuất hiện trong tập tục xưa của Mãn Châu. Kể cả bộ trân y của Cao Quý phi được cho rằng đã tham khảo từ thời của Từ Hi Thái hậu.
Lối trang điểm “son lòng môi” cũng như lối trang sức “nhất nhĩ tam kiềm” – “một tai 3 chiế khuyên” trên tranh chân dung của Cao Quý phi (sau này là Tuệ Hiền Hoàng Quý phi)…
Video đang HOT
Tương ứng với lối trang điểm và trang sức của Phú Sát Hoàng hậu trong phim.
Trân y của Từ Hi Thái hậu trong lịch sử…
Đã được sử dụng trên nhân vật Cao Quý phi.
Thậm chí, những chuyên gia này còn quan sát đến những đường tiết hoa văn trên y phục của họ. Liệu rằng bộ đồ mà Phú Sát Hoàng hậu ( Tần Lam) có thật sự thiết kế theo đúng y phục của thời Càn Long hay không? Tại sao những họa tiết trước ngực không phải là phượng mà lại là những bức tranh vẽ hoa cá bay nhảy. Thực ra, đây đều không phải là triều phục (trang phục trang trọng nhấtm dùng trong các đại lễ như tấn tôn, Vạn Thọ tiết,…).
Áo khoác ở ngoài thuộc về Cát phục quái () viên lĩnh cổ tròn, khai vạt, hai bên hông xẻ tà, cổ tay áo bình phẳng. Cát phục quái của Hoàng hậu đích thực được sử dụng Ngũ Trảo Đoàn Long Văn (É16;) ( là dạng áo có xẻ vạt, thân áo dài, ống tay tương đối dài, nhưng không có thức Mã đề tụ,) nên được gọi là Long quái ().. Những thiết kế này cũng được sử dụng cho Hoàng Thái hậu và Hoàng Thái phi.
Hình ảnh cát phục trong lịch sử lấy từ Thái tử Phi của Phế Thái tử Dận Nhưng.
Và cát phục của Nhàn phi Huy Phát Na Lạp Thục Thận.
Bên cạnh những điểm được cho là sát với thực tế thì bên cạnh đó cũng có những điểm không phù hợp. Nhiều người cho rằng Trân Châu Y (Ĩ45;Ĩ64;”923;) xuất hiện từ thời Từ Hy. Những trang phục này không phù hợp với trang phục của những phi tử trong cung Càn Long. Cụ thể là những bộ áo khoác ngoài này cũng thuộc Cát phục quái, nhưng hoa văn lại không đúng với Hậu phi. Ngoại trừ Hoàng hậu, Hoàng thượng ra thì Cát phục quái của Hậu phi đều sử dụng cái loại hình như Mãnh long văn (“770;) nhưng chỉ là phẩm cấp khác nhau. Có người là Ngũ trảo Kim long (É16;) theo thể thức hình tròn khép kín, 2 vai là hình Chính long, có người là Quỳ long (; hình rồng lượn trong một hình tròn nhưng không quay chính diện), chính mãng (“770;), hành mãng (“892;”770;), song ly (“733;)… Nhưng dựa trên phim thì loại các hoa văn trên “Quái” phục thực chất dành cho các bậc Phúc tấn, chứ không dành cho hậu phi.
Từ sau các tác phẩm như Cung tỏa châu liên đến Tiếu ngạo giang hồ, màu sắc trang phục trong phim Vu Chính được đánh giá là lòe loẹt, diêm dúa thế nhưng sự trở lại của Diên Hi công lược lần này đã đánh bay ác cảm của khán giả. Đồng thời, trang phục đều nhận được sự đồng thuận của khán giả. Mỗi người đều toát lên nét đặc sắc riêng.
Trang phục của Hoàng hậu dịu dàng nhưng đồng thời vẫn toát lên được khí chất, thường mặc thường phục có màu sắc hơi nhạt.
Cao Quý phi kiêu ngạo khoác lên mình bộ trang phục có phần u tối nhưng vô cùng phù hợp với những trang sức bên mình giúp góp phần làm hiện rõ sự cá tính.
Nhàn phi không màn thế sự, không tranh đấu cùng ai, luôn lấy sự tiết kiệm làm đầu đã toát lên sự khoan thái.
Trang phục và bối cảnh chính là hai yếu tố được đánh giá cao nhất trong tác phẩm lần này của Vu Chính.
Trải qua nhiều năm kinh nghiệm, cùng với việc chịu không ít sự chỉ trích của khán giả, Vu Chính gần như đã thay đổi rất nhiều trong công tác sản xuất phim ảnh, cụ thể ở khâu điều chỉnh màu phim và lắng nghe ý kiến của khán giả. Một trong những điều rất đáng được khen ngợi của Vu Chính lần này.
Mặc dù vẫn còn một số khuyết điểm nhưng với sự thành công của Diên Hi công lược đến thời điểm hiện nay cũng được xem là sự đền đáp xứng đáng với những gì mà đoàn phim đã bỏ ra.
Hiện tại, phía Trung Quốc đang chiếu đến tập 48 và sẽ lên sóng hai tập 49-50 Diên Hi công lược vào tối nay – 16/08. Trong khi đó, tình trạng bản lậu lan trang tại Việt Nam đã đến tập 57, người hâm mộ đang ráo riết truy tìm tập 58 vietsub (phụ đề tiếng Việt) của Diên Hi công lược. Về vấn đề xuất hiện số tập sớm hơn cả Trung Quốc gần 10 tập, hiện đơn vị nắm giữ bản quyền tại Việt Nam vẫn chưa lên tiếng.
Theo Trí Thức Trẻ