Máu nhân tạo có thể được truyền cho tất cả các nhóm máu
Các nhà khoa học tại Nhật Bản đang phát triển một loại máu nhân tạo, có thể được truyền vào bệnh nhân bất kể nhóm máu của họ là gì.
Theo thông tin được tiết lộ, hiện tại loại máu nhân tạo mới được thử nghiệm trên 10 con thỏ. Tuy nhiên, nếu nó được chuyển sang thử nghiệm trên người, đây có thể là một bước đột phá rất thú vị.
Các nhà khoa học Nhật Bản đang phát triển loại máu nhân tạo đặc biệt.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 117,4 tỷ đơn vị máu hiến tặng thu thập trên toàn cầu mỗi năm nhưng con số này vẫn chưa đủ với nhu cầu thực tế.
Trước nhu cầu thực tế bức thiết với tình trạng thiếu máu phục vụ cho mục đích y tế, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát triển máu nhân tạo có thể thực hiện các chức năng như máu thật với vai trò chủ yếu là lưu trữ và vận chuyển oxy, nếu cơ thể bị mất máu nghiêm trọng trong khi phẫu thuật hoặc sau chấn thương của con người.
Các nhà nghiên cứu đã truyền máu thay thế vào 10 con thỏ đã bị xuất huyết do chấn thương gan. 6 con trong số đó vẫn sống sót và không con thỏ nào gặp các vấn đề bất lợi nghiêm trọng.
Video đang HOT
Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định chắc chắn về việc liệu sản phẩm này có khả năng dẫn đến bất kỳ vấn đề sức khỏe nào rộng hơn hay không vì các nhà nghiên cứu chưa khám phá sự an toàn lâu dài của máu. Do đó, những phát hiện của các nhà khoa học Nhật Bản chưa thể khẳng định phù hợp với con người hay không.
Với những hạn chế trước mắt nghiên cứu vẫn có thể là một bước đệm quan trọng để các nhà khoa học đi tìm chất thay thế máu thông thường. Loại bỏ sự cần thiết của người hiến tặng, máu nhân tạo có thể khiến việc truyền máu cho các bệnh nhân dễ dàng hơn.
Thật khó để dự trữ một lượng máu đủ để truyền ở những vùng như đảo xa nhưng máu nhân tạo sẽ có thể giải quyết được vấn đề này, tác giả nghiên cứu Manabu Kinoshita, phó giáo sư về miễn dịch học tại Đại học Y khoa Quốc phòng Nhật Bản cho biết.
Minh Long
Theo IFL Science
Phát hiện 'thủy cung' bí ẩn của người tiền sử, chìm sâu dưới lòng hồ từ cách đây 5500 năm
Các công trình bằng đá được phán đoán giống như các tuyến giao thông (bao gồm cả biển chỉ dẫn), các kiến trúc thủy lợi đã được người tiền sử xây dựng v.v.. Những gì khám phá gần đây được cho chỉ là tảng băng nổi của cả một khu vực tàn tích cổ rộng lớn do con người xây dựng cách đây hơn 5500 năm.
Khi khám phá lòng hồ Constance, các thợ lặn đã phát hiện sự tồn tại của một số cấu trúc bằng đá bất thường ở độ sâu 4,6m. Các nhà khảo cổ Thụy Sĩ ngay lập tức được liên hệ để đến hiện trường khảo sát. Qua quá trình tìm hiểu, các nhà khoa học đã xác định đây là một công trình của người tiền sử với niên đại 5500 năm tuổi. Thậm chí, các khối đá được dùng để tạc đẽo công trình còn có số niên đại cổ còn cổ hơn rất nhiều, lên tới 18.000 năm tuổi.
Trước đó, vào năm 2015, một vài khối đá cổ đại nằm dưới lòng hồ đã được phát hiện và phân tích bởi viện nghiên cứu thuộc thành phố Langenargen, nước Đức. Tuy nhiên, do hồ Constance có diện tích rất lớn và nằm trong khu vực biên giới của cả 3 quốc gia gồm Thụy Sĩ, Đức, Áo, dẫn tới sự phức tạp trong việc phát triển dự án nghiên cứu.
Một trong số những công trình đá nằm trong khu vực thủy cung tiền sử.
Mãi cho tới đầu tháng 10 năm nay, di tích thủy cung cổ 5500 năm mới được phát hiện ở vùng hồ nằm dọc biên giới Thụy Sĩ. Tiến sĩ Urs Leuzinger tuyên bố đây là một khám phá ' giật gân', bởi ông chưa hề biết tới thứ gì giống như vậy.
Các công trình bằng đá được phán đoán giống như các tuyến giao thông (bao gồm cả biển chỉ dẫn), các kiến trúc thủy lợi đã được người tiền sử xây dựng v.v.. Những gì khám phá gần đây được cho chỉ là tảng băng nổi của cả một khu vực tàn tích cổ rộng lớn do con người xây dựng cách đây hơn 5500 năm. Toàn bộ mục đích ứng dụng của 'thủy cung' đá này vẫn còn gây bí ẩn với các nhà nghiên cứu.
Khu bảo tàng vùng hồ Constance ngày nay.
Bên cạnh khu vực thủy cung dưới lòng hồ, các nhà khảo cổ còn khám phá một trang trại cổ xưa thuộc khuôn viên một cánh đồng nằm giữa những mỏ đá lớn. Hiện chính phủ 3 nước Thụy Sĩ, Đức và Áo đã khoanh vùng phần lớn diện tích của hồ Constance để hình thành khu Bảo tàng vùng hồ. Nếu muốn tìm hiểu về cuộc sống thời đại đồ đá tại Châu Âu, không nơi nào có nhiều hiện vật giá trị hơn khu Bảo tàng vùng hồ Constance này.
Hiện bảo tàng đang thu hút khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch mỗi năm và được xếp hạng như một trong số 10 bảo tàng ngoài trời lớn nhất ở châu Âu. Ngoài các bãi đá cổ, hiệp hội khảo cổ và dân tộc vùng hồ đã cho tái dựng các ngôi làng cổ nằm bên trên mặt nước. Trong các ngôi làng được bày rất nhiều các hiện vật khảo cổ kích thích ham muốn tìm hiểu của khách du lịch.
Tham khảo AcientMag
Anh Việt
Theo Trí thức trẻ
Triết gia vĩ đại Aristotle - trụ cột của nền văn minh hy lạp cổ đại Aristotle được xem là một trong những triết gia và nhà khoa học vĩ đại nhất lịch sử Hy lạp cổ đại. Ông chính là thầy của nhiều bậc đế vương thời đó, mà nổi tiếng nhất là Alexander Đại đế, người sau này đã chinh phục gần như toàn bộ thế giới cổ đại. Chính tư tưởng, những công trình nghiên cứu...