“Máu me” kinh doanh, nghệ sĩ mất tiền tỷ
Nhiều nghệ sĩ “máu me” kinh doanh bỏ tiền ra làm ăn nghề tay trái. Song, vì một số lý do, họ đã vấp phải thất bại đau thương. Sốtiền mất mát ít cũng vài tỷ, nhiều lên đến vài trăm tỷ đồng.
Dưới đây là một vài gương điển hình về việc làm ăn thua lỗ, nợ nần của các ca sĩ, nhạc sĩ trong nước.
1. Nhạc sĩ Hà Dũng thua đậm với Indochina Airlines
Là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, Indochina Airlines bay chuyến đầu tiên vào tháng 11/2008. Tuy nhiên, nhạc sĩ Hà Dũng đã sớm phải từ bỏ “giấc mơ bay” của mình khi hãng kinh doanh thua lỗ, ngừng hoạt động.
Ngay từ đầu, tên gọi AirSpeedUp (Tăng Tốc – gọi chệch đi là Tang tóc), dường như đã dự báo trước về việc số phận của nó. Trong bối cảnh thị trường hàng không Việt Nam chưa hội đủ các điều kiện cho một hãng hàng không tư nhân non yếu, lại thiếu kinh nghiệm trong điều hành nên Indochina chết yểu là điều dễ hiểu. Thua lỗ, nợ nần từ tiền xăng đến dịch vụ mặt đất, hãng buộc phải dừng bay. Tháng 11/2009, Indochina Airlines đành phải trả lại máy bay và chính thức không còn chiếc nào.
Nhạc sỹ Hà Dũng và các cổ đông góp vốn đã lỗ khoảng 400 tỷ đồng, gấp 2 lần số vốn ban đầu bỏ ra.
2. Ca sĩ phá sản vì chứng khoán
Ca sĩ Phạm Khánh Hưng là một trong những nghệ sĩ thất bại đau đớn khi ném tiền vào chứng khoán. Nổi danh trên thị trường nhạc trẻ cách đây khoảng 5-6 năm, ca sĩ này bắt đầu tập tành chơi cổ phiếu từ 2008. Đúng vào thời kỳ vàng son của chứng khoán, hai anh em ca sĩ Phạm Khánh Hưng như bị thôi miên với số tiền lời kiếm được và tiếp tục lao vào vòng xoáy của những con số xanh,đỏ.
Video đang HOT
Song, trò chơi đầu tư may rủi làm giàu nhanh và cũng nhanh làm người chơi phá sản. Trắng tay, tài sản và nhà cửa mất luôn, kể cả phòng thu là nơi gắn bó nhất với một ca sĩ. Anh mất tích khỏi các phòng trà, tụ điểm ca nhạc và thị trường âm nhạc. Sau đó, ca sĩ này gom hết số tiền còn lại sang Mỹ. Mất 4 tháng, Phạm Khánh Hưng mới lấy lại thăng bằng, chăm chỉ biểu diễn ở xứ người để gom góp tiền về nước.
3. Bất động sản làm ông bầu Phước Sang liêu xiêu
Sự việc lùm xùm trên các phương tiện truyền thông khi doanhn hân Chung Minh gửi đơn tố cáo nhà sản xuất Phước Sang, trong 5 đợt khác nhau, đã mượn 2 tỷ đồng, 5.000 USD, 20.000 USD và 400 triệu đồng mà không trả. Sau đó, Phước Sang còn mượn chiếc xe Mercesdes S350 của Chung Minh với lý do đi công tác nhưng sau đó thông báo là đã cầm chiếc xe và hứa sẽ chuộc lại để trả. Tổng cộng, Phước Sang nợ ông Minh khoảng 5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Phước Sang thanh minh rằng đó là do Chung Minh hùn vốn để cùng làm phim, nhưng do bất đồng, doanh nhân này muốn ngừng hợp tác và yêu cầu rút vốn. Ban đầu, Phước Sang cho hay sẽ trả 300 triệu đồng, sau đó thoả thuận sẽ trả nốt số nợ còn lại.
Do đã đầu tư rất nhiều tiền vào bất động sản, gặp đúng thời kỳ thị trường này đóng băng nên Phước Sang cũng “đóng đinh” và không trả được nợ. Rất may sau đó, Phước Sang được nhiều bạn bè giúp đỡ, vượt qua cơn sóng gió.
Không rõ tổng số tiền ông bầu này đổ vào bất động sản là bao nhiêu, nhưng khi trao đổi với báo giới, Phước Sang đã lôi rất nhiều giấy tờ liên quan đến nhà đất giá trị hàng trăm tỷ đồng để chứng minh là mình không xù nợ.
4. Vợ chồng ca sĩ CẩmVân bị &’lừa’ khi đầu tư vào thuỷ sản
Cùng một số người thân, vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân đã gom góp tiền tiết kiệm để đưa cho một “đại gia” tên Tạ Hùng Mau (ở khóm 8, phường 8, TP.Cà Mau) để cùng lập một công ty chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản.
Từ cuối năm 2009, vợ chồng ca sĩ này thường xuyên chuyển tiền cho ông Mau để xây dựng nhà máy. Toàn bộ tài sản bao năm hai vợ chồng gom góp được đổ vào dự án nhà máy sản xuất tôm khô tận mũi Cà Mau, có lúc vài chục triệu đồng, khi thì hàng trăm triệu. Tổng cộng, ca sĩ Cẩm Vân và một số bạn bè đã góp số vốn 21,4 tỷ đồng cho đại gia này mà không mảy may nghi ngờ.
Tuy nhiên, đến khi khai trương nhà máy, sự việc mới vỡ lở khi những người là cổ đông sáng lập như vợ chồng ca sĩ Cẩm Vân, lại không được coi trọng. Song, trên thực tế, do việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ca sỹ này đã thỏa thuận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần. Việc hai vợ chồng ca sĩ làm rùm beng lên là do chưa nhận đủ tiền.
5. Công ty của nghệ sĩ Chánh Tín sắp phá sản
Mới đây nhất, nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín, diễn viên nổi danh trong tập phim Ván bài lật ngửa, Tổng giám đốc Công ty Chánh Tín (CTF) cho hay đang đối mặt với nguy cơ phá sản.
Cùng một người bạn, cuối năm 2010, nghệ sĩ Chánh Tín đầu tư vào một trang trại để trồng rau sạch ở Lâm Đồng. Tuy nhiên, việc cấp phép tưởng như gần hoàn tất, CTF đã chi hàng tỷ đồng thuê tư vấn dự án, lập kế hoạch chitiết, thực địa, bộ máy quản lý và điều hành dự án… song, 3 năm trôi qua, CTF chưa nhận được sự phản hồi tích cực từ UBND tỉnh Lâm Đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, CTF của nghệ sĩ Chánh Tín bị đẩy đến bờ vực phá sản. Tài sản mang thế chấp ngân hàng để lấy kinh phí đầu tư dự án cũng đang sắp đến thời điểm bị phát mãi.
Theo Dantri
Nghệ sĩ Chánh Tín xác nhận sắp phá sản
Chiều ngày 17/4, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín, Tổng Giám đốc công ty Chánh Tín xác nhận đang đối mặt với nguy cơ phá sản.
Chiều 17/4, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Chánh Tín đã có cuộc trao đổi cùng PV Petrotimes. Anh không giấu giếm thông tin CTF đang bên bờ vực phá sản. Chia sẻ với phóng viên, nghệ sĩ Chánh Tín tâm sự, anh ấp ủ mở một trang trại để trồng rau sạch đã từ lâu.
Trong một dịp tình cờ, nghệ sĩ Chánh Tín quen một người bạn. Người này hiện đang làm trang trại chuyên trồng rau sạch tại Long An và mang về hiệu quả cao. Đêm về trằn trọc suy nghĩ, Chánh Tín quyết định tâm sự cùng người bạn thân và nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình.
Nghệ sĩ Chánh Tín xác nhận công ty của anh đang bên bờ vực phá sản.
Những bước đi đầu tiên trong việc lập dự án "Kinh doanh đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao" được người bạn của nghệ sĩ Chánh Tín tư vấn nhiệt tình. Năm 2010, Chánh Tín hoàn tất dự án và tìm nơi để triển khai đề tài.
Nhận thấy tỉnh Lâm Đồng là vùng đất có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho việc trồng rau, nghệ sĩ Chánh Tín quyết định chọn nơi đây để đầu tư. Sự việc nào đâu thể ngờ, tất cả mọi chuyện "đầu đã xuôi" nhưng "đuôi chưa lọt".
Cuối năm 2010, CTF đã tiến hành gặp gỡ các cơ quan chức năng từ UBND xã Đạ Ròn, UBND huyện Đơn Dương, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Lâm Đồng... Các cơ quan này đã xem xét, đồng thuận dự án của nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín và chấp thuận việc lập thủ tục cho phép CTF được thuê đất lập dự án tại xã Đạ Ròn với diện tích 5 ha theo luật định.
Những tưởng việc cấp phép gần như hoàn tất, CTF đã đầu tư kinh phí thuê tư vấn dự án, lập kế hoạch chi tiết, thực địa, bộ máy quản lý và điều hành dự án... Các bước tiến hành đã "ngốn" của nghệ sĩ Chánh Tín hàng tỉ đồng.
Đã 3 năm trôi qua, CTF chưa nhận được sự phản hồi tích cực từ UBND tỉnh Lâm Đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, CTF của nghệ sĩ Chánh Tín bị đẩy đến bờ vực phá sản. Tài sản mang thế chấp ngân hàng để lấy kinh phí đầu tư dự án cũng đang sắp đến thời điểm bị phát mãi.
Trong những năm qua, CTF phải "gồng gánh" để trả lãi vốn vay ngân hàng thực hiện dự án. Lương nhân viên được thuê mướn và bộ máy lập ra để thực hiện vẫn phải chi trả đều đặn. Các đối tác thấy dự án bị UBND tỉnh Lâm Đồng "ngâm mắm" cũng đành lặng lẽ rút vốn hợp tác với CTF trong sự tiếc nuối.
Trò chuyện với PV Petrotimes, nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín cho biết, trên cơ sở đường lối chủ trương chung của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng như hiện nay, bản thân anh khẩn cầu UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét giải quyết cho CTF được thuê đất tại địa chỉ trên theo luật định.
Nếu trong quá trình thu hồi, cấp, giao và cho thuê đất gặp khó khăn, CTF sẵn sàng chấp nhận chuyển địa điểm để thực hiện dự án đến một vị trí khác của huyện Đơn Dương theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng
Theo 24h
Hàng không tư nhân: Ai đủ sức đua đường dài? Kinh doanh hàng không rất dễ trở thành triệu phú nếu như anh là tỷ phú. Không riêng gì Việt Nam mà đặc thù của kinh doanh hàng không trên toàn thế giới là "phải cầm chắc lỗ ít nhất 2-3 năm". Dù đã được dự báo, nhưng vẫn có một chút ngậm ngùi khi Air Mekong sau hơn hai năm tung cánh...