Mẫu iPhone 14 nào sử dụng màn hình từ Trung Quốc?
Những nguồn tin từ BOE cho biết tấm nền AMOLED của họ đã đạt chứng nhận iPhone 14 của Apple, tuy nhiên thời gian sản xuất cụ thể và số lượng xuất xưởng vẫn chưa được chốt.
Đã có nhiều báo cáo về việc liệu tấm nền OLED của BOE có thể vượt qua chứng nhận của Apple hay không. Giới truyền thông Hàn Quốc từng đưa tin BOE đã bị loại khỏi chuỗi cung ứng của Apple. Tuy nhiên, BOE trả lời rằng “mục tiêu sản xuất hàng năm của tấm nền OLED không thay đổi và sự phát triển của các mảng kinh doanh liên quan đang tiến triển một cách có trật tự”.
Giờ đây, một tổ chức bên thứ ba tập trung vào nghiên cứu ngành công nghiệp màn hình bán dẫn, Runto, đã công bố báo cáo ngày 6/7 cho biết, vào ngày 30/6, BOE đã nhận được thông báo từ Apple rằng tấm nền AMOLED của họ đã đạt chứng nhận. BOE sẽ đưa các tấm nền vào sản xuất hàng loạt trước thời hạn vào tháng 7 và sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt màn hình AMOLED cho iPhone 14 vào tháng 9.
Runto cho biết BOE đã xuất xưởng tấm nền 6,1 inch cho iPhone 12 vào tháng 12/2020 và cho iPhone 13 vào tháng 10/2021. Dựa vào lịch sử, nhiều khả năng BOE sẽ chịu trách nhiệm sản xuất ít nhất 5 triệu tấm nền AMOLED cho iPhone 14 vào năm 2022.
Video đang HOT
Vào tháng 9 năm nay, Apple sẽ phát hành dòng iPhone 14 mới. Các báo cáo trước đó cho biết có 4 phiên bản của iPhone 14 và Apple đã dự trữ 90 triệu chiếc để phục vụ ngày phát hành. Theo Runto, trong số hơn 90 triệu tấm nền OLED dẻo có 60 triệu tấm đến từ Samsung Display, 25 triệu tấm đến từ LG Display và các tấm khác đến từ BOE.
Theo dữ liệu của Runto, vào năm 2021, BOE đã vận chuyển hơn 16 triệu tấm nền màn hình OLED cho Apple, chiếm 10% tổng số tấm nền mà Apple mua. Vào năm 2022, do sự thiếu hụt chip điều khiển màn hình, lô hàng tấm nền BOE cho iPhone 13 đã giảm. Trong nửa đầu năm nay, BOE đã xuất xưởng khoảng 9,5 triệu tấm nền AMOLED cho Apple, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thấp hơn dự kiến.
Các nhà sản xuất tấm nền AMOLED khác của Trung Quốc như CSOT và Visionox cũng đang tích cực gửi mẫu cho Apple.
Màn hình Trung Quốc sắp biến mất trên iPhone
Theo nguồn tin trong ngành, đối tác BOE có thể đã tự ý thay đổi thông số linh kiện, vi phạm thỏa thuận với Apple.
Theo TheElec, kể từ tháng 2 đến nay, lượng tấm nền OLED cho mẫu iPhone 6,1 inch do BOE sản xuất giảm mạnh. Lý do ban đầu là thiếu nguồn cung IC điều khiển màn hình. BOE mua thành phần này từ LX Semicon, công ty đang bán linh kiện tương tự cho LG Display.
Apple cắt giảm mạnh số lượng tấm nền màn hình OLED trên iPhone do BOE sản xuất.
Tuy nhiên, nguồn tin của TheElec cho rằng đó không phải là nguyên nhân khiến lượng tỷ lệ màn hình iPhone của BOE giảm mạnh như vậy. Nhiều khả năng chính nhà sản xuất Trung Quốc đã tự ý thay đổi thiết kế tấm nền, chẳng hạn như làm bảng mạch bóng bán dẫn mỏng hơn và điều đó đã bị Apple phát hiện.
Điều này có thể dẫn khiến Apple yêu cầu BOE ngừng sản xuất màn hình iPhone. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng gã khổng lồ xứ Cupertino muốn rút chuỗi cung ứng màn hình OLED khỏi Trung Quốc nhằm chủ động nguồn cung.
Hiện tại nhà máy B11 của BOE tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) vẫn đang hoạt động. TheELec cho rằng Apple nên tiếp tục hợp tác với nhà cung cấp này nhằm gây áp lực lên Samsung Display và LG Display, buộc họ giảm giá bán linh kiện.
Đầu năm nay, tại cuộc họp báo cáo tài chính, Samsung Display cho biết sẽ dùng các quyền sáng chế để bảo vệ hoạt động kinh doanh tấm nền OLED. Công ty này hiện là nhà cung cấp màn hình OLED lớn nhất cho Apple.
Samsung Display là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp tấm nền màn hình OLED cho điện thoại ở quy mô thương mại và dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế liên quan đến cấu trúc điểm ảnh, điện cực cảm ứng.
Thời gian gần đây, càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Apple muốn giảm dần sự lệ thuộc vào dây chuyển sản xuất tại Trung Quốc.
Theo Economic Times, Pegatron, một trong những đối tác gia công lớn nhất của Apple , chuẩn bị mở nhà máy sản xuất iPhone đầu tiên của họ tại Ấn Độ.
Đây sẽ là nhà máy sản xuất iPhone thứ 3 được mở tại quốc gia lớn nhất Nam Á trong vòng 5 năm qua, sau chi nhánh của Wistron và Foxconn. Ấn Độ cũng là đất nước duy nhất ngoài Trung Quốc có nhà máy lắp ráp iPhone.
Hiện tại Trung Quốc vẫn được xem là "công xưởng sản xuất iPhone của thế giới". Hầu hết nhà máy lắp ráp iPhone đều đặt ở đây. Tuy nhiên, những năm gần đây mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, nơi Apple đặt trụ sở chính, ngày càng xấu đi.
Nguồn cung màn hình gặp vấn đề, iPhone 14 liệu có bị trì hoãn? Một trong những đối tác cung cấp màn hình iPhone 14 đang gặp vấn đề về đáp ứng đơn hàng của Apple khiến nhiều người đặt dấu hỏi cho lịch trình sản phẩm của công ty. Sau nhiều năm vật lộn để thoát khỏi thế gần như độc quyền của Samsung trong việc cung cấp màn hình OLED cho iPhone của mình, Apple...