Mẩu hài cốt tiết lộ bí ẩn những ‘quái thú’ vĩ đại nhất thế giới
Một mẩu hài cốt hóa thạch đã cho thấy cách thức mà Trái Đất kỷ Tam Điệp – Jura – Phấn Trắng nuôi dưỡng đàn quái thú khổng lồ và kinh dị nhất mọi thời đại.
Bí ẩn nằm trong cấu trúc kỳ lạ trong xương những con khủng long, thứ mà không một loài vật nào trên địa cầu, từ con người cho đến các động vật có vú khác, loài chim hay bò sát khác có được.
Trái với hình thù khủng khiếp và vững chãi của những “quái thú” kỷ Jura, khung xương của chúng lại vô cùng nhẹ nhàng và có độ đàn hồi cao, khiến những con vật này “bay bổng” hơn rất nhiều thân hình tưởng chừng đồ sộ, nặng nề của chúng, nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ cổ sinh vật học Tony Fiorillo từ Đại học Southern Methodist (Mỹ), cho biết.
Chân dung “quái thú” có bộ xương siêu nhẹ – ảnh: SMU
Nguyên nhân là tỉ lệ xương xốp của chúng rất cao. Xương xốp khủng long trông có vẻ dày đặc hơn, nhưng thật ra các cấu trúc xốp tinh vi hơn, cho độ nhẹ và bền chắc vượt trội so với phần xương xốp của các động vật khác.
Video đang HOT
Hài cốt được đem ra nghiên cứu thuộc về những hadrosaur, một trong những khủng long to lớn với trọng lượng hơn 3,6 tấn nhưng được nể nang bởi tốc độ và sự linh hoạt.
ảnh: SMU/PLOS ONE
Xương của động vật có vú (B, C) và xương của khủng long (E,F). Cấu trúc xương khủng long có vẻ dày đặc hơn, nhưng xốp một cách tinh vi hơn, nhẹ và đàn hồi hơn rất nhiều
Dù cho thân hình đồ sộ, những phân tích về hóa thạch và dấu chân cho thấy sinh vật ăn cỏ này di chuyển rất nhẹ nhàng qua các dạng địa hình phức tạp, chỉ trên 2 chân khá nhỏ bé.
Nếu không có độ xốp đáng kinh ngạc của xương, các con vật này sẽ nặng hơn trọng lượng nói trên rất nhiều. Độ đàn hồi giúp xương chịu được những cú nén mạnh hơn và tạo ra khả năng di chuyển đặc biệt linh hoạt. Ngoài ra, khác với mọi sinh vật Trái Đất, độ dày của xương khủng long không thay đổi khi kích thước cơ thể chúng tăng lên: càng lớn, xương càng xốp, càng đàn hồi hơn!
Cấu trúc đặc biệt này có thể tìm thấy trên 93% các loài khủng long ăn cỏ.
Theo gợi ý từ bài công bố trên tạp chí khoa học PLOS ONE, cấu trúc đặc biệt này có thể được nghiên cứu để ứng dụng cho nhiều ngành như xây dựng, hàng công, sản xuất xe cộ… bởi lẽ đó có vẻ là một trong những cấu trúc nhẹ và bền chắc nhất trong thế giới tự nhiên ở Trái Đất.
Bí ẩn 'người than' ngồi bó gối trong mộ cổ 9.000 năm tuổi
Một ngôi mộ cổ kỳ lạ trong di chỉ làng Beisamoun thuộc thời đại đồ đá mới ở Thung lũng Thượng Jordan (Israel) đã hé lộ một phong tục tưởng chỉ mới tồn tại hàng ngàn năm sau đó.
Hài cốt của người đàn ông trong mộ cổ chỉ còn là 335 mảnh xương rời rạc, nhưng đủ để thấy anh đã được đặt ngồi bó gối trong một ngôi mộ cổ mang hình dạng một hố nông. Ngôi mộ đã được đào và tạo hình cẩn thận để vừa là mộ, vừa là là một lò nung. Đáy mộ có thể được lót bằng vật liệu gì đó nên không bị cháy, trong khi đó vách ngôi mộ lại có vết lửa táp rõ ràng.
Với niên đại lên tới 9.000 năm tuổi, đây là một trong những người đầu tiên trên thế giới được hỏa táng sau khi chết.
Khu vực khai quật và các phần hài cốt còn lại của người đàn ông thời đại đồ đá mới - ảnh: PLOS ONE
Đây là một điều hết sức đặc biệt bởi ở nhiều nơi trên thế giới, hài cốt người thời đại đồ đá thường được tìm thấy trong trạng thái không được chôn cất hoặc chôn cất khá thô sơ. Riêng về hỏa táng, nó từng được cho là một phong tục "sinh sau đẻ muộn". Phát hiện mới cho thấy văn hóa của con người thời đồ đá vùng Cận Đông đã phát triển phức tạp hơn nhiều so với những hiểu biết trước đây.
Trước người đàn ông này, chỉ có 1 ngôi mộ hỏa táng khác được tìm thấy trên thế giới là mộ cổ "Mungo Lady" ở Úc: một người đàn bà 40.000 năm tuổi, đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Ở các lục địa còn lại, người đàn ông này giữ kỷ lục người cổ xưa nhất bị hỏa táng.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Fanny Bocquentin từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, phần lớn cơ thể người đàn ông đã cháy thành than, nhưng những mẩu xương bị cháy sém còn lại đủ hé lộ anh từng chịu một tổn thương nghiêm trọng ở vai vài tuần hoặc vài tháng trước khi chết: một viên đá lửa thậm chí đã xuyên thủng xương.
Rõ ràng vết thương đã có thời gian lành lại, nhưng không biết vì sao sau đó người đàn ông không giữ được tính mạng. Rất có thể nghi thức hỏa táng liên quan đến sự kiện khiến anh ta bị thương, hoặc vì vai trò của anh ta trong cuộc chiến đặc biệt nào đó.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học PLOS One.
Chăn tuần lộc, gặp đầu lâu "quái thú" khổng lồ nổi lên giữa hồ Sau 10.000 năm an nghỉ, quái thú kỷ băng hà quyết định nổi lên giữa hồ ngay lúc người đàn ông đưa bầy tuần lộc của mình đi ngang. Dù bị một phen hết hồn, nhưng người đàn ông ở Siberia đã có một khám phá để đời khi chiếc đầu lâu dẫn đến cơ thể gần như đầy đủ xương, thậm chí...