Mẫu da đen chuyển giới đại diện cho Calvin Klein
Jari Jones và gia đình, bạn bè phấn khích khi tấm banner cỡ lớn in hình cô được treo giữa trung tâm Manhattan, New York.
Nữ người mẫu 29 tuổi được chọn làm gương mặt đại diện cho chiến dịch quảng bá dòng sản phẩm Pride 2020 của thương hiệu thời trang nổi tiếng Calvin Klein. Cô mở chai champagne ăn mừng và tự hào đăng lên Instagram: “Hôm nay, một người phụ nữ da đen chuyển giới mập mạp đang nhìn bao quát New York”, kèm hashtag “Black Lives Matter” (phong trào chống phân biệt chủng tộc lan rộng tại Mỹ thời gian qua).
Jari Jones bên tấm banner khổng lồ in chân dung của mình.
Trào dâng cảm xúc khi lần đầu nhìn thấy bảng quảng cáo ở Manhattan, Jari viết: “Quả là vinh dự và hạnh phúc khi được xuất hiện ở đó với hình ảnh chân thực nhất của bản thân, đại diện cho những cơ thể thường xuyên bị đe dọa, quấy rối, chê bai và thậm chí bị giết”.
Chia sẻ với Yahoo Life, nữ diễn viên, nhà làm phim kiêm người mẫu sinh năm 1991 cho biết cô chưa bao giờ thấy một người phụ nữ da đen chuyển giới nào được đưa lên khu vực công cộng để tôn vinh như vậy. “Nó có ý nghĩa quá lớn đối với tôi. Tôi đang chìm đắm trong rất nhiều cảm xúc khi nghĩ về hành trình cố gắng bước chân vào ngành công nghiệp thời trang, trải qua biết bao nhiêu lần bị nói ‘không’, ‘cô không thể’, ‘cô không bao giờ…’. Điều đó thực sự khiến tôi thêm mạnh mẽ”.
Sau khi gọi video cho con gái, mẹ của Jari đã đến tận nơi để ngắm nhìn tấm banner và tuôn những dòng nước mắt tự hào bởi trước đây, ông ngoại của Jari cũng từng là một người mẫu thành công trong thập niên 1970 – 1980.
Video đang HOT
“Mẹ là một trong những người bạn tốt nhất của tôi. Phần lớn lý do khiến tôi có thể sống thật với giới tính là nhờ mẹ đã ươm mầm sự tự tin trong tôi từ nhỏ. Một khi tôi đã thú nhận với bà ấy, tất cả những người khác không quan trọng nữa. Bà ấy đã ở cùng phe tôi từ ngày đầu tiên”, Jari tâm sự.
Đối với Jari Jones, đây là một điểm sáng trong sự nghiệp, đến sau nhiều năm làm người mẫu và diễn xuất thời thơ ấu. “Khi bạn chắc chắn, nhận thức rõ và ổn định trong tâm hồn, mọi người có thể nhìn thấy điều đó. Các chuyên gia casting rất giỏi trong công việc của họ. Và khi tôi tin rằng làn da của mình đang ở tình trạng chân thực nhất, tôi đoán họ cũng nhận ra. Rồi các lịch hẹn bắt đầu tìm đến”.
Tuy nhiên, sống thật với bản thân không phải là một điều dễ dàng, vì những người trong ngành thời trang đôi khi gây áp lực buộc Jari phải giảm cân hoặc phẫu thuật nhiều hơn để khẳng định giới tính. Dẫu vậy, cô luôn giữ vững lập trường, giống như cái cách cô khẳng định chắc nịch về mình – “người phụ nữ da đen chuyển giới mập mạp”.
Nhan sắc thật của ông trùm Dior, Versace trong ngành thời trang
Sáng lập ra các thương hiệu đình đám thế giới nhưng ít ai biết vẻ ngoài của họ trông ra sao.
1. Hubert de Givenchy: Ông bắt đầu sự nghiệp với vị trí thợ may tại Pháp. Sau thời gian dài cộng tác với nhiều nhà thiết kế, đến năm 1952, Givenchy chính thức cho ra mắt thương hiệu mang tên mình. Các mẫu váy của ông đã thay đổi loạt định nghĩa thông thường về thời trang ở thời điểm đó.
2. Yves Saint Laurent: Quyết định chuyển đến sống ở Paris (Pháp) là dấu mốc lớn trong sự nghiệp của Yves Saint Laurent. Tham vọng của ông được nâng đỡ bởi người sáng lập ra thương hiệu Dior. Nhà thiết kế người Pháp từng làm trợ lý và được Christian Dior chọn là người kế vị. Tuy nhiên, ông rời khỏi vị trí này, tự thành lập thương hiệu riêng.
3. Pierre Balmain: Trong thế kỷ 20, Balmain là một trong những trụ cột lớn của ngành thời trang. Ông từng có thời gian học kiến trúc và gia nhập quân đội Pháp. Sự nghiệp với vải vóc của Balmain bắt đầu tại xưởng may quần áo của mẹ. Đến năm 1945, Pierre Balmain thành lập thương hiệu riêng và có một cửa hàng ở New York (Mỹ) vào năm 1951.
4. Alexander McQueen: Ở tuổi 16, McQueen bỏ học và quyết định theo đuổi con đường trở thành thợ may. Dấu mốc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của ông là khi biên tập viên tờ Vogue mua tất cả thiết kế trên sàn diễn. Từ đó, danh tiếng của McQueen bắt đầu được biết đến rộng rãi.
5. Louis Vuitton: Louis rời khỏi gia đình từ năm 13 tuổi để đến Paris, Pháp. Ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách là thợ đóng rương hòm. Các thiết kế của Louis đã tạo nên cuộc cách mạng cho ngành phụ kiện du lịch.
6. Gianni Versace: Bắt đầu giúp mẹ may quần áo từ khi còn nhỏ. Gianni đã mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1978. Loạt thiết kế của ông được làng mốt công nhận bởi cách phối màu sắc độc đáo, kiểu dáng thu hút.
7. Calvin Klein: Nhà thiết kế người Mỹ đã tạo ra thương hiệu riêng vào năm 1968. Ông nổi tiếng với những mẫu quần áo tối giản. Tuy nhiên, điểm nhấn thực sự của nhà mốt với người tiêu dùng chính là các thiết kế đồ lót đầy gợi cảm nhưng vẫn đơn giản.
8. Christian Dior: Nhà sáng lập của thương hiệu Pháp từ bỏ ngành học liên quan đến chính trị để tìm đến thời trang. Năm 1946, ông tự mở nhà may riêng tại Paris, Pháp. Các thiết kế của Christian Dior khiến phụ nữ mê đắm bởi nét nữ tính ở chi tiết chiết eo, vai xoay và váy dài cách sàn nhà 20 cm.
Chỉ mặt 7 cơ sở kinh doanh đồ hiệu "nhái" tại phố cổ Hà Nội Kiểm tra đột xuất 7 cơ sở kinh doanh tại khu vực phố cổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ hơn 2.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng. Ngày 21/5, Tổng cục QLTT đã phối hợp với Đội QLTT số 2 và Đội QLTT số 14, Cục QLTT Hà Nội...